Sunday, September 17, 2017

Những hình ảnh cực hiếm về sông Bến Hải - Cầu Hiền Lương những năm chiến sự.


Cuộc đối đầu trên cầu Hiền Lương khu vực phi quân sự DMZ


Cầu Hiền Lương là địa danh quan trọng của Việt Nam thập niên 1960 vì nơi đây là ranh giới chia cắt hai miền Nam - Bắc những hình ảnh lịch sử dưới đây được tạp chí LIFE ghi lại.

Cầu Hiền Lương nằm trong khu vực phi phân sự vĩ tuynn 17 (V- DMZ) được lập ra theo hiệp đinh Geneve về Đông Dương năm 1954. Biểu tượng chia cắt trong quá khứ, nhìn từ một tòa nhà năm ở bờ Nam, 1966.

Theo dự kiến đường biên giới này sẽ được xóa bỏ sau 2 năm sau đó qua cuộc tổng tuyển cử. Tuy nhiên nó đã trở thành biên giới chia cắt Việt Nam trong thời chiến tranh (trong ảnh đầu cầu phí Nam Hiền Lương 1966)

Sự ra đời của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 là kết quả của một cuộc đấu trí dai dẳng giữa Việt Nam Dân chủ cộng hòa và Pháp. Ảnh: Các công trình của miền Bắc ở đầu phía Bắc cầu Hiền Lương, 1966.


Việt Nam Dân Chủ Cộgg Hòa đề xuất vĩ tuyến 13, Pháp muốn vĩ tuyến 19. Sau nhiều vòng đàm phán gay go, vĩ tuyến 17 được cả hai bên chấp nhận. (Trong ảnh là đồn công an của phe phía Bắc)

Nằm ở vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương đã đi vào lịch sử. Cầu được xây dựng năm 1952, đến 1967 bị đánh sập. Một chiến sĩ giải phóng đứng ở phía Bắc cây cầu.
Hai bên cầu và dọc theo dòng sông là cuộc đối đầu không tiếng súng rất khốc liệt, diễn ra dưới nhiều hìhh thức khác nhau. Phải kể đến là loa công suất lớn bố trí dọc theo biên gới để phát đi những thông điệp chính trị nhằm vào đối phương.

Đấu cờ, không ồn ào nhưng cũng chẳng kém phần khốc liệt. Từ năm 1954 - 1967, giữa hai đầu cầu Hiền Lương đã có cuộc đua về chiều cao của cột cờ, với cuột rượt đuổi gay cấn. Việt Nam dân chủ cộng hòa đã chiến thắng với ctt cờ có chiều cao 38,6m cao nhất trong lịch sử tồn tại của khu phi quân sự vĩ tuyến 17, được dựng năm 1962
Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tìm mọi cách phá hoại cột cờ của Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Cuộc không kích quy mô lớn vào ngày 2/8/1967 đã làm cột cờ bị gãy. Đêm hôm sau, các chiến sĩ Giải phóng đã đưa bộc phá sang đánh sập cột cờ ở bờ Nam. Từ đó đến hết chiến tranh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thêm 11 lần dựng cờ bằng gỗ cao 12 - 18m, 42 lần lá cờ bị bom đạn phá hỏng.
"Cuộc chiến màu sắc" là một diễn biến kịch tính khác, liên quan trực tiếp đến cầu Hiền Lương. Ở đoạn giữa cầu có một vạch trắng kẻ ngang, rộng 1cm được dùng làm ranh giới. Những người lính của hai phía nhiều khi chỉ đứng cách nhau vài mét ở hai bên ranh giới này.
Thoạt đầu Việt Nam Cộng hòa chủ động sơn một nửa cầu phía nam thành màu xanh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn tiếp màu xanh một nửa cầu còn lại. Sau Việt Nam Cộng hòa lại chuyển sang màu nâu thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng sơn lại màu nâu...
Cứ như thế, cầu Hiền Lương luôn thay đổi màu sắc, hễ Việt Nam Cộng hòa sơn một màu khác đi thì ngay lập tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liền sơn lại cho giống. Đây là một cách đấu tranh chính trị nhằm nói lên khát vọng thống nhất đất nước của những chiến sĩ Giải phóng.
"Đấu biểu ngữ" cũng là một phần của cuộc chiến tâm lý giữa hai đầu cầu. Vào năm 1961, biểu ngữ ở cổng chào đầu cầu phía Nam là "Muốn thống nhất lãnh thổ phải có Tổng thống Ngô Đình Diệm". Trở trêu thay, 2 năm sau đó vị Tổng thống độc đoán này đã chết thảm trong cuộc đảo chính do người Mỹ giật dây ở Sài Gòn.
Đối diện với cổng chào có phần "mong manh" của Sài Gòn là cánh cổng xây bằng bê tông bề thế và vững chắc của Việt nam Dân chủ cộng hòa.
Thông điệp của toàn thể nhân dân Việt Nam: "Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh muôn năm!". Hình ảnh thực hiện năm 1961.
Nếu bờ Nam sông Bến Hải tràn ngập các biểu ngữ ca ngợi Tổng thống Diệm và bôi nhọ miền Bắc, thì những biểu ngữ ở miền Bắc tập trung vào việc thể hiện quyết tâm thống nhất đất nước...
...Hướng đến tương lai của toàn thể dân tộc.
...Hi vọng một biện pháp hòa giải, thống nhất trong hòa bình vào thời điểm chiến tranh chưa bùng nổ ác liệt (1961).
"Nam Bắc một nhà", một sự thật hiển nhiên, bất chấp những thế lực xấu đang tìm cách chia rẽ đất nước.
Chỉ đích danh thủ phạm chính của sự chia rẽ: Đế quốc Mỹ.
Theo hiệp định Genève, Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 sẽ nằm dưới sự giám sát của các nhân viên quốc tế, hai bên đều không được gây nên bất cứ một hành động xung đột nào trong DMZ, hoặc từ trong DMZ ra, hoặc từ ngoài vào DMZ và phải tránh mọi thái độ hay hoạt động có thể đưa đến xung đột.
Trong những năm 1960, Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng hòa bảo vệ khu vực giới tuyến. Ảnh: Xe tải chở quân đội Sài Gòn hướng về gần vĩ tuyến 17, 1966.
Quân đội Sài Gòn tập kết gần vĩ tuyến 17 với các vũ khí hạng nặng.
Trại lính của quân đội Sài Gòn gần vùng giới tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị

