Tuesday, June 27, 2017

4 điều kiện để vua Bảo Đại cưới được Nam Phương hoàng hậu

Ngay sau ngày cưới, Hoàng đế Bảo Đại liền tấn phong Vương phi Nguyễn Hữu Thị Lan ngôi Hoàng hậu, một điều mà trước đây chưa từng có đối với triều đình nhà Nguyễn, vì các bà thái hậu chỉ được tấn phong sau khi vị hoàng đế chồng bà đã băng hà. Do khi Hoàng đế Bảo Đại ngỏ ý cầu hôn, bà đã đưa ra bốn điều kiện và nhà vua đã chấp nhận.



Nam Phương hoàng hậu tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, sinh năm 1914 tại Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Bà xuất thân từ một gia đình giàu có. Cha là Phước Mỹ quận công Nguyễn Hữu Hào. Bà Lan rất xinh đẹp, học giỏi, được gia đình cho sang Pháp du học ở Trường Couvent des Oiseaux cùng thời gian với cựu hoàng Bảo Đại. Năm 1932, vua Bảo Đại (Vĩnh Thụy) về nước, ngày 20/3/1934 hôn lễ của vị hoàng đế cuối cùng được cử hành rất trọng thể với người con gái đất Gò Công.

Xem thêm: Bài thuyết minh tiếng Anh về Huế

Click Đăng ký theo dõi Kênh Youtube (Tour Guide Channel) dành cho Hướng dẫn viên 

Sau ngày cưới, Hoàng đế Bảo Đại liền tấn phong Vương phi Nguyễn Hữu Thị Lan ngôi Hoàng hậu, theo một trong bốn điều kiện mà vị vua đa tình đã hứa với người thiếu nữ sắc nước hương trời này:

1 - Phải được tấn phong Hoàng hậu ngay trong ngày cưới.

2 - Được giữ nguyên đạo Thiên chúa. Các con sinh ra đều được rửa tội và giữ đạo.

3 - Bảo Đại được tự do giữ đạo cũ của mình là Phật giáo.

4 - Phải được tòa thánh Vantican cho phép đặc biệt hai người lấy nhau và giữ hai tôn giáo khác nhau, không ai bắt buộc ai về tôn giáo.




Nam Phương hoàng hậu

Mặc dù Nam Phương Hoàng hậu được lớn lên với nền giáo dục Tây phương, nhưng bà rất am hiểu và thuần phục lễ nghi truyền thống của Việt Nam, nên bà rất được cựu hoàng sủng ái và ngay cả hai bà thái hậu cũng như các quần thần yêu mến.

Nam Phương Hoàng hậu sinh hạ được 5 người con: 2 hoàng tử và 3 công chúa. Hoàng hậu chăm sóc dạy dỗ con cái rất chu đáo. Bà mời các thầy nổi tiếng vào điện Kiến Trung (nơi bà và Hoàng đế chung sống) dạy chữ Hán và văn minh cả Đông - Tây kim cổ. Một bà hoàng rất kính trọng các nhà giáo, nhiều lần bà theo xe đến trường Đồng Khánh để gặp gỡ các thầy cô giáo. Ngoài việc giáo dục con cái, bà cùng Bộ Lễ lo lễ tiết, cúng kỵ trong cung và luôn đến vấn an các thái hậu (bà nội và mẹ vua) thể hiện tính chất hiếu thảo của một nàng dâu.

Cách mạng Tháng Tám thành công, Vua Bảo Đại thoái vị và trao lại ấn, kiếm cho Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 30/8/1945, Vua Bảo Đại trở thành công dân Vĩnh Thụy và được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội làm cố vấn cho Chính phủ. Nam Phương Hoàng hậu đưa các con rời khỏi Tử Cấm Thành về sống ở cung An Định bên bờ sông An Cựu.


