Tuesday, May 30, 2017

Nguồn gốc ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam (Mùng 5/5)

Tết Đoan ngọ là ngày gì? Tết Đoan ngọ bắt nguồn từ đâu? Tại sao lại gọi là ngày Tết Đoan ngọ?... đây chắc hẳn là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ nguồn gốc, ý nghĩa về ngày Tết truyền thống của nhân dân ta.

Tết Đoan Ngọ là cái Tết chung của một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn mang những ý nghĩa khác biệt.

Hằng năm cứ đến mồng 5 tháng 5 (âm lịch) dân ta lại tổ chức ăn Tết Đoan ngọ. Tết Đoan ngọ còn gọi là Tết Đoan dương.

Đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Nguồn gốc Tết Đoan ngọ: Không thể quan niệm Tết của người Việt có từ Trung Quốc

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Vì vậy, Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.
Trung Quốc với truyền thuyết Khuất Nguyên

Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.

Do can ngăn vua Hoài Vương không được, lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.

Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan ngọ, nhiều nguồn tin cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang.

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam

Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.


Mâm cúng Tết Đoan ngọ của người Việt thường có hoa quả, bánh tro, rượu nếp để diệt sâu bọ.

Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày "Tết diệt sâu bọ", có người gọi nó là "Tết Đoan ngọ" vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Bởi vậy, không thể quan niệm Tết Đoan Ngọ của người Việt bắt nguồn từ Trung Quốc như một số người vẫn lầm tưởng như hiện nay.

Ý nghĩa Tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ được "Việt hóa" thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên. Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là "Tết giết sâu bọ" vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện ở một số làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày Tết này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ "Tết giết sâu bọ" là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân... vì vậy con cháu dù làm ăn xa xôi mấy cũng cố thu xếp để về.

Vào thời điểm này, trái cây, hoa lá bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu, vì vậy, hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn có những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.


Bánh ú tro thường được cúng trong tết Đoan ngọ.

Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người ta quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong một mùa bội thu.

Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro... để diệt trừ" sâu bọ", xua đuổi hết bệnh tật...

Một số phong tục trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo lệ, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngày xưa, vào ngày này, người ta còn có tục nhuộm móng chân, móng tay, tục khảo cây lấy quả, tục treo ngải cứu để trừ tà... Những em bé chưa biết đi thì được lấy một ít vôi quyệt vào thóp, vào ngực và rốn để chúng không bị đau bụng, nhức đầu. Tuy nhiên, phần lớn các tục lệ này nay đã được bãi bỏ, chỉ còn giữ lại tục tắm nước lá và tục đi hái lá thuốc.


Rượu nếp cẩm cũng là món ăn phổ biến để diệt sâu bọ.

Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Dịp này, những người buôn bán từ quê ra đều mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

Món ăn trong ngày Tết Đoan ngọ

Theo truyền thống của từng miền, vào ngày này, ngoài hoa quả, những món ăn cũng khác nhau. Tại Hà Nội và một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mồng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là "cái". Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Phụ nữ các vùng quê miền Bắc phần lớn đều biết "ngả rượu nếp" và thường tranh thủ dịp này ngả rượu để mang ra Hà Nội bán, có người chỉ trong một buổi sáng bán được đến cả 10 chậu nếp cẩm.

Cơm rượu miền Trung: Cơm rượu được làm từ phương pháp lên men cổ truyền. Đây là món tráng miệng, lại giúp dễ tiêu hóa nên đã được nhiều gia đình miền Trung tự chế biến trong bữa ăn. Cơm rượu nếp miền Trung thường có hình dáng vuông vức.

Cơm rượu nếp miền Nam: Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Món cơm rượu ở miền Nam thường có nước tiết ra và cũng được pha thêm nước đường, rất ngon nếu ăn kèm với xôi vò giống như món xôi chè ở miền Bắc.

Còn ở Đà Nẵng, món không thể thiếu trên mâm cơm cúng là bánh ú tro. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở lên.

Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này. Tại TP.HCM, vịt quay, heo quay ngày này thường tăng hơn so với ngày thường.

Nguồn: http://khoahoc.tv/nguon-goc-va-y-nghia-tet-doan-ngo-o-viet-nam-73031

Nếu bạn là Hướng dẫn viên, hãy tham gia nhóm: TÀI LIỆU THUYẾT MINH DU LỊCH 

Friday, May 26, 2017

Những “người Đà Nẵng” được triệu người ngưỡng mộ

Không chỉ được bầu chọn là thành phố đáng sống, mà mảnh đất Đà Nẵng còn là nơi sản sinh ra những con người được triệu người ngưỡng mộ. Nếu trong lĩnh vực quân sự có danh tướng Thoại Ngọc Hầu, thì ở lĩnh vực chính trị có ông Nguyễn Bá Thanh được dân tin yêu. Ngoài ra, trong lĩnh vực văn thơ nhạc họa cũng có không ít tên tuổi nổi tiếng khác như nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, nhà thơ Lưu Quang Vũ, hay ca sĩ Mỹ Tâm…

Xem thêm: Click Đăng ký theo dõi Kênh Youtube (Tour Guide Channel) dành cho Hướng dẫn viên 


Trên lĩnh vực quân sự có thể kể đến vị danh tướng nổi tiếng Thoại Ngọc Hầu sống ở thời Nguyễn. Vị danh tướng có tên thật là Nguyễn Văn Thoại, sinh ngày 26 tháng 11 năm Tân Tỵ (1761) niên hiệu Cảnh Hưng thứ 22, tại xóm An Trung, làng An Hải , thuộc huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam thời Nguyễn; nay thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Với công dẹp giặc, mở mang bờ cõi, ông không chỉ được người dân Đà Nẵng lập đền thờ, mà nhiều tỉnh thành khác cũng dựng tượng đài tưởng nhớ công ơn của ông.


Trên lĩnh vực chính trị, người dân nhắc đến tên ông Nguyễn Bá Thanh – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng – cơ quan trực thuộc Bộ Chính trị.



Trong nhiệm kỳ làm Bí thư thành ủy Đà Nẵng (2003-2013), với những quyết sách có phần “cứng rắn”, “nói là làm” và luôn hành động vì lợi ích của nhân dân, nên ông được người Đà Nẵng tin yêu và người dân trên cả nước ngưỡng mộ.


Dưới sự lãnh đạo của ông, Đà Nẵng được xếp loại thành phố thông thoáng và thuận lợi cho kinh doanh hàng đầu của Việt Nam. Các dịch vụ công ích, chăm sóc người già, bệnh nhân ung thư, người nghèo cũng được ông để tâm phát triển.


Nghe tin ông mất, người dân Đà Nẵng tiếc thương, đến trước nhà riêng của ông đặt hoa, gửi lời cảm ơn tới người con Đà Nẵng được triệu người ngưỡng mộ.


Còn trên lĩnh vực văn hóa, nhạc họa, mảnh đất Đà Nẵng cũng sản sinh ra những người ca sĩ, nhạc sĩ tài năng. Trong đó có Phan Huỳnh Điểu – nhạc sĩ tiêu biểu của nền âm nhạc đương đại Việt Nam với những đóng góp to lớn cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ XX. Ông được mệnh danh là “Con chim vàng của nền âm nhạc Việt Nam”.


Ông là tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng đi cùng năm tháng: Trầu cau, Đoàn giải phóng quân, Nhớ ơn Hồ Chủ Tịch, Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm, Những ánh sao đêm, Bóng cây Kơnia, Anh ở đầu sông em cuối sông, Sợi nhớ sợi thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Đêm nay anh ở đâu, Thuyền và biển…


Nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng – Lưu Quang Vũ cũng là người con của Đà Nẵng. Ông sinh tại xã Thiệu Cơ, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ nhưng quê gốc lại ở phường Hải Châu, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.


Ra đi khi tuổi đời còn khá trẻ, 40 tuổi, ông đã để lại gần 50 vở kịch và hầu hết các vở kịch của ông đều được các đoàn kịch, chèo gây dựng thành công dưới sự chỉ đạo của nhiều đạo diễn nổi tiếng. Rất nhiều các tác phẩm của ông đã làm sôi động sân khấu Việt nam thời kỳ đó như: Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Bệnh sĩ, Khoảnh khắc và vô tận. Lưu Quang Vũ được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 (năm 2000) về nghệ thuật sân khấu.


Nữ ca sĩ Mỹ Tâm cũng là một trong những người con sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, được triệu người ngưỡng mộ.


Hiện cô là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, đạo diễn âm nhạc nổi tiếng ở Việt Nam. Cô được biết đến bởi các hoạt động âm nhạc nghiêm túc, sáng tạo và những cống hiến không ngừng cho dòng nhạc trẻ thịnh hành từ khi chính thức khởi nghiệp vào thập niên 2000.


Được mệnh danh là “Nữ hoàng V-pop”, cô là một trong những cái tên gây được ảnh hưởng mạnh mẽ tại ngành công nghiệp âm nhạc Việt và là nguồn cảm hứng cho nhiều lớp nghệ sĩ trẻ tiếp sau. Cô còn sở hữu bộ sưu tập giải thưởng âm nhạc lớn trong nước và quốc tế, là một trong những ca sĩ sở hữu lượng fan lớn nhất hiện nay. Mới đây, Mỹ Tâm còn được vinh danh là Huyền thoại âm nhạc Châu Á.


Trên lĩnh vực thể thao, có thể kể đến cái tên Hoàng Quý Phước.


Anh là vận động viên bơi lội Việt Nam. Trong hai lần tham dự SEA Games 2011 và 2013, tay bơi trẻ sinh năm 1993 này từng giành HC vàng 100 mét bướm (2011) và 100 mét tự do (2011, 2013)…

BÍCH HÀ/ LĐO
Nguồn: http://laodong.com.vn/van-hoa/nhung-nguoi-da-nang-duoc-trieu-nguoi-nguong-mo-297421.bld

Monday, May 22, 2017

Những sự thật bất ngờ không phải ai cũng biết về Nhật Bản.

Dưới đây là 20 điều thú vị bậc nhất mà bất kỳ người nước ngoài đến Nhật cũng phải ngỡ ngàng khi biết.

1. Ở Nhật, vào ngày 14/2, phụ nữ mới là người tỏ tình và tặng quà cho người trong mộng. Truyền thống này cho phép các cô gái bày tỏ tình cảm của mình chứ không phải chờ mòn mỏi động thái đầu tiên của đàn ông.


2. Thịt và cá có giá bán rất rẻ ở Nhật, còn trái cây lại đắt không tưởng. Một trái táo thường có giá 45.600 đồng, một nải chuối 114.000 và thứ đắt nhất là dưa với mức giá khủng 4,56 triệu đồng.

3. Văn hóa phẩm "người lớn" được bán ở tất cả mọi nơi: Tại các cửa hàng tiện lợi có một quầy riêng; còn ở các nhà sách nhỏ, các sản phẩm này sẽ chiếm khoảng 1/3 diện tích cửa tiệm; ở các nhà sách lớn thì chúng chiếm đến 2-3 tầng.


4. Nhật Bản có hệ thống tàu điện riêng dành cho phụ nữ và chủ yếu chạy vào giờ cao điểm để hội chị em có cảm giác yên tâm và an toàn hơn khi đi lại. Nguyên nhân là do có rất nhiều đàn ông Nhật có thói quen sờ mó, đụng chạm phụ nữ trên các chuyến tàu đông nghẹt người.