Dù hết sức nỗ lực ngăn chặn, chính quyền Sài Gòn vẫn không thể cản được ý chí thống nhất đất nước củaViệt Nam Dân chủ cộng hòa.

Đó là lý do khiến sự tồn tại của Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương chỉ kéo dài đến năm 1967.
Tháng 10/1967, trước áp lực của Quân đội Giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đơn phương xóa bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời tại vĩ tuyến 17. Cầu Hiền Lương đã bị máy bay Mỹ đánh sập thời gian này.

Tình trạng ngừng bắn tại vĩ tuyến 17 chấm dứt. Sau nhiều cuộc giằng co, từ tháng 6 năm 1969 cho đến 1975, khu vực này nằm dưới sự kiểm soát của quân lực lượng Giải phóng. Ảnh: Con đường phía Nam cầu Hiền Lương, 1966.
Vĩ tuyến 17 đã trở thành biểu tượng oanh liệt về cuộc đấu tranh giành tự do, thống nhất tổ quốc mà nhân Việt Nam đã kiên cường tiến hành trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
Đạo diễn nổi tiếng người Thụy Điển Gerald Evans nhận xét: "Vĩ tuyến 17 là nơi trưng bày sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam". 

Ảnh: Một khoảnh khắc bình yên hiếm hoi tại vĩ tuyến 17, 1966. Tạp chí LIFE ghi lại


Đọc thêm các tài liệu khác tại city tour đà nẵng:
1 Tham gia Group Tài liệu thuyết minh du lịch
2 Đăng ký kênh Youtube thuyết minh dành cho hướng dẫn viên
3 Ý nghĩa và biểu tượng cổng Tam Quan
4 Lịch sử hình thành 3 ngôi chùa Linh Ứng tại Đà Nẵng
5 Lịch sử chùa Tam Thai tại Ngũ Hành Sơn
6 Tài liệu Thuyết minh về tháp Xá Lợi
7 7 sự hiểu lầm về đạo Phật ở Việt Nam
8 Ý nghĩa số 7 trong đạo Phật (nằm giữa bài viết)
9 Bài thuyết minh về đại nội Huế
10 Download nhiều ebook lịch sử 
11  Lược sử về cuộc đời Phật Thích Ca.
12 Tam Thế Phật là ai và có ý nghĩa gì?
13  Những địa danh vùng miền bị thay đổi và sai lệch
14 Lịch sử thú vị của ngày lễ tình nhân
15 Tài liệu lịch sử về đảo Cù Lao Chàm
16  Tài liệu thuyết minh về sông Bến Hải - cầu Hiền Lương ở Quảng Trị
17 Tín ngưỡng thờ môn thần (thần giữ cửa) ở Hội An
18 Lịch sử về Rừng Dừa Bảy Mẫu tại Hội An
19 Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng
20 Chuyện ăn uống của các vua Nguyễn
21 Chuyện phòng the của vua Nguyễn
22 Ý nghĩa của việc chắp tay trong đạo Phật
23 Thuyết minh về Bắc Đế Trấn Vũ tại Chùa Cầu Hội An
24 Lược sử đạo Thiên Chúa Giáo
25  Tour phố cổ Hội An 1 ngày: 440.000 vnd/1 khách

Saturday, September 2, 2017

Hai vụ án nổi tiếng của triều Nguyễn qua sách cổ

Trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều vụ án liên quan đến bậc công thần. Riêng vương triều Nguyễn có hai vụ án nổi tiếng là vụ Nguyễn Văn Thành và Tả Quận công Lê Văn Duyệt.

Đọc thêm:

Nguyễn Văn Thành (1758–1817) là một trong những vị khai quốc công thần của triều Nguyễn và là một trong những người có công lớn nhất đưa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi, trở thành vị vua đầu tiên (vua Gia Long) của triều Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam (1802–1945). Ông bôn ba theo vua Gia Long từ lúc khó khăn nhất đến khi nhà Nguyễn thống nhất được giang sơn. Cùng với vua Gia Long, ông đã trải qua nhiều thử thách khi quân Tây Sơn truy đuổi. 

Dù là công thần của triều đình nhưng Nguyễn Văn Thành đã liên quan đến một vụ án thời vua Gia Long để rồi ông đã phải chọn cái chết tức tưởi. Điều đặc biệt ở chỗ Nguyễn Văn Thành là người soạn thảo Bộ luật Gia Long nhưng chính ông đã phải nhận cái án đầy khắc nghiệt mà mình đã soạn ra.