Bác Hồ và Vua Bảo Đại tại Hà Nội

Trong điều kiện khó khăn của đất nước sau ngày giành được độc lập, Nam Phương Hoàng hậu tích cực tham gia nhiều phong trào hoạt động yêu nước. Bà là người đầu tiên đem trang sức vàng bạc đóng góp cho "Tuần lễ vàng" sau đó nhiều người cũng theo bà đóng góp tiền của ủng hộ cách mạng mua vũ khí chống thực dân Pháp. Bà còn viết một thông điệp kêu gọi bạn bè và phụ nữ thế giới đấu tranh chống lại việc quân thực dân Pháp trở lại chiếm đóng Nam Bộ cuối năm 1945.

"Nước Việt Nam đã được giải phóng khỏi ách nô lệ của đế quốc Pháp và Nhật. Khi thoái vị, chồng tôi, cựu hoàng Bảo Đại đã tuyên bố "Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ", bản thân tôi cũng đã từ bỏ không thương tiếc những đặc quyền của một bà hoàng hậu, đoàn kết cùng chị em phụ nữ để giữ gìn nền độc lập thiêng liêng của nước nhà".

Sau đó chiến tranh tiếp diễn, Nam Phương hoàng hậu cùng mẹ chồng và các con phải di tản đến ở trong tu viện dòng Chúa cứu thế, rồi đến Ngân hàng Đông Dương, rồi di tản sang Pháp. Bà mất ngày 14/9/1963 tại Pháp, hưởng thọ 49 tuổi.

Tác giả: Tuấn Đạt - báo điện tử Kiến Thức

- Lý do gì khiến hoàng cung nhiều triều đại vua Việt không có phòng vệ sinh ?
- Bài thuyết minh Đại Nội Huế dành cho hướng dẫn viên du lịch


👉 Tham gia GROUP Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch nếu bạn là Hướng Dẫn Viên

Saturday, June 24, 2017

Con cháu nhà Nguyễn vỡ òa khi tìm được tấm bia vợ vua.

Tấm bia khá nguyên vẹn, giúp xác định khu lăng mộ vợ của một vị vua triều Nguyễn, được phát hiện nằm lẫn sâu trong đất. Tuy nhiên, cả khu vực đã bị san ủi, phá hủy hoàn toàn.

Sau 3 ngày liên tiếp đào xới ở khu vực khu lăng mộ cổ ở phường Thủy Xuân (TP Huế, Thừa Thiên - Huế) bị san phẳng để tìm kiếm tấm bia mộ, vào lúc 14h10 ngày 24/3, dòng họ Nguyễn Phước Tộc đã tìm thấy tấm bia của người vợ vua. 



Bia mộ vợ vua bị chôn vùi dưới khu đất dự án bãi đỗ xe tham quan. Những người trong dòng tộc nhà Nguyễn có mặt tại cuộc tìm kiếm chứng tích lăng mộ cổ, vỡ òa khi tìm kiếm được tấm bia mộ của người vợ vua nhà Nguyễn.

Tấm bia được xe múc của đội tìm kiếm phát hiện nằm lẫn sâu trong đất, cách vị trí được xác định là khu lăng mộ cổ khoảng 50 m. Tấm bia được làm bằng đá nguyên khối còn khá nguyên vẹn với chiều dài 67 cm, rộng 32 cm và dày 10 cm.


Tấm bia mộ của vợ vua Nhà Nguyễn được tìm thấy. Ảnh: Điền Quang.

Nhận được thông báo, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tức tốc đến hiện trường. Sau khi đọc dòng chữ Hán được khắc chìm trên bia 前 朝 才 人 九 階 黎 氏 謚 菽 順 之 墓 (Tiền triều tài nhân cửu giai Lê Thị thụy Thục Thuận chi mộ) tạm dịch là “Mộ của bà Tài Nhân họ Lê, thụy là Thục Thuận”, ông Hải xác nhận tấm bia mới được tìm thấy là của vợ một vị vua Nhà Nguyễn. Tuy nhiên, ông Hải vẫn chưa xác định là vợ của vị vua nào.