5. Ở Nhật Bản, ai cũng biết Hello Kitty mang quốc tịch Anh Quốc.

6. Nữ sinh Nhật không được phép mang vớ da kể cả khi thời tiết trở lạnh, thay vào đó, họ mang vớ cao đến đầu gối vì đây được coi là một phần của đồng phục tiêu chuẩn. Một điều đặc biệt khác là độ dài váy nữ sinh thay đổi theo độ tuổi: càng lớn các cô nàng càng tìm mọi cách để mặc váy ngắn đi.



7. Nếu bạn đi dạo trên đường phố Nhật Bản mà bắt gặp một cô nàng mặc váy ngắn đến nỗi để lộ cả đồ lót và một phần vòng 3 thì cũng đừng hốt hoảng vì đây là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên nếu phụ nữ mặc áo khoét sâu cổ thì sẽ bị xem là... lẳng lơ.

8. Ở Nhật, dù trễ chỉ 1 phút thôi là bạn đã đủ bị xem là tội đồ rồi. Tuy nhiên, nguyên nhân đi trễ do tàu bị trễ của bạn sẽ được chấp nhận, với điều kiện chuyến tàu bạn đi có người... tự sát.

9. Cho đến tận hôm nay, 30% tỉ lệ người kết hôn ở Nhật vẫn là do bố mẹ sắp xếp, gọi là Omiai (gọi nôm na là xem mắt).


10. Nếu một người Nhật không muốn giúp bạn, họ sẽ chẳng bao giờ nói "không" mà thay vào đó họ sẽ nói rằng họ cần thời gian suy nghĩ thêm hoặc họ sẽ thử nghĩ ra vài cách cho bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ chẳng bao giờ nghe thêm một lời nào từ họ về vấn đề đó.

11. Tokyo là thành phố an toàn nhất trên thế giới, đến mức một đứa bé 6 tuổi cũng có thể một mình sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng.




12. Đàn ông luôn được phục vụ trước tiên: Ở nhà hàng họ sẽ là người gọi món trước, ở các cửa hiệu, nhân viên bán hàng sẽ tiếp họ trước tiên.

13. Tất cả các toilet ở Nhật đều được trang bị bệ ngồi có sưởi và ít nhất một chục nút chức năng khác. Không những thế, đa số các toilet công cộng đều có tiếng nhạc hoặc tiếng xả nước để "lấp đi" những âm thanh đáng xấu hổ.


14. Độ tuổi được pháp luật công nhận là có toàn quyền đồng ý tham gia vào chuyện người lớn ở Nhật là 13.

15. Ở Nhật người ta không dùng chữ ký mà dùng con dấu gọi là hanko và mỗi người đều có một con dấu riêng, có thể được mua ở bất kỳ cửa tiệm nào.


16. Người Nhật tin rằng bất kỳ ai cũng nên che giấu nỗi đau của mình đằng sau chiếc mặt nạ nụ cười và hạnh phúc.

17. Quyền sở hữu tài sản ở Nhật cực kỳ được xem trọng. Có hàng tá công ty với lịch sử cả ngàn năm ở Nhật, ví dụ như khách sạn Houshi Ryokan đã mở cửa từ năm 718 và cho đến nay đã được truyền qua 46 thế hệ, trong cùng một gia tộc.

18. 2/3 lãnh thổ Nhật Bản là rừng nhưng chính phủ Nhật đã cấm sử dụng gỗ của đất nước vào mục đích thương mại, vì thế nên Nhật Bản là nước tiêu thụ khoảng 40% gỗ thu hoạch từ các khu rừng nhiệt đới trên thế giới.


19. Tất cả điện thoại di động tại Nhật đều có chế độ cảnh báo thiên tai và chúng sẽ kêu rất to dù là đã bị tắt đi để cảnh báo chủ nhân về nguy hiểm và đưa ra hướng dẫn hành động cho họ.

20. Người Nhật rất thích ăn uống và thích nói về ẩm thực. Trong bữa ăn, họ thường lên tiếng khen ngợi món ăn ít nhất vài lần và đó cũng là phép lịch sự căn bản của họ.


(Ảnh: Internet)
Nguồn: https://goo.gl/w8ha4N

Đọc nhiều bài hay hơn tạihttps://goo.gl/7EB5aS

Thursday, May 18, 2017

Các đồ vật bị cấm khi mang lên máy bay

1. Nước có được mang lên máy bay không?
Câu trả lời là được và không được.
Được với điều kiện bạn mua trực tiếp tại sân bay sau khi đã qua kiểm tra soi chiếu hành lý ( các hàng hoá bán trong sân bay đã được kiểm tra và bảo đảm yêu cầu về hành lý kèm theo)
Khi qua máy soi mà bạn mang theo chất lỏng nói chung, như nước, sữa, nước hoa, dầu gội… thì sẽ bị máy soi phát hiện ra hết. Nhân viên an ninh sẽ yêu cầu bạn bỏ chúng ra khỏi hành lý và ném vào thùng rác. Nhiều bạn phải bỏ lại chai nước hoa đắt tiền, tiếc của mà không xin được.



2. Dầu gội, sữa tắm được mang lên máy bay không?

Thể loại mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, nước hoa, sữa rửa mặt, kem đánh răng… thì không được mang lên máy bay nếu dung tích lớn hơn 100 ml. Bạn để ý trong nhà tắm mà xem, chai nào chẳng to đùng (toàn nửa lít đến một lít = 500 đến 1.000 ml) nên chắc chắn mấy thứ ấy đừng có dại xách lên máy bay nhé.
Nếu muốn mang mỹ phẩm lên máy bay thì chai lọ đựng chúng phải dưới 100 ml. Ví dụ, dầu gội thì nên dùng gói. Sữa tắm, sửa rửa mặt, nước hoa… thì bạn đổ vào lọ nhỏ dưới 100 ml. Tổng số này không được quá 1 lít (tức là chỉ được mang 10 lọ 100ml thôi – chắc là không ai mang đến từng đó nhỉ?). Kem đánh răng thì mua loại nhỏ xíu ấy. Tóm lại, cứ chất lỏng, chất sền sệt thì phải dưới 100 ml thì mới cho xách

3. Một số đồ vật khác bị cấm xách tay

Những thứ sau thì bị cấm tiệt, không có xin xỏ gì cả, vì thế chúng ta tuyệt đối không xách tay lên máy bay nhé. Đó là dao, kéo các loại (kể cả dao gấp), đồ vật nhọn đầu như tuốc nơ vít, bật lửa…

4. Máy ảnh các loại cầm thoải mái

Máy ảnh từ nhớn đến bé, từ hạng du lịch đến hạng chuyên nghiệp đều được cầm lên máy bay nhé. Không nên gửi trong hành lý ký gửi

5. Đồ ăn có được cầm lên máy bay?

Được với điều kiện bảo đảm về vệ sinh và không gây mùi trên chuyến bay. Theo Ad nghĩ thì các nơi công cộng, không nên mang các đồ ăn uống vì sẽ ảnh hưởng đến người khác.

6. Khách đi máy bay muốn mang theo hài cốt dưới dạng hành lý xách tay có được không?



Không, quý khách không được phép mang hài cốt lên tàu bay.



7. Hải sản tươi sống có được đem theo như hành lý xách tay không?


Hải sản tươi sống hoặc đông lạnh hoặc các loại thịt, với điều kiện các vật phẩm này có thể vận chuyển dưới dạng hành lý xách tay. Chỉ những thùng xốp và/hoặc thùng giữ lạnh chứa đựng thực phẩm khô/không bị hư hỏng có thể được phép làm thủ tục, sau khi các cơ quan chức năng đã kiểm tra nội dung bên trong


8. Đối với động vật như chó, mèo..,

Không được phép vận chuyển dưới bất ký hình thức nào.

Nguồn: VNTIC

Thursday, May 11, 2017

Tên Húy của vua Gia Long là Nguyễn Anh hay Nguyễn Ánh?



Vua Gia Long

Hầu như người Việt Nam nào có bước chân tới trường, qua ngưỡng cửa trung học (cấp 2) cũng ít nhiều biết được tên thật của vua Gia Long (1802-1819) , người khai sáng triều Nguyễn, là Ánh – Nguyễn Phúc Ánh. Thế nhưng Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả (sẽ gọi tắt là Thế phả) — bộ tộc phả mới nhất của họ Nguyễn Phúc – lại ghi húy của vua Gia Long là Anh.

Xem thêm: Bài thuyết minh về Lăng Minh Mạng tại Huế

Sách viết, “Thế Tổ Cao Hoàng Đế húy Nguyễn Phúc Anh ” (tr.215) và giải thích ở chú thích (2) rằng, “Đức Thế Tổ [Gia Long] lúc nhỏ có tên Chủng 種 sau đức Hưng Tổ [Nguyễn Phúc Côn] chọn một chữ trong bộ 日 Nhật để đặt tên cho ngài, gồm bên trái là chữ 日 Nhật bên phải là chữ 英 Anh (theo Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu), bản dịch Đại Nam Thực Lục Chính Biên của Viện Sử Học Hà Nội thì chép bên trái chữ 日Nhật bên phải chữ Ương 央 .Nguyên hai chữ trên đều có cùng nghĩa, cùng âm.Theo phiên thiết ở Khang Hy Tự điển đọc là ánh nhưng âm Anh nên ngày trước đọc là Anh. Vì thế trong dòng họ đều kiêng và đọc trại ra chữ Anh thành Yên, anh em thì đọc thành yên em [VHA nhấn mạnh].” (tr.215)

Chúng tôi không nghĩ như thế và vẫn tin rằng húy của vua Gia Long là Ánh như xưa nay mọi người đều biết. Sao lại dám nói như thế? Xin dẫn chứng bằng 4 sự kiện sau:

1 . Mùa Thu năm đinh dậu (1777), Định vương Nguyễn Phúc Thuần và cháu ruột là Tân Chính vương Nguyễn Phúc Dương đều bị Tây Sơn sát hại. Ngay mùa đông năm đó, truyền nhân uy tín nhất của chúa Nguyễn còn sống sót lúc bấy giờ là Nguyễn Phúc Ánh, cháu gọi Định Vương bằng chú ruột, khởi binh ở Long Xuyên, được các tướng tôn làm Đại Nguyên soái, quyền coi việc nước, cầm đầu cuộc trung hưng cơ nghiệp họ Nguyễn. Năm sau, 1778, ông lên ngôi vương, tục gọi Nguyễn Vương và sau 25 năm chiến đấu gian khổ, đã thống nhất đất nước năm 1802, lập ra triều Nguyễn. Vua Gia Long đã khởi nghiệp từ miền đất phương Nam. Theo truyền thống văn hóa Việt, để bày tỏ sự kính trọng và thương mến người chủ mới của đất nước, dân miền Nam đã kiêng tên Nguyễn Phúc Ánh nên họ gọi ánh sáng thành yến sáng từ đó.