Vụ án của Nguyễn Văn Thành xuất phát từ một bài thơ và ông đã phải chịu trách nhiệm liên đới. Nguyễn Văn Thành có con trai Nguyễn Văn Thuyên. Vốn hâm mộ văn chương, Thuyên thường làm thơ, ngâm vịnh văn thơ với những kẻ sĩ. Bấy giờ nghe người ở Thanh Hóa là Nguyễn Văn Khuê và Nguyễn Đức Nhuận có tiếng hay chữ, ông Thuyên làm một bài thơ tặng.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ” (ghi chép lịch sử thời vua Gia Long) chép bài thơ có nội dung sau: “Nghe nói Ái Châu nhiều tuấn kiệt/ Dành để chiếu bên ta muốn chờ/ Vô tâm ôm mãi ngọc Kim Sơn/ Tay sành mới biết ngựa Ký Bắc/ Thơm nghìn dặm lan trong hang tối/ Vang chín chằm phượng hót gò cao/ Phen này nếu gặp Tể (tướng) trong núi/ Giúp ta kinh luân chuyển hóa cơ”.

Bài thơ đến tai nhiều vị quan triều đình, trong đó có vua Gia Long. Do Nguyễn Văn Thành là công thần nên có một số người ghen tị với công trạng của ông. Những người có hiềm khích với Nguyễn Văn Thành đã dựa vào hai câu cuối của bài thơ mà lập luận, suy đoán, thêu dệt thành ý phản loạn, truất ngôi vua của cha con ông. Ông đã bị tước hết chức quan và tiếp tục chờ xử lý.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 53, năm Gia Long thứ 15 (1816) có chép: Vua nói: “Văn Thành là kẻ có tội nhưng cũng nên có cách xử trí”. Bèn thu quan phục và kiếm, Văn Thành mất chức. Vua bảo bầy tôi rằng: “Văn Thành thân làm đại thần mà dung túng cho con kết nạp môn khách là hiếu danh ư? Hay ý muốn làm gì? Lật ngôi vua ư? Phản loạn ư?”.

Dù là bậc thiên tử nhưng trước sức ép các quan khác, Gia Long đã không bảo vệ được một trong những vị công thần có công lớn đưa mình lên ngôi hoàng đế là Nguyễn Văn Thành. Vụ án ngày càng trở nên căng thẳng trong triều đình, cuối cùng Nguyễn Văn Thành đã phải chịu cái án nặng nhất – cái chết.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 55, năm Gia Long thứ 16 (1817) có chép: Vua nói: “Trẫm đãi Văn Thành không bạc, nay hắn tự mình làm nên tội thì phép công của triều đình trẫm không thể làm của riêng được”. Vua bèn sai bắt Văn Thành và con giam ở nhà quân Thị lang. Bầy tôi họp để xét hỏi Văn Thành. Hỏi: “Có làm phản không? Có muốn lật ngôi không?”. Thành nói: “Không”.

Vài ngày sau, thống chế Hoàng Công Lý nói với Văn Thành rằng: “Án đã xong rồi, vua bắt bầy tôi chết, bầy tôi không chết không phải là trung”. Thành lặng im uống thuốc độc chết. Vua triệu Hoàng Công Lý hỏi rằng: “Văn Thành khi chết có nói gì không?”, Công Lý nói: “Bẩm không”. Vua giận nói rằng: “Văn Thành không biện bạch mà chết, sự nhơ bẩn càng rõ rệt”. Đúng lúc đó, có quân lính lại nhặt được tờ di chiếu trần tình của Văn Thành trước lúc chết ở nhà quân đem dâng. Vua cầm tờ trình khóc to đưa lên cho bầy tôi xem mà dụ rằng: “Văn Thành từ lúc nhỏ theo trẫm có công lao to. Nay nhất đán đến nỗi chết, trẫm không bảo hộ được ấy là trẫm kém đức”.

Vụ án Nguyễn Văn Thành khép lại để lại những dấu hỏi lớn trong triều đình. Nguyễn Văn Thành phải uống thuốc độc tự tử, còn người con trai của ông là Nguyễn Văn Thuyên bị trảm quyết. Việc vì sao tờ di chiếu trần tình trước lúc chết của Nguyễn Văn Thành lại không đến được tay vua trước lúc ông chết vẫn là bí ẩn.

Sách “Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập” nói về việc vua Gia Long phong cho Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Thành. Ảnh: Cảnh sát toàn cầu.

Tả Quận công Lê Văn Duyệt (1764–1832) là công thần trụ cột của nhà Nguyễn. Ông đã theo tòng chúa Nguyễn Phúc Ánh từ năm 17 tuổi, cùng với chúa Nguyễn Phúc Ánh và các tướng lĩnh khác lấy thành Bình Định, chiếm thành Phú Xuân, thu đất Bắc Hà về cho nhà Nguyễn, giữ chức Tổng trấn Gia Định Thành 2 lần: từ 1812 đến 1815 (triều vua Gia Long) và từ 1820 đến 1832 (triều vua Minh Mạng). Vì thế mà Lê Văn Duyệt được liệt vào hàng ngũ khai quốc công thần của vương triều Nguyễn. Thế nhưng cuộc đời ông đã gặp một chuyện hy hữu liên quan đến người con nuôi là Lê Văn Khôi để rồi trở thành một vụ án lớn mà lịch sử thường gọi là vụ án Lê Văn Duyệt.