2. Cho tới khi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Tây phương, thậm chí, cho đến tiền bán thế kỷ XX, việc kiêng húy là một tập tục căn bản và quan trọng của người Việt Nam. Ở thôn quê,làm dâu làm rể mà không biết kiêng những tên quan trọng bên vợ bên chồng thì có khi mất vợ mất chồng hay ít ra cũng phải nghe những lời trách cứ nặng nề. Đối với dân thường, để bày tỏ lòng tôn kính với người chết, người ta không gọi tên thật mà đặt tên mới, gọi là tên hèm (tên cúng cơm), tên thụy để khấn vái lúc cúng tế. Đối với người sống cũng thế, người ta ít khi gọi tên thật, chỉ gọi theo thứ bậc trong gia đình (Cả, Hai, Ba, Tư…); đặc biệt, với người có địa vị, người ta chỉ gọi bằng chức tước (ông Tham, cụ Thượng, ông Ấm Năm…). Dân mà còn thế huống gì với vua chúa. Dưới thời các chúa Nguyễn, việc kiêng húy chưa thấy nói đến, có lẽ vì còn ở dưới cái bóng của Nhà Lê nên còn e dè. Khi vua Gia Long lập ra triều Nguyễn năm 1802 thì qua năm sau đã ra lệnh cho Bộ Lễ phổ biến các chữ húy để quan dân đều biết mà tránh, “Phàm tên người tên đất có giống chữ thì đổi đi, hành văn thì tùy theo ý nghĩa mà thay chữ khác.”(Thực lục I, tr.551). Từ triều Gia Long (1802-1819) cho đến triều Thành Thái (1889-1907), các vua đã ban hành cả chục chỉ dụ về việc kiêng húy. Làm quan mà phạm húy thì bị giáng chức, mất chức. Đi thi mà phạm húy thì coi như “đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao” mà còn bị hình phạt roi vọt nữa.

Năm Tự Đức thứ 3 (1850), theo đề nghị của đình thần, vua Tự Đức ban hành lệnh phạt phạm húy làm 3 bậc: “…phàm làm văn gặp đến chữ tên húy, lệ phải đổi dùng chữ khác, mà có người còn nhầm phạm phải đều phạt đánh 100 gậy, trong đó mà là cử nhân tú tài thì cách bỏ danh tịch đi. Còn các chữ tên húy lệ phải thêm dấu bộ xuyên và viết bớt nét đi và những chữ cùng âm có chữ húy ở bên cạnh, lệ phải đổi dùng chữ khác, mà có người nhầm cứ viết thẳng, thì phạt đánh 90 gậy, trong đó là cử nhân tú tài thì miễn không cho phải cách. Đến như những chữ lệ phải viết bớt nét hoặc dấu, và những chữ có chữ húy ở bên cạnh mà cùng âm, lệ phải đổi, tránh mà có người nhầm phạm đến, đều giảm cho một bậc, phạt đánh 80 gậy, trong đó, nếu là cử nhân tú tài , cũng đều miễn cho khỏi cách.” (Hội điển IVB, tr.340)

Từ đời Thiệu Trị (1841-1847) trở đi, một vua Nhà Nguyễn có 5 tên:

-danh tự: là tên khi cha mẹ sinh ra. Ví dụ vua Tự Đức có tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.

-ngự danh: là tên khi lên làm vua, lấy theo thứ tự trong Thánh chế mạng danh kim sách, làm ra từ đời Minh Mạng. Ngự danh của vua Tự Đức là Thì.

-Khi lên làm vua thỉ đặt niên hiệu. Ví dụ: Tự Đức.

-Sau khi băng hà thì triều đình đặt thụy hiệu (tên thụy) để khấn vái lúc cúng tế. Thụy hiệu của vua Tự Đức là Anh Hoàng Đế.

-Cùng với việc đặt tên thụy, triều đình cũng đặt miếu hiệu cho vua băng hà để thờ trong miếu và gọi trong sử. Miếu hiệu của vua Tự Đức là Dực Tông. 

Danh tự và ngự danh là trọng húy, là quốc húy, cả nước phài kiêng phải tránh. Vì vậy từ sau năm 1848, là năm vua Tự Đức lên nối ngôi, dân Huế gọi hoa hồng là bông hường, màu hồng là màu hường,cả nước phải nói trách nhiệm thay cho trách nhậm, thời gian thay cho thì gian.Vì vậy, các sử thần Nhà Nguyễn khi chép sử, nói đến húy của các vua đã không dám viết ra chữ thật mà phải viết theo lối chiết tự, nghĩa là tách chữ ra để nói, ai muốn biết là chữ gì thì tự ghép lại. Vua Gia Long có 3 tên, Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu đã viết như sau:

Tên húy Ngài là:

1.Bên tả chữ Nhật, bên hữu chữ Viện [là chữ Noãn 暖]

2.Bên tả chữ Nhật, bên hữu chữ Anh [là chữ Ánh , có thể viết bằng hai cách: 映và 暎] [VHA nhấn mạnh]

3.Bên tả chữ Thái, bên hữu chữ Trọng [là chữ Chủng 種]

Nếu Anh là húy của vua Gia Long, Quốc Sử Quán sẽ không dám viết trắng ra như thế.

3. Ai đã vào thăm Đại Nội, Huế đều biết Cửu đỉnh. Đó là 9 cái đỉnh đồng lớn đúc vào năm 1836, đời vua Minh Mạng (1820-1840), hiện đặt trước sân Thế miếu trong Đại Nội, trước khi bước lên Hiển Lâm Các. Chín đỉnh này là: Cao đỉnh, Nhân đỉnh, Chương đỉnh, Anh đỉnh, Nghị đỉnh, Thuần đỉnh, Tuyên đỉnh, Dụ đỉnh, và Huyền đỉnh. 

Mỗi đỉnh tượng trưng cho một triều đại. Chỉ những vua băng hà lúc tại vị mới được triều đình thờ trong Thế miếu và được hưởng một đỉnh. Tên của đỉnh cũng là tên thụy (thụy hiệu) của vua đó. 

–Cao đỉnh là đỉnh dành cho triều Gia Long (1802-1819), vua có thụy hiệu là Cao Hoàng đế và miếu hiệu là Thế tổ. 

–Nhân đỉnh là đỉnh dành cho triều Minh Mạng (1820-1840), vua có thụy hiệu là Nhân Hoàng đế, miếu hiệu là Thánh tổ. Tương tự, ta có :

–Chương đỉnh dành cho Hiến tổ Chương Hoàng đế (Thiệu Trị, 1841-1847) ;

Anh đỉnh dành cho Dực tông Anh Hoàng đế (Tự Đức, 1848-1883) ;

–Nghị đỉnh dành cho Giản tông Nghị Hoàng đế (Kiến Phúc, 1883-1884) ;

–Thuần đỉnh dành cho Cảnh tông Thuần Hoàng đế (Đồng Khánh, 1885-1889) ;

–Tuyên đỉnh dành cho Hoằng tông Tuyên Hoàng đế (Khải Định, 1916-1925).

-Hai đỉnh còn lại là Dụ đỉnh và Huyền đỉnh không dành cho ai cả vì triều đại đã chấm dứt vào tháng 8 năm 1945.

Khi ta đã biết việc kiêng húy được vương triều tuân thủ nghiêm túc như thế nào, thì việc vua Minh Mạng đặt tên cho đỉnh thứ 4 là Anh đỉnh và triều đình tôn thụy hiệu vua Tự Đức là Anh Hoàng Đế đã chứng tỏ rằng Anh không phải là húy của vua Gia Long, bởi không ai dám cả gan làm môt việc như thế. 

4. Nói rằng dòng họ vì kiêng húy Anh của vua Gia Long nên mới đọc trại anh em thành yên em là không đúng. 

Ai đã có dịp tiếp xúc với mấy Mệ ở Huế (ngưởi Hoàng tộc), nhất là dưới thời quân chủ trị vì, trước tháng 8 năm 1945, đều biết các mệ tránh chữ anh và nói trại thành yên, như Thế phả đã ghi nhận. Mấy ông Hoàng gọi anh mình là đức yên và trong gia đình chữ yên hoàn toàn thay cho anh khi nói tới. Thậm chí, người Hoàng tộc, có khi cũng gọi đức yên đối với người ngoài Hoàng tộc mà họ yêu mến, coi như đàn anh, một cách gọi nửa đùa nửa thật, rặt Huế, biểu lộ một tình cảm vửa thân mật vừa kính trọng.

Cách gọi anh em thành yên em này chỉ có từ sau năm 1883, sau khi triều đình tôn miếu hiệu và thụy hiệu cho vua Tự Đức là Dực Tông Anh Hoàng Đế nghĩa là kiêng húy Anh của vua Tự Đức chứ không dính gì đến húy của vua Gia Long cả. Do lệ kiêng húy, từ trọng húy đến khinh húy, mà việc băng hà của Dực Tông Anh Hoàng đế (Tự Đức) năm 1883 đã dẫn đến vài thay đổi trong bài Phiên hệ thi dành cho dòng Hoàng tử Cảnh tức Anh Duệ Hoàng Thái Tử (Phiên hệ thi là bài thơ 4 câu 20 chữ do vua Minh Mạng đặt ra năm 1823, ban cho mỗi dòng anh em, dùng làm chữ lót theo thứ tự cho các đời để biết rõ thế thứ trên dưới)

Trên đây là bài thơ nguyên thủy. Sau năm 1883, vì kiêng húy nên chữ Anh 英 (câu 1) đổi làm Tăng 增. Tương tự, chữ Khiêm 謙 trong câu cuối đổi thành Khôn 坤 vì kiêng tên Khiêm lăng là lăng của vua Tự Đức đồng thời cũng là danh hiệu Khiêm Hoàng hậu của bà Trung phi Võ Thị Duyên, vợ vua Tự Đức, do vua Hiệp Hòa tấn tôn năm 1884, theo di chiếu.

Bởi các lẽ trên, tôi vẫn tin rằng húy của vua Gia Long là Nguyễn Phúc ÁNH.


Tài liệu tham khảo:

-Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phúc Tộc,Nguyễn Phúc Tộc Thế phả ,NXB Thuận Hóa, Huế, 1995.

-Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu, ấn bản điện tử PDF.

-Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục , tập Một, bản dịch của Nguyễn Ngọc Tĩnh, Viện Sử Học, Hà Nội, NXB Giáo Dục, 2002.

-Võ Hương-An, Từ điển Nhà Nguyễn, sắp xuất bản.

Nguồn: Võ Hương An (NCLS)

Kho tàng chôn giấu trong Đại Nội, sự thật hay tin đồn?

Đại Nội ở đâu?

Người Huế quen gọi nơi này là Đại Nội, sách vở và người nơi khác gọi là hoàng thành.

Cơ sở vật chất của Kinh đô Huế xưa do Nhà Nguyễn xây dựng gồm Kinh thành Huế, bên trong có Đại Nội; trong Đại Nội có Tử Cấm thành, tất cả cùng nằm trên trục Tây Bắc – Đông Nam. Mời xem bản đồ.

Xa xứ , nghe tin đồn

Bấy giờ vào khoảng năm 1987, người viết đang sống tại Đà Nẵng. Một người bà con có việc vào Đà Nẵng, ghé thăm, nói chuyện quê nhà, có hỏi “Anh ở Đà Nẵng có nghe nói nhà nước đào được kho vàng trong Đại Nội không?

Họ nói nhà nước biết được kho vàng để đào là do người con vua Duy Tân cung cấp bản đồ để đổi lấy việc chính quyền cho phép ông ta đem hài cốt vua cha về cải táng tại An Lăng”. Tôi trả lời không biết. Trong hoàn cảnh của tôi lúc bấy giờ, mang thân phận một cựu tù cải tạo, ngày ngày đi làm thợ chạy máy của một hợp tác xã sản xuất văn phòng phẩm, kiếm cơm không đủ ăn, làm chi có thì giờ để nghe ngóng chuyện gần chuyện xa này nọ. Năm sau, khi có dịp về thăm Huế, nhớ lại việc này, tôi đem ra hỏi một số người, đa số không biết, còn người tạm gọi là “biết”, “có nghe nói” thì tin tức mơ hồ, cũng chỉ là tin đồn. Khi gặp người cháu là công nhân viên của một cơ quan đóng trong Đại Nội và hỏi thì câu trả lời là “Chuyện kho vàng kho bạc cháu không biết, chuyện vua Duy Tân cháu cũng không biết nhưng có một thời gian đâu chừng tuần lễ, người ta cấm vô ra Đại Nội. Coi như Đại Nội bị phong tỏa, không biết việc chi.”