Từ khi con nuôi ông là Lê Văn Khôi nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định) vào năm 1833, vua Minh Mạng thường ban trách Lê Văn Duyệt. Năm 1835, dù Lê Văn Duyệt đã chết nhưng sau khi triều đình dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Phan Bá Đạt dâng sớ kể tội Duyệt xin vua đưa người thân Lê Văn Duyệt về Hình bộ xét tội. Minh Mạng giao cho đình thần nghị xử. Vài hôm sau có nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Lê Văn Duyệt, có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 162 năm Minh Mạng thứ 16 (1835) chép về tội án của Lê Văn Duyệt như sau: Duyệt vì lời nói và việc làm bội nghịch, có 7 tội đáng chém: 1- Sai người riêng của mình sang Diến Điện kết ngoại giao ngầm. 2- Xin đưa thuyền Anh Cát Lợi đến kinh thành để tỏ mình có quyền. 3- Xin giết Thị vệ Trần Văn Tình để khóa miệng người khác. 4- Dâng sớ chống lại mệnh vua. 5- Kết bè đảng. 6- Giấu riêng những giấy đóng sẵn ấn Ngự bảo. 7- Gọi mộ tiên nhân là “lăng”.

Vua dụ rằng: “Thế đủ thấy lẽ trời sáng tỏ công khai, đạo công tồn tại ở ta thực không thể bưng bít. Kẻ quyền gian gây vạ cả thiên hạ đều giận. Vả, Lê Văn Duyệt đếm tội cũng không kể hết, nói đến đau lòng, dù bổ áo quan mà phanh thây cũng không oan. Song nghĩ, hắn chết đã lâu, lại đã truy đoạt quan tước, nay nắm xương khô cũng không được để yên. Vậy sai Đốc phủ Gia Định lập tức phá tan mồ mả thành đất phẳng và dựng cái bia đá ở trên khắc 8 chữ: “Quyền yêm Lê Văn Duyệt phục pháp xứ” (Chỗ quan lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu tội chết) để nêu rõ tội danh sau khi chết mà làm sáng tỏ phép nước về sau này và để làm gương răn cho những kẻ quyền gian muôn đời, người nhà hắn thì trị nghiêm…”.

Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng. Các ngôi mộ cha mẹ ông bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. Vụ án Lê Văn Duyệt khép lại để lại nhiều ẩn khuất.


Nguồn: Cảnh sát toàn cầu (https://goo.gl/nXKTpH)

 - Xem thêm nhiều bài thuyết minh tại: http://citytourdanang.com/lich-su-van-hoa  hoặc về lai TRANG CHỦ của BLOG NÀY

 Nếu bạn quên địa chỉ này hãy lên google gõ "tài liệu thuyết minh du lịch" bạn sẽ thấy trang này đầu tiên.


Danh tướng Trần Quang Diệu

Trần Quang Diệu vốn tên là Trần Văn Đạt, người làng An Hải tây, tổng An Lưu hạ, tỉnh Quảng Nam, nay thuộc quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Ông là một danh tướng của nhà Tây Sơn, là con trai của ông Trần Tấn Nghĩa và bà Phan Thị Hy. Ông đã từng được phong đến chức Thái phó, đứng vào hàng Tứ trụ đại thần cùng với Thiếu bảo Nguyễn Văn Huấn, Đại tư đồ Võ Văn Dũng và Đại tư mã Nguyễn Văn Danh (tức Nguyễn Văn Tứ). 

Ông cùng với vợ là bà Bùi Thị Xuân suốt đời tận tụy vì vua vì nước. Vợ chồng ông có công rất lớn trong việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh xâm lược đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789). Năm 1790, ông làm Đốc trấn Nghệ An và trông coi việc xây thành Phượng hoàng trung đô.

Tướng Trần Quang Diệu 

Ngoài mặt trận, ông là một viên tướng vũ dũng hiên ngang, đã từng phen làm cho quân thù khiếp vía. Trong triều, ông là vị trung thần, luôn nêu cao lòng trong sạch và ngay thẳng.

*******

Sau khi vua Quang Trung băng hà (1792), ông hết lòng phò vua Cảnh Thịnh (Nguyễn Quang Toản) chống lại chúa Nguyễn Ánh ở phương Nam.Tuy mấy lần thắng quân Nguyễn ở Qui Nhơn, nhưng ông vẫn không được vua Cảnh Thịnh trọng dụng vì ông vua trẻ tuổi này thường hay nghe lời dèm pha nên sinh lòng nghi kỵ. Vua Cảnh Thịnh lên ngôi lúc còn quá nhỏ (mới 10 tuổi) nên cậu ruột của vua là Thái sư Bùi Đắc Tuyên nắm hết quyền hành, làm lắm điều càn rỡ khiến trong các quan có nhiều người oán giận.

Tháng giêng năm Ất Mão (1795), Trần Quang Diệu mang 15.000 lục quân và 5 đạo thủy quân ào ạt đánh thành Diên Khánh (Khánh Hòa). Hoàng tử Cảnh và Giám mục Bá Đa Lộc đang giữ thành này. Tuy quân Nguyễn đẩy lui được cuộc tấn công thứ nhất, nhưng rõ ràng thành Diên Khánh đang nằm trong thế nguy. Nguyễn Ánh phải vội vã đem chu sư ra cứu. Trận chiến chưa ngã ngũ thì có tin các đại thần Tây Sơn đang giết nhau ở Phú Xuân (Huế) nên Trần Quang Diệu phải vội vã rút binh về.

Nguyên lúc bấy giờ triều đình Tây Sơn chia làm hai phe, các đại thần, tướng lãnh khuynh loát và hãm hại lẫn nhau. Vũ Văn Dũng đang trấn nhậm Bắc hà thì bị Thái sư Bùi Đắc Tuyên phái Ngô Văn Sở ra thay thế (1795). Dũng bất mãn, nghe lời xúi giục của quan Trung thư lệnh là Trần Văn Kỷ bèn mưu với Nguyễn Văn Huấn và Phạm Công Hưng đang đêm mang quân tới vây bắt Thái sư Bùi Đắc Tuyên cùng con là Bùi Đắc Trụ và tướng Ngô Văn Sở đem dìm xuống sông chết hết. Vua Cảnh Thịnh không sao ngăn được, chỉ biết gạt nước mắt khóc thầm. Trần Quang Diệu đang vây thành Diên Khánh nghe tin hoảng sợ, nói với các tướng rằng:

- Chúa thượng không phải là người cứng cỏi, để cho các đại thần giết hại lẫn nhau. Nếu trong mà không yên thì ngoài đánh người ta thế nào được!

Rồi ông lập tức rút quân về, đóng ở An Cựu, trên hữu ngạn sông Hương. Vũ Văn Dũng cùng nội hầu Tứ mang quân bản bộ giữ mé tả ngạn, ỷ mệnh vua ra cự địch. Vua Cảnh Thịnh sợ hãi quá, phải sai quan ra khuyên giải cả hai bên, Trần Quang Diệu mới đem các tướng vào chầu rồi cùng với phe Vũ Văn Dũng giảng hòa.

Trần Quang Diệu là người bao dung, nhân hậu. Khi quân Nguyễn ra vây đánh thành Qui Nhơn, vua Cảnh Thịnh sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem binh vào cứu, nhưng quân của Dũng chưa đánh đã tan, đến nỗi bại binh. Việc ấy là tội của Dũng, nhưng nhờ Trần Quang Diệu giấu đi nên vua không biết. Dũng chịu ơn ấy nên mới kết nghĩa sinh tử với Trần Quang Diệu.

Bấy giờ ở Phú Xuân nhiều người ganh ghét Trần Quang Diệu vì ông là tướng tài, lập được nhiều chiến công, muốn nhân dịp ấy đổ tội cho ông, bèn tâu vua Cảnh Thịnh xin sai người đưa mật thư cho Vũ Văn Dũng, bảo phải giết ông đi. Dũng nhận được thư liền đưa cho Trần Quang Diệu xem. Ông vừa sợ vừa giận, lập tức kéo quân về Phú Xuân, đóng ở mé nam sông Hương, nói rằng về hỏi tội kẻ loạn thần.

Vua Cảnh Thịnh sai người ra giảng hòa nhưng không ai dám đi. Sau phải bắt mấy người nộp cho Trần Quang Diệu, ông mới chịu vào chầu. Vua Cảnh Thịnh bèn tìm lời giảng dụ, khuyên ông phải hết lòng hết sức giúp vua giúp nước. Ông khóc lạy vua rồi xin cùng Vũ Văn Dũng đem quân thủy bộ vào lấy lại Qui Nhơn.

Tháng giêng năm Canh Thân (1800), Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng vây thành. Võ Tánh cố thủ, không chịu ra đánh. Thành bị vây rất ngặt. Tháng 5 năm Tân Dậu (1801), lương thực trong thành đã cạn, Võ Tánh biết không giữ nổi, bèn viết thư gửi Trần Quang Diệu xin cho quân dân trong thành được toàn mạng vì họ không có tội gì, còn mình làm tướng đành liều chết theo thành.

Sau khi Võ Tánh tự thiêu và Ngô Tùng Châu uống thuốc độc tự tử, quân Tây Sơn vào thành. Trần Quang Diệu thấy lầu bát giác đã cháy và đống tro tàn thì xúc động lắm, bèn theo đúng lời khẩn cầu của Võ Tánh không sát hại một ai, lại còn xuất của kho ra làm lễ mai táng cho Hậu quân Võ Tánh và Thượng thư Ngô Tùng Châu rất trọng thể.


***
Bà là vợ của Tướng Trần Quang Diệu

Thế lực Tây Sơn mỗi ngày một suy yếu. Năm 1802, nghe tin quân Tây Sơn đại bại ở Trấn Ninh, Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bỏ thành Qui Nhơn, kéo quân ra Nghệ An cứu viện, nhưng chưa đến nơi thì thành Nghệ An đã mất Trần Quang Diệu cùng vợ là Bùi Thị Xuân và con gái là Trần Bích Xuân bị quân Nguyễn bắt ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, còn Vũ Văn Dũng bị bắt tại Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Vua Gia Long biết Trần Quang Diệu là người có tài làm tướng nên muốn chiêu dụ, nhưng ông khẳng khái từ chối vì cho rằng làm tôi không thể thờ hai chúa, đã bại trận thì cam chịu chết, chỉ yêu cầu nhà vua tha cho mẹ già, lúc ấy đã 80 tuổi, dù có sống cũng không thể nào làm hại triều đình nhà Nguyễn. Lời khẩn cầu này được vua Gia Long chấp thuận.