Cuộc hồi hương muộn màng


Vua Duy Tân

Nhà Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, trị vì 143 năm (1802-1945), trải qua 13 đời vua mà Duy Tân là đời vua thứ 11. Năm 1907, người Pháp gây áp lực buộc vua Thành Thái phải thoái vị, lấy cớ ông bị tâm thần mà thực chất là mang tinh thần chống đối; họ đồng ý để ông chọn Hoàng tử thứ 5 tên Vĩnh San, mới 8 tuổi (ta) đưa lên kế vị, tức vua Duy Tân (1907-1916) Thông minh, yêu nước, tuy chưa có kinh nghiệm về chính trị nhưng với bầu máu nóng hừng hực của tuổi 16, vua đã tham gia cuộc binh biến tại Huế vào tháng 5 năm 1916 do hai ông Trần Cao Vân và Thái Phiên cầm đầu, nhằm lật đổ người Pháp tại Trung kỳ nhưng thất bại. Vua bị bắt và sau khi chiêu dụ vua trở lại ngai vàng không được, Pháp đã đày cả hai bố con sang đảo Réunion, một thuộc địa khác của Pháp ở Phi châu. Trong Thế chiến II (1939-1945), Cựu hoàng Duy Tân tham gia hàng ngũ kháng chiến Pháp trong phe tướng De Gaulle chống lại Quốc xã Đức. Ở vào tuổi trung niên, có ý thức chín chắn về chính trị, có mối quan hệ tốt với người cầm đầu nước Pháp lúc bấy giờ là tướng De Gaulle, Cựu hoàng Duy Tân đang có một toan tính cho một nước Viêt Nam độc lập và tiến bộ nhưng đành bỏ dở ở tuổi 45 do tử nạn trong chuyến bay ngày 25/12/1945 trên không phận Phi châu. Sau một thời gian vận động, Hoàng tử George Vĩnh San (Nguyễn Phúc Bảo Vang) cùng chị em trong gia đình đã đem di cốt Cựu hoàng từ Phi châu về Huế và làm lễ cải táng rất long trọng vào tháng 4 năm 1987 tại An Lăng, nơi nội tổ của vua là Dục Đức và phụ vương là Thành Thái vốn đã an nghỉ ở đó từ mấy mươi năm về trước.

Có lẽ cuộc trở về cố hương này của Cựu hoàng vào năm 1987 cùng với việc phong tỏa Đại Nội trong một thời gian ngắn vào thời gian đó đã dấy lên lời đồn về sự khai quật kho vàng trong cung cấm như đã nói trên. Thực hư của kho báu này chưa thể xác minh nhưng chuyện chôn giấu kho tàng trong Đại Nội là điều có thật, sử sách ghi chép giấy trắng mực đen rõ ràng.

Kho tàng tìm được dưới triều Thành Thái

Bấy giờ là tháng 6 (Âm lịch) năm Thành Thái thứ 11, Dương lịch là tháng 7 năm 1899. Lúc đó, vua 20 tuổi, đã trưởng thành, Phủ Phụ chính đã bãi bỏ, vua trực tiếp cầm quyền với sự phụ giúp của Viện Cơ Mật gồm thượng thư 6 bộ. Trong phiên hội thương (1) trong tháng ấy, Khâm sứ Trung kỳ Boulloche nói cho các đại thẩn Viện Cơ Mật biết ông ta có nhận được một giấy báo cùng qua lời kể của Hoằng Trị Quận vương Hồng Tố (em vua Tự Đức), thì trong các đời Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), các vua đã cho chôn nhiều vàng bạc trong khu vực Đại Nội, nay biết rõ nơi chôn giấu, yêu cầu Nam triều hợp cùng Tòa Khâm lập hội đồng khai quật. Viện Cơ mật trình lên, vua chuẩn y và hội đồng khai quật thành hình. Bên Nam triều có: Quận vương Hồng Tố, Thương thư bộ Công Nguyễn Thuật, Thượng thư Bộ Lễ Huỳnh Vĩ, Quận công Ưng Huy, Tham biện Tôn Thất Hoài Điển. Phía Pháp có hai đại diện là Hội biện Sô Lê và Đô Ty.(2)

Một trăm phu mạnh khỏe được triều đình cấp theo hội đồng làm việc. Kết quả, người ta đào được một hầm bạc thoi, loại bạc thoi tam tích ngân điều mà dịch giả Cao Tự Thanh đã dịch là bạc ba vết và chú thích rằng đấy là loại bạc chuẩn của triều Nguyễn, trên thân có 3 cụm chữ triện.

Theo đề nghị của Boulloche, tất cả số bạc thoi này giao cho bộ Hộ quản lý. Thượng thư bộ Hộ Trương Như Cương sẽ cùng Hộ biện Đô Ty chở ra Ngân hàng Hải Phòng đổi thành tiền giấy, dùng chi vào việc công ích. Trong một cuộc hội thương sau đó, Khâm sứ Boulloche báo cho biết mỗi nén bạc đổi được 15 đồng 5 hào, trừ phí tổn chuyên chở và thuế Thương chánh (100 đồng đóng 1 đồng) thì “…tổng cộng còn 460.350 đồng, hiện gởi ở Ngân hàng Thượng Hải, mỗi năm tiền lãi được 2%, khoản lưu ký 300.000 đồng thì ngân hàng ấy cho vay mỗi năm lấy lãi 5.5%, còn khoản ngoại ký 150.350 đồng trả lãi 2%, nếu bản quốc cần dùng thì lấy ở Ngân hàng Đà Nẵng. Bề tôi Cơ mật viện nghĩ xin ưng thuận, bèn do Phó Ngân hàng Saigon Ma Di biên nhận hai tờ, một tờ biên nhận ngoại ký 160.350 đồng trả lãi 2%, một tờ biên nhận bản quốc cho vay 300.000 đồng trả lãi 4% , đến hạn giao trả. Bộ hộ tâu lên, chuẩn cho thi hành, giao hai tờ biên nhận ấy cho Phủ Nội vụ nhận giữ, hàng năm tới quý khố chiểu số nhận tiền lãi) (Đại Nam Thực Lục chính biên đệ lục kỷ, Phụ biên, bản dịch của Cao Tự Thanh, gọi tắt Thực lục 6-PB, Điều 0917, tr.352-353)

Có lẽ tin tức về cuộc đào bới tìm của chôn giấu này trong Đại Nội loan ra ngoài không ít nên Thực lục đã ghi nhận sự kiện với một chi tiết cho thấy hội đồng đã làm việc rất thận trọng, ấy là “Trước nay, việc đào bới tìm của cốt phải rõ ràng chi tiết nhằm tránh việc người sau nghi ngờ đào bới, để không bao giờ còn xảy ra chuyện như thế nữa. Kế chuẩn cho Quản biện Thị vệ Tôn thất Hoài Điển đốc suất quan binh trong đại nội lấp chặt những nơi đào lên, sửa lại như cũ” (Sách đã dẫn, tr.352)

Đào mả không Bài

Có lẽ việc đào bới tìm kiếm kho tàng thành công của Khâm sứ Bulloche theo nguồn tin của điểm chỉ viên đã “khích lệ” người sau nên đến Huế nhận chức Khâm sứ Trung kỳ vào đầu năm 1912, thì một năm sau đó Mahé đã gây sửng sốt và bàng hòang cho các đại thần Phủ Phụ chính khi đề nghị lập hội đồng đào bới tìm vàng bạc; lần này không phải trong Đại Nội mà ngay trong lăng Tự Đức, nơi căn giữa của điện Hòa Khiêm! Sự việc xảy ra trong khoảng cuối năm 1912-đầu năm 1913. Thực lục 6 Phụ biên ghi nhận như sau:

1815 . Khâm sứ đại thần Mahé hội thương nói nghe báo ở gian giữa điện Hòa Khiêm vốn có chôn nhiều vàng bạc, nên bàn ủy Hữu Tôn khanh Phủ Tôn Nhân Ưng Hào, Tả Tham tri bộ Lễ Mai Hữu Dực, Phụng hộ Phó sứ Tùng Lễ hội đồng với hai viên Hội biện Lại Hộ lập tức tới nơi đào lên lấy số vàng bạc ấy giao cho Phủ Nội vụ để làm việc có ích. Bề tôi Phủ Phụ chính kính chiểu tôn điện là nơi trang trọng, ai báo tin ấy hư thực chưa rõ nhưng thế khó bàn bạc cản trở[VHA nhấn mạnh] nên bàn định chờ xem khám nghiệm thế nào sẽ có thưởng phạt để tỏ rõ sự khuyến khích trừng phạt. Bèn ghi lại biên bản tâu lên để vua rõ. Sau đó hội đồng đào lên, qua hơn 10 ngày không có gì cả, kế quý tòa nói đã có lời Toàn quyền đại thần bàn dừng lại để khỏi ngờ vực náo động. Ngày 30 tháng giêng năm sau chuẩn lấy Hiệp biện đại học sĩ Thượng thư bộ Lễ Huỳnh Côn, Tham tri bộ Lễ Cao Đệ cùng Hội biện Lại chính , Đốc công cùng các viên trong hội đồng tới nơi xét khám trù nghĩ lấp lại như cũ, dự trù chi phí hơn 2.000 đồng, bàn trích tiền lưu lại chi biện. Khâm sứ Mahé cũng vì việc ấy không có hiệu quả nên tháng 3 năm sau về nước (về việc này đại thần bộ Công Nguyễn Hữu Bài không dự, đương thời có câu “Bỏ vua không Khả (tức nguyên Thượng thư sung đại thần quản lãnh Thị vệ Ngô Đình Khả), bới mả không Bài) (Sách đã dẫn, tr.626-628). [Theo dịch giả, nguyên văn câu này viết chữ nôm]

Chỉ vài hàng vắn tắt nhưng qua đó có thể thấy rõ thái độ hung hăng, trịch thượng của Mahé, muốn làm cho bằng được và sự ngỡ ngàng, lúng túng khó xử của các quan — “thế khó bàn bạc cản trở“. Động đến mồ mả của thường dân đã là việc quan trọng huống hồ là lăng tẩm của một ông vua. Trong khi các quan gần như thảng thốt nghẹn ngào không (dám) nói nên lời thì người duy nhất lên tiếng cản trở là Thượng thư bộ Công Nguyễn Hữu Bài, và tin này khi tiết lộ ra ngoài đã được dư luận chốn kinh đô ghi nhận qua câu vè “Đào mả không Bài”. Thực lục ghi là “Bỏ vua không Khả, bới mả không Bài” nhưng người Huế quen thuộc với “Đày vua không Khả, Đào mả không Bài” hơn. Có lẽ Quốc Sử Quán thấy chữ đày nặng quá nên thay bằng bỏ cho nó nhẹ đi. Về chữ mả cũng không nên hiểu cụ thể sát rạt là nơi có nắm xương người đã khuất yên nghỉ dưới ba thước đất mà nên hiểu là trong khuôn viên lăng vua, giới hạn bởi la thành, là thành xây bao bọc khuôn viên ở vòng ngoài.