Trước khi chết, Trần quang Diệu nói với vua Gia Long rằng:

 "Nhà vua thắng là do mệnh trời chứ không phải do tài riêng. Tôi nay sa cơ, ngài muốn làm gì thì làm. Nếu nhà vua rộng lượng mà tha chết cho tôi như tôi đã từng tha chết cho tướng sĩ của ngài ở thành Qui Nhơn thì tôi xin về quê đi cày và đóng thuế như mọi người. Nhưng nếu ngài e ngại thì tôi xin chết cho đại nghĩa."

Vua Gia Long vốn là người hay nghi kỵ và hẹp lượng nên không chấp thuận và truyền lệnh trảm quyết. Còn vợ ông, bà Bùi Thị Xuân và con gái thì bị voi giày.

Sau khi vợ chồng Trần Quang Diệu và con gái bị Gia Long trả thù tàn nhẫn, em cháu ông phải thay tên đổi họ lưu lạc khắp nơi, nhưng một số mang họ Nguyễn vẫn còn sống tại làng An Hải Đà Nẵng và sinh con đẻ cháu cho đến ngày nay, chỉ có điều họ không biết mình la hậu duệ của Trần Quang Diệu.

Hiện nay mộ ông ở đâu thì không ai biết, nhưng mộ thân mẫu ông vẫn còn tại phường An Hải, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, được chính quyền địa phương tôn tạo và công nhận là di tích văn hóa .


*****

Tóm lại, Trần Quang Diệu là người bao dung, nhân hậu và nhất là ngay thẳng. Tiếc thay ông sinh không gặp thời, phò nhà Tây Sơn thì Tây Sơn đến hồi mạt vận, giúp

vua Cảnh Thịnh thì vua nhu nhược bất minh cho nên phí cả cái tài của một bậc trung thần, một viên dũng tướng. Tài của ông đã khiến cho giáo sĩ De La Bissachère phải khen :“Viên tướng này (Trần Quang Diệu) mà ngay cả ở Âu châu, người ta cũng phải coi là dũng mãnh, anh hùng” (*).

Ông đã suốt đời tận tụy phò vua giúp nước, và khi Tây Sơn mất, ông chỉ còn biết lấy cái chết để đền ơn tri ngộ, mặc dù vua Gia Long đã mở một sinh lộ ra trước mắt ông.

Ngày nay, trải qua bao lớp phế hưng, bao trò dâu bể, tấm gương trung liệt của Trần Quang Diệu vẫn còn sáng chói trong sử sách, đáng để cho người đời sau suy ngẫm.

Nguồn: Huyền Viêm (Viet Van Moi)

☀ Xem thêm nhiều bài thuyết minh tại: http://citytourdanang.com/lich-su-van-hoa  hoặc về lai TRANG CHỦ của BLOG NÀY

☀ Nếu bạn quên địa chỉ này hãy lên google gõ "tài liệu thuyết minh du lịch" bạn sẽ thấy trang này đầu tiên.

Friday, September 1, 2017

Đàn Nam Giao triều Nguyễn

- Nhắc tới đàn Nam Giao tại Việt Nam, ai cũng nghĩ ngay đàn tế trời của vương triều Nhà Nguyễn ở Huế. Mà kể cũng đúng thôi, bởi lẽ đây là đàn tế trời duy nhất còn nguyên vẹn không chỉ ở Việt nam mà ở cả Đông Dương. 

Đàn Nam Giao nhìn từ bên ngoài cổng chính

Đàn Nam Giao được xây dựng vào năm 1806 duới thời vua Gia Long, cách kinh thành Huế khoảng 4km về phía Nam, là nơi nhà vua làm Lễ tế trời. Đây là công trình lộ thiên được khởi tạo vào mùa xuân Bính Dần (25-3-1806) do thợ và lính thuộc Bộ Công và Bộ Binh thực hiện dưới sự chỉ huy của Chưởng quân Phạm Văn Nhơn cùng Đô thống Trần Văn Năng. Đầu năm Đinh Mão 1807, triều Nguyễn đã tổ chức lễ tế trời tại nơi này.

Về cấu trúc đàn Nam Giao triều Nguyễn gồm ba tầng, quay mặt về hướng Nam. Tầng thứ nhất hình vuông, màu đỏ, tượng trưng cho người. Tầng thứ hai cũng hình vuông, gọi là Phương đàn, màu vàng, tượng trưng cho đất. Tầng thứ ba hình tròn, gọi là Viên đàn, màu xanh, tượng trưng cho trời. Kiểu kiến trúc này phản ánh quan niệm về vũ trụ trong văn hóa phương Đông: Thuyết Tam tài (Thiên, Địa, Nhân); Thiên thanh, địa hoàng; Trời tròn, đất vuông.

Viên đàn (hình tròn) có 5 án thờ : án chính giữa thờ trời và đất ; các án xung quanh thờ chúa Nguyễn Hoàng, các vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị. Viên đàn cao 2,75m; chu vi hơn 127m, tô màu xanh, bốn mặt có thềm: phía nam có 15 bậc; đông, tây, bắc đều có 9 bậc.