Năm xảy ra sự việc này vua Duy Tân mới được 14 tuổi (ta) nhưng đã ý thức sâu sắc nên có thái độ phản đối gay gắt như khiển trách các đại thần và không tiếp khách Pháp, Toàn quyền Albert Sarraut ở Hà Nội được tin phải ra lệnh ngưng ngay việc làm thất nhân tâm đó và vào Huế giải quyết tạm ổn. Tuy nhiên vết thương lòng này cùng với việc vua cha Thành Thái bị truất phế và an trí ở Ô Cấp không dễ gì nguôi ngoai nên hai năm sau , khi Trần Cao Vân bí mật liên lạc và dâng mật sớ gợi lại những việc làm mang tính cường đạo của Pháp thực dân thì vua hưởng ứng việc chống Pháp ngay.

Kho tàng tìm được dưới triều Duy Tân

Lần tìm được hầm bạc dưới triều Thành Thái là do phản quốc chỉ điểm nhưng lần phát hiện hầm bạc dưới triều Duy Tân là do tình cờ. Bấy giờ là mùa Thu, tháng 7, năm Duy Tân thứ 9 (tháng 8 năm 1915), vua mới 16 tuổi, còn vị thành niên nên việc triều chính do Phủ Phụ chính đảm trách.

Tử Cấm thành trong Đại Nội có 7 cửa vào ra (Đại Cung môn, Hưng Khánh, Đông An, Nghi Phụng, Tường Loan, Tây An và Gia Tường) trong đó hai cửa Tường Loan và Nghi Phụng mở ra ở mặt bắc (xem số 5 và 6 trên bản đồ) để tiện vô ra Đại Nội bằng cửa Hòa Bình.

Lúc bấy giờ, đang khi biền binh đào đất ở cửa Tường Loan để sửa ống nước thì đụng phải một hầm gạch. Thấy sự lạ, 3 viên quan phụ trách giám sát công trình là Lang trung bộ Công Nguyễn Văn Hiền, Kiểm biện Nguyễn Thuận Phát và Bang biện Trần Đỉnh lập tức cho dừng công tác và báo lên Phủ Phụ chính. Phủ báo ngay cho Khâm sứ Charles và tất cả cùng đến tại chỗ chứng kiến việc đào bới. Trong hầm gạch có nhiều hòm gỗ, hai đầu hòm có đai sắt để giữ chặt nhưng gỗ đã mục vỡ, để lộ bạc thoi trong đó. Biết đấy là bạc của Đại Nội, Khâm sứ Charles và Phủ Phụ chính cử ngay một hội đồng giám sát việc khai quật. Hội đồng, bên phía Nam triều cóTả tôn khanh Ưng Huy, Tham tri bộ Hộ Hồng Khẳng, Tham biện Phủ Phụ chính Đặng Ngọc Oánh, Quản biện Thị vệ Nguyễn Văn Liên, Thị lang bộ Công Phạm Hữu Điển; bên phía Pháp có Hội biện Châtel của bộ Lai và Hội biện Orband của bộ Hộ.

Khi việc đào bới hoàn tất, hội đồng kiểm kê, thấy có tất cà có 60 hòm gỗ chứa tổng cộng 10.000 hốt bạc, 1 đồng kim tiền, khắc chữ Phú thọ đa nam (giàu có, sống lấu, nhiều con trai) một đồng tiền đồng đỏ (cũng khắc chữ ’Phú thọ đa nam’), 28 đồng tiền đồng và một tấm bia đá. Trên bia đá khắc 16 chữ Giáp ngọ cát nhật, thập vạn bạch câm (kim). Vĩnh cung quốc dụng, Thùy cảm hoặc xâm (‘Giáp ngọ ngày tốt, Mười vạn bạc ròng, Lưu làm quốc dụng, Ai dám riêng lòng’ Thực lục 6-PB, tr.352). Phủ Phụ chính đem việc tâu vua rõ, vua Duy Tân chỉ thị hãy bản định cách sử dụng số bạc đó sao cho hữu ích và hợp lý. Bấy giờ, Thế chiến I (1914-1918) đang diễn ra kịch liệt ở châu Âu và Pháp đang lâm chiến với Đức; vua và các quan Nam triều đều có bỏ tiền túi ra đóng góp giúp đỡ quân phí và chính quyền Pháp ở Đông Dương cũng đã phát hành công trái đế giúp chính quốc. Vì vậy, trong phiên hội thương tiếp sau vụ khui hầm bạc, Khâm sứ Charles, sau khi bày tỏ sự biết ơn về việc vua quan Nam triều nhiệt tình đóng góp giúp đỡ quân phí, đã đưa ra đề nghị “… hiện nay có bán trái phiếu quân dụng, nếu giao 20.000 đồng trong khoản bạc này và nhà nước xuất ra 50.000 đồng, cộng 70.000 đồng mua trái phiếu ấy thì ngày khác tiền lãi sẽ chiểu theo trả lại hết,đó cũng là một cách giúp đở binh phí. Còn nạn dân bị lụt ở Bắc kỳ, nghĩ nên cấp 10.000 đồng. Tới như các nhà thương, nhà thuốc, phòng thuốc ở Trung kỳ, chi phí vẫn còn dư dật, việc cấp cho 10.000 đồng xin đình lại. Còn lại số bạc bao nhiêu cứ do Phủ Nội vụ vào sổ lưu trữ sẽ nghĩ tiếp” (Thực Lục 6-PB, Điều 0917, tr.352-353)

Phủ Phụ chính, sau khi bàn bạc đã đi đến quyết định: 10.000 hốt bạc quy ra tiền là 150.000 đồng. Trước hết xin trích ra 1.000 hốt kính dâng vua, giao cho Phủ Nội vụ (3) cất giữ, khi nào vua cần chi tiêu việc gì thì chỉ thỉ Phủ Nội vụ thi hành, còn lại, chi 70.000 đồng cho công trái, cấp 10.000 đồng cho nạn dân Bắc kỳ (số dư, không thấy Thực lục nói để vào đâu, dùng vào việc gi). Vua chuẩn y.

Đến ngày 29 tháng 8 (ta, cũng ở khu vực cửa Tường Loan, “…trong khi đào gạch lát nền lại chạm vào một phiến đá, ngẫu nhiên nhặt được một đồng tiền đồng hạng lớn, nghĩ là hầm chôn bạc, cũng lập tức trình lên bề tôi Phủ Phụ chính trước mặt tâu lên đưa vua tới xem, lại bàn với Khâm sứ đại thần Charles tới xem, bàn nghĩ đào lên. Phụng lời chuẩn y bèn ủy cho hội đồng quý quan Nam quan lần trước phái sức binh đinh đào lên, lấy được một đồng kim tiền (khắc chữ Minh Mạng thông bảo, trở xuống cũng thế) 1 đồng tiền đồng đỏ, 28 đồng tiền đồng, một tấm bia đá (trong khắc 16 chữ ‘Minh Mạng Giáp ngọ, Tàng thập vạn ngân, Quốc nô phất quỹ, Vĩnh tích trần trần – Minh Mạng Giáp ngọ, Cất bạc trăm ngàn, Của nước không thiếu, Chất chứa muôn vàn) và 70 cái hòm gỗ, hội đồng mở ra kiểm điểm lại được 10.000 hốt bạc thỏi, cũng giao Phủ Nội vụ nhận giữ, dâng phiếu tâu lên để vua rõ (Sách đã dẫn, tr.693-695)

*

Việc 3 lần đào được hầm bạc trong Đại Nội đã được ghi vào sử sách hẳn hoi cho phép chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi sau:

– Ngoài bạc, liệu các vua có chôn vàng không?

Có thể là không, vì kho tàng triều Nguyễn không có nhiều vàng đến mức phải chôn bớt để dành cho con cháu về sau. Huống nữa, nếu có thì cũng dùng khá nhiều để trả nợ chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha dưới triều Tự Đức, hoặc nếu còn chăng nữa thì tướng Tôn Thất Thuyết cũng đã cho chuyển cùng với bạc ra căn cứ Tân Sở ở vùng núi Tây Bắc Quảng Trị trong các năm 1883,1884 khi triều đình có kế hoạch xây dựng cơ sở dự phòng khi Pháp đánh chiếm Huế và kinh đô thất thủ. Sáng ngày 5/7/1885, khi quân Pháp chiếm Đại Nội, vào cung Diên Thọ thấy mâm vàng dọn bữa ăn sáng cho Bà Từ Dũ (mẹ vua Tự Đức) còn dở dang, lại bắt gặp trong Duyệt Thị đường cả trăm thùng bạc nén, có lẽ chưa kịp chuyển ra Tân Sở (BAVH, No2, 1920, tr.291). Trong 3 lần tìm được, hoặc do điểm chỉ hoặc tình cờ, cũng chỉ toàn hầm bạc với số lượng không phải lớn lắm.

– Liệu đấy có phải đấy là những hầm bạc cuối cùng?

Có thể là không. Ba hầm với tổng số 30,000 thoi bạc không phải là một số lượng lớn. Kho tàng phải có nhiều hơn nữa, nghĩa là phài có các hầm khác nữa chưa được khám phá.

– Việc chôn giấu này có bản đồ chỉ dẫn không?

Hẳn là nhất định phải có bản đồ chỉ nơi chôn giấu để lại cho đời sau. Trong dân gian, không có một ai để của chôn giấu cho con cháu mà lại không có một chỉ dẫn cụ thể dưới hính thức này hay hình thức khác để tìm kiếm, thu hồi, huống hồ là vua. Vậy, ai hay cơ quan nào của triều đình giữ các bản đồ này? Mấu chốt của vấn đề về kho tàng bí mật trong Đại Nội là ở đây. Vua? Viện Cơ Mật? Phủ Phụ Chính? Nội Các? Phủ Nội Vụ? Dù là ai hay cơ quan nào nắm giữ các bản đồ này thì cũng phải có việc truyền thừa từ đời vua này sang đời vua khác qua trung gian các quan phụ chánh, cũng tương tự như sự chuyển giao valise chứa mật mã nguyên tử của Tổng thống Mỹ vậy. Không phải một bản đồ chung cho các hầm mà mỗi hầm là một bản đồ vì việc chôn giấu được thực hiện từ đời vua này qua đời vua khác và mỗi đời vua hẳn không chỉ một lần, tùy thuộc số lượng dự trữ thặng dư của kho tàng. Quả thật đây là một nét bí mật của triều Nguyễn./


Chú thích:

(1) Hội thương là buổi làm việc chung thường kỳ giữa Phủ Phụ chính hay Viện Cơ Mật cùa Nam triều và Tòa Khâm sứ Trung kỳ để bàn thảo về những việc cần làm.

(2) Không rõ tên viết theo tiếng Pháp của hai viên chức này. Hội biện hay Hội lý là viên chức cao cấp của Pháp làm việc bên cạnh các bộ quan trọng của Nam triều, vừa cố vấn vừa giám sát.

(3) Cơ quan quản lý kho tàng của vua

Tài liệu tham khảo:

– Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục chính biên đệ lục kỷ, Phụ biên, bản dịch tiếng Việt của Cao Tự Thanh, gọi tắt Thực lục 6-PB, Nxb Văn hóa -Văn nghệ, 2012.