Phương đàn (hình vuông) tên khác là Tùng đàn, có 8 án thờ, phía tả gồm 4 án thờ thần Đại minh (mặt trời), án thứ nhì thờ các vì sao trong bầu trời, án thứ ba thờ thần mây, thần mưa, thần gió và thần sấm, án thứ tư thờ thần Thái tuế (thần các năm) và thần Nguyệt tướng (thần các tháng); phía hữu, án thứ nhất thờ thần Dạ minh (mặt trăng); án thứ nhì thờ thần núi, thần biển, thần sông và thần chằm (đầm phá), thần các núi Triệu Tường, Khải Vận, Hưng Nghiệp và Thiên Thụ (bốn “linh sơn” là nơi táng các vị tiên vương, tiên đế vừa kể); án thứ ba thờ thần giữ lăng tẩm và phần mộ; án thứ tư thờ các thần kỳ trong nước. Đàn cao xấp xỉ 1m, vuông mỗi cạnh hiện đo được 83m, suy ra diện tích 6.889m², bốn mặt thềm đều 5 bậc.

Tầng thấp nhất cao 0,84m, vuông mỗi cạnh 165m, suy ra diện tích hơn 27.225m², bốn mặt thềm đều 4 bậc. Góc đông nam là lò chứa củi, góc tây bắc là huyệt chôn máu và lông các con vật hiến tế.
Khuôn viên đàn Nam Giao vốn được phân định bởi tường rào hình chữ nhật, bốn mặt có trổ cổng và chắn trước từng cổng là bức bình phong. Mỗi bình phong rộng 12,5m, cao 3,2m, dày 0,8m, được xây bằng đá, nay chỉ còn ba bức ở các phía đông, nam, tây. Tường cũng được xây bằng đá, bị triệt phá từ lâu. Bên ngoài khuôn viên, thuở xưa còn có nhiều hạng mục công trình phục vụ tế Giao được xây kiên cố bằng vôi gạch hoặc dựng tạm thời bằng tranh tre, bao gồm: Trai cung (nơi vua giữ mình trong sạch trước khi tế Giao), Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho), Quan cư (nhà dành cho các quan tạm trú), Khoản tiếp (nhà đón khách nước ngoài). Các hạng mục trên hiện nay chỉ còn Trai cung là còn nguyên vẹn.

Trong lẫn ngoài khuôn viên Nam Giao, xưa kia xanh rậm một rừng thông, loài cây tượng trưng người quân tử. Từ khởi công xây dựng đàn Nam Giao, vua Gia Long đã ra lệnh “trồng cây gây rừng” quanh công trình được xem vĩ đại và uy nghiêm. Thoạt tiên là trồng cụm thông về hướng nam, phía trong tường rào, biểu thị cho bậc khôn ngoan tài trí đã kiên nhẫn nếm mật nằm gai và dũng cảm vào sinh ra tử mà sáng lập vương triều. Xung quanh là các cây thông, mỗi cây đều gắn một tấm biển nhỏ bằng đồng hay bằng đá khắc tên từng vị khai quốc công thần. Mùa xuân Giáp Ngọ 1834, đến Trai cung chuẩn bị tế Giao, Minh Mạng đích thân trồng 10 cây thông rồi tự tay buộc biển đồng có khắc bài minh do vua ngự chế. Vua Thiệu Trị nối ngôi cũng noi gương, trồng 11 cây thông như thế. Hàng ngũ hoàng thân quốc thích cũng như đại thần được vinh dự trồng mỗi người một cây thông quanh đàn Nam Giao, trên cây có buộc thẻ bài khắc họ tên mình. Đến đời Tự Đức, quyền được trồng thông tại khu vực Nam Giao nới rộng tới quan văn tứ phẩm lẫn quan võ tam phẩm. Rừng thông Nam Giao vì vậy cũng mở rộng, lấn dần sang phần đất sau Trai cung, vượt khỏi giới hạn tường rào cả quãng xa. Tính đến năm Ất Dậu 1885, tức từ đời vua Hàm Nghi trở về trước, mỗi quan lại vào triều diện kiến đức vua để được thăng chức, nâng bậc, ngay sau đó phải lên Nam Giao tự tay trồng một cây thông với sự chứng kiến của phái đoàn đặc biệt gồm các thành viên đại diện Bộ Lễ và Bộ Công.

Rừng thông quanh Đàn Nam Giao
Dưới triều Nguyễn, lễ tế trời được cử hành tại đàn Nam Giao vào trung tuần tháng hai hàng năm. Trước triều vua Thành Thái, lễ được tổ chức một năm hoặc hai năm một lần. Đến năm Thành Thái thứ 2 (1890), ba năm tế một lần. Thời vua Bảo Đại, Lễ tế trời rút lại chỉ còn một ngày.

Rước Vua ra từ điện Thái Hòa

Trước 1 ngày, bắt đầu từ canh 5, Cấm binh cờ xí, giáo mác đầy đủ, dàn bọc xung quanh đàn cả trong lẫn ngoài và các nhà Thần trù, Thần khố, Trai cung. Lính của các quân bộ Binh xếp hàng nghiêm ngặt hai bên con đường xa giá của nhà vua đi qua, kéo dài từ trong Đại Nội đến bến Phu Văn Lâu, qua bến đò bờ nam sông Hương ở xã Dương Xuân, cho tới tận đàn Nam Giao. Đồng thời kỳ lão 6 huyện thuộc phủ Thừa Thiên bày hương án hai bên đường từ bến đò bờ nam đó cho tới tận đàn sở, họ phải quỳ đón và quỳ tiễn xa giá của vua cho đến khi nhà vua yên vị tại Trai Cung.