– A. Delvaux, La prise de Hue pat les Francais, 5 Juillet 1885, B.A.V.H, No2, 1920

– Võ Hương-An, Từ Điển Nhà Nguyễn, Nam Việt, California, 2012

Nguồn: Võ Hương An (NCLS)

Wednesday, May 10, 2017

Vua Tự Đức con của ai ??


Chân dung Vua Tự Đức

Thân tặng anh Đỗ Ái, để nhớ những ngày khoai sắn với nhau ở Tiên Lãnh

Một hôm đang cong lưng nhổ sắn trên đồi, một anh bạn cùng đội bỗng cao hứng hỏi: ‘Anh hay kể chuyện sử, vậy anh có biết chuyện người ta đồn rằng vua Tự Đức là con của ông Trương Đăng Quế không? Anh có tin vậy không?” Tôi cười: “À, chuyện đó thì tôi có nghe, nhưng tin thì chưa tin, thiên hạ phịa chuyện thiếu gì, cần phải tìm hiểu cặn kẽ mới tạm thời kết luận được. Có điều về chuyện này, có lần đem ra hỏi thầy tôi thì ông cụ lại kể cho tôi nghe một chuyện liên hệ về phong thủy mà ông có vẻ tin là thật, điều này mới làm cho tôi đặt ra nhiều nghi vấn.”

-Chuyện ra sao?

-Thôi ông ơi, để dịp khác, nhổ sắn mệt thấy cha mà kể nổi gì

Kể từ đó, hơn hai mươi năm đã trôi qua, nay mới có dịp trở lại đề tài này.

Trương Đăng Quế là ai? 

Đó là một gương mặt lớn dưới triều Nhà Nguyễn, một vị đại thần trụ cột trải qua 4 đời vua: khởi nghiệp làm quan vào cuối đời Gia Long (1802-1820), rồi dần dần thăng quan tiến chức đến tột đỉnh danh vọng dưới các triều Minh Mạng (1820-1840), Thiệu trị (1840-1847) và Tự Đức (1847-1883). Trong Đại Nam Nhất Thống Chí (tỉnh Quảng Ngãi), mục Nhân Vật, sử thần Nhà Nguyễn đã ghi vắn tắt tiểu sử của ông như sau:

“Trương Đăng Quế: người huyện Bình Sơn, đỗ hương cống đời Gia Long. Đăng Quế là người khai khoa hương tiến ở Quảng Ngãi. Đầu đời Minh Mệnh sung Đông cung bạn độc, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư sung Cơ mật đại thần, năm thứ 14 gia Thái tử thiếu bảo, năm thứ 15 sung chức Kinh lược đại sứ, đi khám đạc ruộng đất ở sáu tỉnh Nam kỳ, thăng Hiệp biện đại học sĩ, vẫn giữ công việc Binh bộ; năm thứ 17 sung Kinh lược đại thần ở Thanh Hóa, đánh tan thổ phỉ, khi trở về vẫn giữ chức cũ; năm thứ 20 tấn phong tước Tuy Thạnh Nam; năm thứ 21 vâng cố mệnh sung Phụ chính. Năm Thiệu Trị thứ 1, vì có công giúp rập, thăng thự Văn minh điện Đại học sĩ, gia Thái bảo, quản lý Binh Bộ kiêm Cơ Mật Viện, lại kiêm Quốc Sử Quán Tổng tài, tấn phong Tuy Thạnh Tử. Lại xét thấy Đăng Quế có nhiều công trù hoạch về việc bình định Trấn Tây, khi đúc súng để biểu dương công lao, tên Đăng Quế được khắc vào khẩu súng Bảo đại định công, là khẩu súng đứng hàng thứ nhất. Ngày tháng 9 năm thứ 7, vâng danh hiệu Cố mệnh lương thần, sung Phụ chính. Năm Tự Đức thứ 1, thăng Cần chánh điện Đại học sĩ, tấn tước Quận công, sung giảng quan ở Kinh Diên. Sau đó vì già yếu, cố xin nghỉ, về quê chết, thọ 73 tuổi. Đăng Quế trải thờ bốn triều, hơn 40 năm giữ việc cơ yếu, được tặng Thái sư, cho thụy là Văn Lương, thờ phụ ở Thế Miếu. Có tập Học Văn hành thế.”

Ai đã đọc các bộ chính sử của Nhà Nguyễn (Đại Nam Thực Lục, đệ nhị, đệ tam và đệ tứ kỷ, hoặc Quốc Triều Chánh Biên toát yếu) đều có thể thấy toát lên một điều rất rõ ràng là cả ba đời vua, từ Minh Mạng, Thiệu Trị, đến Tự Đức đều có một sự tin tưởng, tín nhiệm, trọng nễ và ưu ái đặc biệt đối với Tuy Thạnh Quận Công Trương Đăng Quế. Chính vì vậy mà trước khi nhắm mắt, vua Minh Mạng đã đặc biệt giao trọng trách phò tá người con kế vị là vua Thiệu Trị cho ông với sắc phong Cố Mạng Lương Thần kiêm Phụ Chính Đại Thần. Bảy năm sau, trước khi băng hà, vua Thiệu Trị cũng đã lặp lại điều đó, khi đặt hết tin tưởng nơi vị lão thần này trong việc phò tá vua mới Tự Đức. Chính vì vậy mà vua Tự Đức đã phong tặng ông danh hiệu Lưỡng Triều Cố Mạng Lương Thần vào năm 1850, năm Tự Đức thứ 3.

Khi chấp thuận cho ông Trương Đăng Quế nghỉ hưu, vua Tự Đức đã tổ chức tiễn đưa rất là trọng thể: nào làm thơ tặng, nào ban ngự tửu và các loại thuốc quí, lại bảo các quan đưa tiển. Toàn bộ hệ thống cung trạm và quan địa phương trên đoạn đường từ Huế đến quê nhà ông ở Quảng Ngãi được lệnh phải lo cung đốn phương tiện di chuyển và ăn ở. Vua cho phép ông trong thời gian nghỉ hưu hễ thấy có vấn đề gì ích nước lợi dân thì được dâng mật sớ lên vua và quan tỉnh có bổn phận phải chuyển đệ sớ này về kinh theo hệ thống cung trạm. Quan tỉnh cũng được lệnh phải thường tới lui thăm viếng, và nếu gặp vấn đề khó giải quyết, phải tới thỉnh thị ý kiến của lão thần họ Trương v.v. Khi Trương Đăng Quế mất, vua cho “tòng tự Thế Miếu.” . Đó là một vinh dự rất lớn, chỉ dành cho các đại công thần, những người mà quốc gia phải tri ân và thờ phụng.
Người ta đồn rằng . . .

Người ta đồn rằng bà Từ Dũ, vợ vua Thiệu Trị, và bà vợ của ông Trương Đăng Quế là hai chị em ruột, có mang và sinh con trai cùng thời. Lợi dụng việc này, ông Quế đã thực hiện âm mưu tráo con với ý đồ táo bạo về sau. Lấy cớ thăm chị, bà Trương Đăng Quế bế theo con trai vào cung và khi về đã đánh tráo con của bà Từ Dũ. Người ta nói rằng Hoàng tử Hồng Nhậm, về sau là vua Tự Đức, chính là con ông Trương Đăng Quế vậy. Người ta còn dặm thêm rằng cứ nhìn vua Tự Đức thì biết; vua không trắng trẻo, đẹp trai như hàng lá ngọc cành vàng thường có, mà nước da lại ngăm ngăm, thêm mặt hơi rổ hoa vì hậu quả của bệnh đậu mùa hồi còn bé, nên mặt rồng chẳng ra dáng vương giả chút nào. Đã thế lại thể tạng yếu đuối, không có con nối dõi.

Lần nọ, tôi đem tin đồn này ra hỏi thầy tôi thì ông cụ không những xác nhận có biết về tin đồn đó mà còn kể thêm một câu chuyện về phong thủy liên hệ đến dòng họ Trương ở Quảng Ngãi như một trả lời gián tiếp bằng dẫn chứng về sự ứng nghiệm của phong thủy trong đời người. Câu chuyện như thế này :

Thuở hàn vi, thân phụ của ông Trương Đăng Quế nhà nghèo, làm nghề đưa đò ngang Một hôm, có một người Tàu tới nơi thì đò đã rời khỏi bến. Ông ta gọi đò, năn nỉ xin qua vì gấp việc, thân phụ ông Quế đã chịu khó quay đò trở lại rước khách. Đã thế lại còn không lấy tiền đò, vì thấy ông ta có vẻ là một “ông thầy Tàu” chứ không phải người buôn bán tầm thường. Vài hôm sau, chừng như xong công việc, người Tàu đó trở lại, nói với thân phụ ông Trương Đăng Quế rằng “Tôi coi tướng ông phúc hậu, tuy nghèo nhưng không tham, lại biết trọng người. Tôi làm thầy địa lý đã lâu, qua vùng này, biết ở đây có một cuộc đất rất tốt, phát công danh phú quí đến bậc đế vương, nhưng rồi tuyệt tự. Theo sách vở, thì đó là huyệt:

Nhất đại tầm thường,
Nhị đại phát văn chương,
Tam đại phát đế vương,
Tứ đại tuyệt.

(Đời thư nhất chỉ tầm thường thôi. Nhưng đến đời thứ hai thì phát về sự nghiệp văn chương, có người đỗ đạt cao. Đời thứ ba phát đến bậc đế vương. Nhưng đến đời thứ tư thì tuyệt tự)

Nếu ông muốn thì tôi làm giúp cho, gọi là trả cái ơn đãi ngộ của ông.”. Thân phụ ông Trương Đăng Quế ngẩm nghĩ một lát rồi xin nhận, vì thà huy hoàng một đời còn hơn gia đình cứ quanh quẩn trong cảnh làm thuê làm mướn mãi Thế là ông thầy địa lý Tàu đã giúp thân sinh ông Trương Đăng Quế (đời thứ nhất) cải táng ngôi mộ của thân phụ ông ta vào cái huyệt mã đặc biệt đó. Sau đó sinh ra ông Quế (đời thứ hai), thông minh học giỏi, đỗ đạt, làm quan to ba triều. Ông Quế sinh ra vua Tự Đức (đời thứ ba) và vua Tự Đức không có con nối giòng (đời thứ tư), phải nuôi các cháu gọi bằng bác làm con, “ Tứ đại tuyệt”, đúng y như thầy địa lý đã nói.

Đâu là sự thật?

Cái tin đồn về thân thế của vua Tự Đức có liên hệ đến ông Trương Đăng Quế, tôi đã được nghe hồi còn đi học đệ nhị cấp (cấp 3 bây giờ), nhưng nghe qua rồi bỏ, vì thấy chẳng có gì hấp dẫn, vì nó cũng thuộc loại tin đồn kiểu như nói rằng vua Bảo Đại không phải là con của vua Khải Định mà là con của ông này ông kia v.v. Nhưng về sau, khi trưởng thành hơn một chút, lại có ý thích tìm hiểu lịch sử, nhớ lại chuyện cũ nên mới đem ra hỏi thầy tôi thì được nghe câu chuyện vừa kể. Quả tình câu chuyện có vẻ hấp dẫn vì chi tiết mới lạ, nhưng không phải dễ tin. Nhẩm tính cái tuổi của thầy tôi (ông cụ sinh năm 1897) thì tôi biết rằng hẳn cụ cũng chỉ nghe ai kể lại chuyện đó mà thôi, nên tôi muốn thử tìm xuất xứ ra sao, bèn hỏi:

-Chắc ông Giám Tâm kể chuyện đó cho thầy nghe? (ông này là Thái giám trong cung cấm, biết nhiều chuyện thâm cung bí sử, thường kể cho thầy tôi nghe)

Thầy tôi đáp ngay:

-Không, chuyện này do ông nội kể. Cố kể cho ông nội nghe, rồi ông nội kể lại cho thầy.