Quang cảnh rước Vua đến Trai cung

Từ Festival Huế 2004, đã bắt đầu tái hiện lại cảnh lễ tế Đàn Nam Giao, nhưng không tái hiện lại lễ tế, chỉ tái hiện quang cảnh đoàn Ngự đạo hồi cung, không có vua. Festival Huế 2006 là festival đầu tiên tái hiện lại toàn cảnh lễ tế Đàn Nam giao, có cả “Vua” làm chủ tế.
Xung quanh việc tìm người làm “Vua” cũng là một vấn đề khá lý thú. Ngày xưa Vua được coi là Thiên tử - là con trời, thay trời trị dân nên đích thân nhà vua phải đứng làm chủ tế để chứng tỏ hiếu nghĩa của một người làm con. “Vua” làm lễ tế, tuyên đọc chúc văn gửi trời đất, thần linh, cầu mong quốc thái dân an. Người dân Huế trang nghiêm thắp nén nhang lên bàn thờ gia tiên khi “vua” tế trời. Thế nhưng tìm người đóng vai vua lúc ấy là điều không dễ. Khó bởi lẽ ai cũng ngại, vì tương truyền, ngày trước có hai lần vua triều Nguyễn “long thể bất an” nên triều đình đã cử hai vị đại thần thay vua tế Nam Giao. Hai vị đại thần này sau đó đều chết một cách khó hiểu (?!). Một chuyện khác, có đoàn làm phim từ Hà Nội vào Điện Thái Hòa, nơi vua thiết triều xưa, để quay chiếc ngai vàng. Ở nơi linh thiêng mà nhiều người trong đoàn mặc quần cộc, áo may ô... Sau khi cắm điện, bấm máy hoài mà đèn không sáng. Nhà văn hóa Huế Mai Khắc Ứng hiểu ngay chuyện, liền chạy đi mua một thẻ nhang, hoa, chuối vào thắp lên khấn, thế là đèn sáng ngay (!). Các diễn viên sợ đóng vai vua là vì thế.


Nghệ sĩ đóng vai Vua trong lễ tế

Trước tình hình đó, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã họp và quyết định giao nhiệm vụ này cho đạo diễn - NSƯT Ngọc Bình. Quyết định do Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký tên, đóng dấu hẳn hoi. Lần đầu tiên trong lịch sử sân khấu Việt Nam đã diễn ra chuyện rất hy hữu : Diễn viên đóng vai vua phải có quyết định của chính quyền!

Cầm quyết định, Ngọc Bình rất lo âu. Dù là đạo diễn, diễn viên giỏi, nhưng anh chỉ đóng vai vua trên sân khấu, còn bây giờ là vua ở lễ tế Giao Đàn, nếu có gì thất thố về tâm linh, không khéo mang vạ. Nhưng vì cấp trên đã tin tưởng giao phó, Ngọc Bình nghĩ mình phải cố gắng làm tròn trách nhiệm. Sau Tết hai vợ chồng Ngọc Bình lặng lẽ sắm lễ vật, vào Thế Miếu dâng cúng, cầu xin tiên đế cho Ngọc Bình được đóng vai vua và đêm trước khi diễn ra lễ hội, vợ chồng Ngọc Bình lại sắm lễ vật, lên đàn Nam Giao cúng cầu trời đất. Ngày xưa, trước khi tế Nam Giao, vua phải trai giới 3 tháng 10 ngày ở Trai Cung để “dọn” sạch mình. Vì thế, Ngọc Bình cũng bắt đầu “chay tịnh” cho đến ngày tế đàn. Với quyết tâm ấy, trong buổi chiều đoàn ngự đạo xuất cung, mọi người đã thấy một thần thái uy nghiêm của một vị vua thật sự trước khi hành lễ. Với diện mạo, cử chỉ thành kính lúc tấu sớ, “vua” Ngọc Bình đã làm cho tất cả những người có mặt tại đàn Nam Giao phải nín thở. Lễ tế lần ấy đã thành công nhờ sự nhập vai xuất sắc của Ngọc Bình. Sau lần làm “Vua” ấy cho đến nay, gia đình NSƯT Ngọc Bình vẫn luôn gặp nhiều điều may mắn, và mỗi kỳ Festival, khi chuẩn bị cho lễ tế Nam Giao, cái tên Ngọc Bình luôn được nhắc tới. 

Festival Huế 2010 đã cận kề, trong festival lần này Lễ Tế Giao sẽ tiếp tục duy trì trên cơ sở nâng cao tính nghệ thuật và sự trang nghiêm của lễ hội. Hy vọng đó sẽ là một lễ hội hoành tráng, hấp dẫn và mang đậm nét nhân văn độc đáo của vùng đất Cố đô.

Một số hình ảnh lễ tế Nam giao xưa (năm 1935) :

Lễ Nam Giao - Đám rước qua Ngọ Môn (1935)

Lê Nam giao - Đám rước qua Vọng lâu cửa Ngăn (1935)

Đoàn Ngự đạo trước cửa Ngọ Môn

Lê Nam giao - Long tượng dẫn đầu đám rước (1935)

Lễ Nam Giao - Đám rước tới Trai cung (1935)

Các bệ thờ ở Đàn Nam Giao (1935)

Đoàn long tượng trước Trai cung


Tác giả: Nguyễn Văn Liêm

☀ Xem thêm nhiều bài thuyết minh tại: http://citytourdanang.com/lich-su-van-hoa  hoặc về lai TRANG CHỦ của BLOG NÀY

☀ Nếu bạn quên địa chỉ này hãy lên google gõ "tài liệu thuyết minh du lịch" bạn sẽ thấy trang này đầu tiên.