Chính cái xuất xứ này làm cho tôi suy nghĩ : câu chuyện thực hư như thế nào mà truyền miệng trong gia đình quan lại đến đời tôi là bốn đời?? Ông cố tôi làm Thị lang Bộ Hộ triều Tự Đức (1848-1883), có con gái gả cho vua Dục Đức (1852-1883), bà được phong làm Nhị giai Triêm phi. Bà là thân mẫu của ông Bửu Liêm, tục gọi là ông Hoàng Mười, mà Phủ ông Hoàng Mười nay là trường Trung học Gia Hội. Ông nội tôi là Công Bộ Tá chức đời Đồng Khánh (1884-1888), Thành Thái (1888-1911) Và thầy tôi, húy Võ Văn Lang (1897-1977) là Nhất đẳng Thị vệ cuối cùng của Nhà Nguyễn. Câu chuyện không phải được lưu truyền trong dân chúng mà lại được lưu truyền trong giới quan lại triều đình. Điều ấy chứng tỏ nó phải có một cơ sở đáng tin nào đó nên mới có một hấp lực như thế. Vậy thì sự thật ở đâu ? Đó là một nghi án mà tôi rất muốn giải quyết nhưng chưa có cơ hội thuân tiện.

Muốn làm sáng tỏ vấn đề này, theo tôi nghĩ, ít ra cũng cần phải làm rõ những điểm căn bản này:

1) Giữa gia đình ông Trương Đăng Quế và bà Từ Dũ có mối liên hệ nào chăng??

2) Ông Trương Đăng Quế có người con trai nào cùng tuổi với vua Tự Đức không?

3) Vào thời điểm người ta nói đến vụ tráo con, liệu ông Quế có đủ quyền uy và thế lực để thực hiện âm mưu đó không? . . .

Những nghi vấn vừa nêu có thể được giải quyết nếu có được trong tay một tài liệu quan trọng, ấy là gia phả họ Trương ở Quảng Ngãi. Chờ mãi mấy mươi năm thì cơ may đó đã đến với tôi khi được anh chủ biên niên san Tiếng Sông Hương (Dallas, Texas) cho tham khảo cuốn gia phả đó (ấn bản Ronéo, khổ nhỏ, 1990, do Ban Trùng Tu Gia Phả Trương Tộc biên soạn và ấn hành ở Việt Nam) trong Tủ Sách Tiếng Sông Hương.

Theo đó, thủy tổ họ Trương Đăng từ Hà Tĩnh vào định cư tại Mỹ Khê, Quảng Ngãi, đến đời thân phụ ông Trương Đăng Quế – cụ cố Trương Đăng Phác – là đời thứ 6.

Cụ Phác (1758-1801) đã từng làm Tri huyện Mộ Hoa (Mộ Đức) Quảng Ngãi, dưới thời Tây Sơn; khi Nguyễn Vương ( vua Gia Long sau này) chiếm lại Quảng Ngãi, ông được lưu dung và làm đến Hữu Tuyên Vũ, phủ Quảng Ngãi. Ông sinh được 4 nam, 4 nữ, trong đó, ông Trương Đăng Quế là con thứ ba.

Như vậy thân phụ ông Trương Đăng Quế đâu có phải xuất thân dân dã tầm thường như câu chuyện phong thủy đã kể?

Ông Quế có sáu bà vợ:

– Bà Tiên thất phu nhân tên Bùi Thị Hương, là con gái của ông Tiền quân Tây Sơn họ Bùi;
– Bà Chánh thất Nhứt phẩm phu nhân là Ngọc Lê Quận chúa, con gái ông Phước Long Công.

Bà là em thúc bá vua Gia Long.

– Bà Như Phu nhân Nguyễn Thị Đặc, không rõ lý lịch;
– Bà Như Phu nhân Trần Thị Đức, không rõ lý lịch;
– Bà Như Phu nhân Ngô Thị Đắc, không rõ lý lịch;
– Bà Như Phu nhân Lê Thị Hạnh, không rõ lý lịch.

Ông và các bà sinh được 12 nam, 9 nữ.

Sử cho ta biết rằng bà Từ Dũ (1810-1901), vợ vua Thiệu Trị (1841-1847), thân mẫu của vua Tự Đức (1847-1883), là con gái ông Phạm Đăng Hưng ( 1765-1825) người Gò Công. Ông Hưng là Lễ Bộ Thượng thư, khai quốc công thần triều Gia Long. Bà húy là Phạm Thị Hằng, nổi tiếng là người có học vấn và đức hạnh, nên mới 15 tuổi đã được bà Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ thứ hai của vua Gia Long, thân mẫu vua Minh Mạng) tuyển vào cung.

Như đã nêu, trong các bà vợ của ông Quế, không có ai họ Phạm cả. Vậy căn cứ vào đâu mà nói rằng vợ ông Quế và bà Từ Dũ là chị em ruột ???

Trong các người con trai của ông Quế, có hai người được lưu danh trong sử sách. Đó là ông Trương Quang Đản (1833-1913), con của bà Ngọc Lê Quận chúa, tài kiêm văn võ, và cũng như cha, làm quan đến tột phẩm triều đình. Ông Đản có 7 bà vợ, trong đó, bà thứ hai, Nhị phẩm phu nhơn Phạm Thị Hiệp là cháu bà Từ Dũ. Đây là một chi tiết đáng lưu ý.

Người thứ hai là ông Trương Quang Để (1837-1886), làm quan đến Tham tri Bộ Binh, có nhiều chiến công, từng phò vua Hàm Nghi ra lập căn cứ chống Pháp ở Hà Tĩnh, sau tử tiết.

Rõ ràng cả hai ông này đều nhỏ tuổi hơn vua Tự Đức (sinh 1828, đời Minh Mạng) Người cùng tuổi với vua Tự Đức là ông Trương Đăng Trụ (1828-1902) con trai thứ hai của ông Quế và bà Tiên thất Bùi Thị Hương. Ông trụ có 4 bà vợ, trong đó bà vợ chính là công chúa An Mỹ, con thứ tư của vua Thiệu Trị, vì vậy, ông được phong làm Phò Mã Đô Úy.

Ngoài ra, trong tộc phả họ Trương có ghi lại một câu chuyện phong thủy lý thú vào đời ông Trương Đăng Hưng (1650-1720), vị tổ thứ hai của Trương tộc ở Mỹ Khê, Quảng Ngãi. Câu chuyện được ghi lại trong gia phả như sau:

Nguyên ông có sự nghiệp riêng, bên vườn nhà có một cây đại thọ bị trốc gốc sau một cơn bão lớn, và ông đã phát hiện tại đây một chum vàng. Ông đem về chôn lại.

Hơn mười năm sau, hôm nọ, bỗng có một người Tàu lạ, từ xa đến nơi này, đi qua lại nhiều lần như có ý tìm một vật gì. Ông vội đến hỏi thì người này đem sự thật trình bày, sau đó lại đưa tờ chúc thư của ông bà người ấy để lại, cho ông xem.

Sau khi xem xong, ông nói:
-Việc này quả có.

Rồi thành thật mời người Tàu về nhà để chỉ nơi chôn vàng.

Sau khi đào lên, xem xét lại, thấy số vàng vẫn còn y nguyên như chúc thư đã ghi, nên quá khâm phục, rồi đề nghị tặng ông một nửa để tạ ơn, nhưng ông nhất mực từ chối, ông nói:

-Đây là của cải của tiền nhân quí ông, lão phu không lấy làm gì.

Bất đắc dĩ, người Tàu này quay heo làm lễ tạ thần linh rồi thết đãi mà than rằng:

-Ông Phước Thọ này tuy nghèo khó, dù được nghìn vàng mà không đem dùng, nay tặng cũng không nhận, cái thạnh tình này, nghìn năm chỉ có một.
Xong xuôi, xin cáo biệt về nước.

Ba năm sau, người này trở lại, dẫn theo một thầy Địa lý danh tiếng người Tàu, đến xin viếng ông và đề nghị tìm tặng ông một huyệt mộ đặc biệt để báo ơn ông, và có câu khoán rằng:

“Giai thành thông thông, thế xuất hầu công.”
Tạm dịch: “Ngôi mộ này rất đẹp, đời đời có công hầu.”
Đó là ngôi MỘ LÙM, tọa lạc tại xứ Gò Ra, thuộc xã Trà Sơn.

Đến đây, tôi thấy vấn đề đã sáng tỏ ra nhiều lắm: ấy là người ta đã trộn lẫn thực và hư để phóng ra một tin đồn thất thiệt, nếu không nói là đầy ác ý, về vua Tự Đức và ông Trương Đăng Quế.

Thật vậy, rõ ràng là giữa đại gia đình của lão thần họ Trương và bà Từ Dũ có quan hệ thân tình, đó là cháu gọi bà Từ Dũ bằng cô là con dâu ông Quế ( chứ không phải em bà Từ Dũ là vợ ông Quế). Rõ ràng là trong số các người con của ông Quế, có người cùng tuổi với vua Tự Đức, nhưng không thể có sự đánh tráo được, như sẽ dẫn chứng sau. Rõ ràng là trong tộc Trương có câu chuyện phong thủy liên quan đến sự thịnh phát của dòng họ, nhưng câu chuyện này thuộc đời thứ hai chứ không phải đời thứ sáu của thân sinh ông Quế, và không có cái huyệt nào gọi là “Tứ đại tuyệt”.cả

Bây giờ, xin thử phân tích khả năng đánh tráo con. Vua Tự Đức sinh năm 1828, đời Minh Mạng. Vua Minh Mạng là một ông vua nổi bật nhất của Nhà Nguyễn, rất có đầu óc tổ chức, kỹ cương, và quyết đoán. Chính vua đã lập ra Tôn Nhân Phủ để thống nhất quản lý Hoàng tộc một cách chặc chẽ. Ngoại trừ vua Gia Long (vua đầu) và vua Bảo Đại (vua cuối), các vua Nhà Nguyễn không có lệ lập thái tử. Vua kế vị được chỉ định trong di chiếu và chỉ sau khi vua băng hà, di chiếu mới được mở ra tuyên đọc để biết người kế vị là ai. Vua Minh Mạng mất năm 1841 và vua Thiệu trị mất năm 1847, khi vua Tự Đức mới 19 tuổi.

Nếu ông Trương Đăng Quế có mưu đồ to lớn về sau nên bày ra việc tráo con như người ta đã đồn đãi, thì không những chúng ta ngày nay mà hết thảy mọi người mọi đời phải nghiêng mình bái phục ông Quế, bởi vì ông là một Gia Cát tái sinh, tài trí tuyệt vời, đã tiên liệu mọi chuyện, đã sắp đặt mọi việc từ 19 năm trước, lúc mà ngay chính vua Thiệu Trị, lúc bấy giờ đang còn là hoàng tử Miên Dung, chưa chắc đã biết mình có được làm vua hay không !!!

Mặt khác, giả như ông Trương Đăng Quế có mưu đồ đó, thì thử hỏi với địa vị của ông lúc bấy giờ, khi vua Tự Đức mới ra đời (1828), có đủ tầm vóc để khuynh loát Triều đình, dám qua mặt một ông vua thông minh, sắc sảo và quyết đoán, như vua Minh Mạng không?

Căn cứ vào vào gia phả, ông đỗ cử nhân vào cuối đời Gia Long, năm 1819, và khởi nghiệp công danh với chức Hành tẩu Bộ Lễ. Chín năm sau, “Năm Minh Mạng thứ 9 (1828) nhận chỉ dụ giao sang Bộ Lại, lo trách nhiệm hướng dẫn các quan mới chỉnh đốn y phục vào bái kiến, sung chức Hành tẩu Văn Thư Phòng. Cũng năm ấy, sung chức Quản lý Công việc Văn Thư Phòng. Tháng 10 thăng Thượng bảo Thiếu khanh (thấp hơn Hường lô Thiếu khanh môt bậc), giữ công việc Quản Cai Phòng.” (Trương Tộc Hệ Phả, Hệ 7, tr.5) Với chức vụ này, theo quan chế Nhà Nguyễn, thì ông mới chỉ là quan Ngũ phẩm, nghĩa là quan bé chứ chưa phải là quan lớn, hàng đại thần. Không thể nào có chuyện một ông quan mới vào hàng Ngũ phẩm mà đã có mưu đồ soán đoạt với tính toán lâu dài ghê gớm như vậy.

Mặt khác, việc tráo con, nếu xảy ra, hẳn phải có sự đồng lõa của bà Từ Dũ. Một người nổi tiếng đức hạnh và tôn quân như bà Từ Dũ chắc chắn không bao giờ tán trợ một việc làm điên đảo cương thường như thế.

Tóm lại, tin đồn nói rằng vua Tự Đức là con của ông Trương Đăng Quế hoàn toàn là một tin bịa đặt đầy dụng ý. Cả câu chuyện phong thủy cũng nằm trong dụng ý loan tin thất thiệt đó.

Một câu hỏi được đặt ra là: ai đã bịa chuyện như thế? Và, với dụng ý gì? Thiết tưởng một chút lịch sử vào thời đó có thể giúp chúng ta một lời giải đáp.

Huynh đệ tương tàn

Khi vua Thiệu Trị băng hà (1847), người con trưởng là Hồng Bảo đã thất vọng đắng cay vì không được nối ngôi. Theo di chiếu, người kế vị là hoàng tử thứ hai, tên Hồng Nhậm, tức vua Tự Đức sau này. Lý do là, Hồng Bảo, theo nhận xét của vua Thiệu Trị, là người ham chơi, thiếu đức, lại con vợ thứ, trong khi đó hoàng tử Hồng Nhậm tuy con thứ nhưng con bà vợ chính, lại nổi tiếng hay chữ và đức độ. Ý đồ giành lại ngai vàng luôn luôn nung nấu trong đầu ông hoàng thất thế này và thế lực nước ngoài là nơi ông muốn dựa vào để giành lại quyền bính từ tay người em khác mẹ.

Tháng 1 năm 1851, ông toan trốn sang Singapore để cầu viện người Anh nhưng cơ mưu bại lộ. Ông khóc lóc năn nỉ, nói với vua Tự Đức rằng nay ông nghèo khó nên người ta khi dễ ông, có ý làm hại ông nên ông phải tìm nơi khác để sống chứ không có ý gì khác. Vua Tự Đức không làm tội, lại an ủi và chu cấp tiền bạc để sống cho ra vẻ hơn. Dầu vậy, An Phong Công Hồng Bảo vẫn âm thầm tổ chức tay chân ở trong và ngoài nước để chờ cơ hội đảo chính. Năm 1855, do một người trong bọn tố cáo, triều đình đã phá vỡ được âm mưu nội ứng ngoại hiệp này và hốt trọn gói . Để tránh tiếng “nồi da xáo thịt”, vua giao vụ án cho triều đình luận tội (đình nghị) và Hồng Bảo bị kết án lăng trì. Vua Tự Đức giảm xuống còn chung thân, tịch thu tài sản, cấm con Hồng Bảo không được mang họ Nguyễn Phước mà phải mang họ mẹ là họ Đinh. Hồng Bảo vì uất ức, xấu hổ, đã thắt cổ chết trong ngục. Nhưng sự việc chưa phải chấm dứt ở đó. Mười lăm năm sau, nó lại được hâm nóng trở lại dưới một hình thức khác.

Vua Tự Đức tuy không phải là hôn quân bạo chúa gì, nhưng dưới triều đại này hầu như đất nước không có một ngày thanh bình. Nội loạn và ngoại xâm thay nhau diễn ra khắp nơi. Ngay tại kinh đô, ba anh em Đoàn Trưng, Đoàn Hữu Ái và Đoàn Tư Trực, lấy danh nghĩa phò tá Đinh Đạo (con của Hồng Bảo) lấy lại ngôi vị chính thống, đã tìm cách lật đổ vua Tự Đức qua một biến cố thường được gọi là giặc Chày vôi.

Để thực hiện mưu đồ này, về chính trị, ba anh em họ Đoàn cùng Trương trọng Hòa, Phạm Lương, lập ra Sơn Đông Thi Tửu Hội để làm nơi gặp gỡ và qui tụ người cùng chí hướng. Về quân sự, họ đã bí mật tuyên truyền và nắm được số quân lính và dân phu đang xây dựng cơ sở Vạn Niên làm lực lượng nòng cốt. Nguyên vua Tự Đức đang cho xây lăng của ông tại vùng núi Vạn Niên, một đại công trình thuộc loại “niên công nguyệt công” nên phải tập trung rất đông quân lính và dân phu. Thống chế Nguyễn Văn Xa chỉ huy công trường một cách hà khắc, thô bạo, đã tạo nên một nỗi phẩn uất ngấm ngầm trong đám quân dân lao khổ. Điều này đã được phe họ Đoàn khai thác triệt để, thể hiện qua câu ca dao còn truyền đến ngày nay:

Vạn Niên là Vạn Niên nào?
Thành phơi xương lính, hào đào máu dân.

Nửa đêm 16/9/1866 (8/8 Bính Dần) dưới sự chỉ huy của phe họ Đoàn, lực lượng dân, quân Vạn Niên võ trang bằng gươm giáo và chày giả vôi (vì vậy mới gọi nôm na là giặc Chày vôi) đã nổi dậy, lật đổ thống chế Xa và tay chân, rồi rùng rùng kéo về kinh thành, xông vào Đại Nội quyết bắt cho được vua Tự Đức. Nhờ phản ứng kịp thời của toán cận vệ dưới quyền chỉ huy của Chưởng vệ Hồ Oai, vua Tự Đức đã thoát nạn trong đường tơ kẻ tóc và cuộc phản loạn bị đập tan ngay trong đêm đó (1). Anh em họ Đoàn bị bắt, và khỏi phải nói về số phận của phe chiến bại. Điều đáng nói là cả gia đình Đinh Đạo đều bị xử tử , dù không có bằng cớ tham gia trực tiếp vào vụ tạo phản.
Thuỷ tạ trong lăng Tự Đức

Chiến tranh tâm lý?

Không phải bước vào thời văn minh hiện đại mới có chiến tranh tâm lý. Điều này cha ông chúng ta đã làm từ lâu. Chẳng hạn, vào thế kỷ 15, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, Nguyễn Trãi đã cho người kín đáo lấy mật viết trên lá rừng mấy chữ “Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần” (Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi). Kiến lần theo vết mật mà ăn, tạo nên nét chữ lờ mờ một cách tự nhiên như do thánh thần nào đó viết ra. Thế là một đồn trăm đồn ngàn và uy tín của Lê Lợi, người được coi là thừa mệnh Trời làm vua, lên cao trong lòng dân, một yếu tố quan trọng góp phần trong cuộc chiến tranh giành độc lập. Hầu như không có ông vua nào dựng nghiệp lại không có một huyền thoại thiên mệnh bao phủ . Nếu đã có mánh lới tạo uy tín cho người cầm đầu thuộc phe ta thì hẳn không thiếu ngón đòn tâm lý nhằm hạ bệ đối phương.

Qua vụ án Hồng Bảo và giặc Chày vôi, vua Tự Đức rõ ràng là đối tượng của một sự tranh chấp quyền lực. Và Trương Đăng Quế với hai lần vinh dự mang danh hiệu “Cố mạng lương thần”, là người hổ trợ nòng cốt cho quyền lực đó, nên cả hai cần phải được hạ bệ uy tín . Chính vì vậy mà trong cái tin đồn rỉ tai kia cả hai đều có mặt khăn khít.

Qua tin đồn đó, người tung tin muốn cho người nghe hiểu ngầm rằng cặp bài trùng Tự Đức-Trương Đăng Quế là hoàn toàn bất xứng trong địa vị cao tột của họ lúc bấy giờ. Vua là thứ lộn sòng, đánh tráo chứ chẳng phải lá ngọc cành vàng gì, còn bầy tôi thì thuộc loại mưu mô gian ác nên thiên bất dung gian, phạt cho cái án tuyệt tự. Vậy thì phải làm gì bây giờ? Phải trừ gian tà, phải khôi phục chính thống. Ai xứng đáng là dòng dõi chính thống đây? Đã hỏi, tức khắc thấy ngay câu trả lời: Còn ai hơn An Phong Công Hồng Bảo và hậu duệ của ông !

Phải công nhận tác giả tin đồn này là một tay khôn ngoan, thủ đoạn có hạng. Thói thường, từ không mà nói có, nghĩa là “nói dựng đứng” thì rất khó thuyết phục người nghe. Vì vậy, người ta đã bẻ cong sự thật, trộn lẫn thật và giả rất khéo khiến người nghe dễ dàng bị hấp dẫn, thuyết phục. Trong hoàn cảnh thông tin bị hạn chế vào thời đó, người nghe không thể nào kiểm chứng thật giả những gì được rỉ tai. Vả chăng, tin rỉ tai thuộc loại thâm cung bí sử bao giờ cũng hấp dẫn, và câu chuyện cứ thế mà lan truyền và lưu truyền.

Nay thì tôi tin rằng những tin đồn về mối quan hệ mờ ám giữa vua Tự Đức và ông Trương Đăng Quế đều là sản phẩm chiến tranh tâm lý do phe đối lập tung ra trong cuộc tranh chấp quyền lực lúc bấy giờ nhằm hạ bệ uy tín của giới cầm quyền. Phải chờ mấy mươi năm mới có cơ hội giải quyết được một nghi vấn lịch sử, ít ra cũng cho riêng mình, mới hay đi tìm sự thật không dễ.

Chú thích:

(1) Trong khi chiến đấu, Hồ Oai bị Đoàn Trực chém đứt một lổ tai, nhưng sau đó đã đâm chết Trực và bắt sống Đoàn Trưng. Do công trạng này, vua Tự Đức đã phong cho ông làm Đô Thống chế Dinh Long Vũ, tước Dũng Nghĩa Tử, Quản lãnh Thị vệ Đại thần, thưởng một thẻ bài bằng vàng có khắc 5 chữ Sắc tứ Trung Dũng Tướng, một thẻ bài khác bằng ngọc quý, một cái nhẫn vàng gắn kim cương, và 10 lạng vàng. Ông làm đến Tiền Quân Đô Thống kiêm Tả Quân (nhất phẩm quan Võ) (Theo Đại Nam Chánh Biên Liệt Truyện )

Nguồn: Võ Hương An (NCLS)