Theo Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, căn cứ vào dòng chữ được khắc trên bia có thể nhận định đây là lăng mộ của một người vợ ở bậc thứ 9 (Tài nhân) của vua nhà Nguyễn.


Đông đảo con cháu dòng họ Nguyễn Phước Tộc và cơ quan chức năng ở hiện trường. Ảnh: Điền Quang.

Ở khu vực tìm thấy tấm bia, hàng chục người trong dòng dõi Nguyễn Phước Tộc không dấu được niềm vui sướng. Tay lấy nước rửa sạch bụi đất bám trên tấm bia, ông Tôn Thất Giáp (Hội đồng trị sự Nguyễn Phước Tộc nghẹn ngào): "Là một người con trong dòng dõi Tôn Thất (con cháu vua chúa), tôi gần như khóc òa vì đã tìm thấy được chứng tích chứng minh lăng mộ cổ là của tổ tiên chúng tôi".

Theo ông Giáp, con cháu Nguyễn Phước Tộc sẽ mở một cuộc Họp hội đồng trị sự kết hợp với trung tâm di tích và chủ đầu tư công trình để tìm ra cách giải quyết vấn đề này. Một là khắc phục hay xây dựng lại lăng mới để thờ phụng cho bà (vợ vua).


Khu lăng mộ cổ bị chủ đầu tư đào xới phá hủy hoàn toàn. Ảnh: Điền Quang.

Liên quan đến việc Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị, chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe khách tham quan lăng vua Tự Đức và vua Đồng Khánh đã ngang nhiên san lấp, phá hủy khu lăng mộ, ông Giáp bức xúc: "Nếu về mặt một con người mà có hành động như vậy là rất bất nhã, không hợp luân thường đạo lý, không tôn trọng người đã mất, nhất là đối với người Huế rất coi trọng việc thờ phụng người đã khuất".

Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Văn Hà, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết trước Sở sẽ cho khoanh vùng khu vực di tích và sẽ mời đơn vị chủ đầu tư làm việc để làm rõ trách nhiệm và tìm ra cách giải quyết vấn đề này.

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Chuỗi Giá Trị, công ty ông này chỉ có nhiệm vụ san lấp mặt bằng và đền bù 80 ngôi mộ sau khi Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP Huế giao mặt bằng.

"Thời điểm nhận mặt bằng, chúng tôi chỉ biết là có lăng của bà Học Phi chứ không biết có thêm khu lăng này. Chúng tôi sẽ làm việc với quỹ đất thành phố để làm rõ việc này", ông Tuấn nói.

Tác giả: Điền Quang (http://news.zing.vn/con-chau-nha-nguyen-vo-oa-khi-tim-duoc-tam-bia-vo-vua-post757410.html)

Thursday, June 22, 2017

Thuyết minh về Hải Vân Quan - đèo Hải Vân tại Đà Nẵng

Xin chia sẽ với các bạn hướng dẫn viên du lịch một bài viết về Đèo Hải Vân, và những câu chuyện lịch sử và truyền thuyết liên quan để khi có dịp đưa khách lên tham quan tại Hải Vân Quan.

 "Bức trường thành" giữa đất cố đô Huế và thành phố đáng sống nhất nước ta - Đà Nẵng là đèo Hải Vân nổi tiếng.

Xem thêm: Click Đăng ký theo dõi Kênh Youtube (Tour Guide Channel) dành cho Hướng dẫn viên 

"Vách ngăn" trời đất cắt ngang dãy Bạch Mã tuy không có gì lạ với lữ khách gần xa nhưng những bí mật kỳ thú của truyền thuyết lẫn với di tích còn lại không phải là điều dễ bóc tách.
Nếu đơn thuần vượt qua đèo Hải Vân để nhìn xuống hai bờ, một bên biển lặng một bên núi đá và thảng hoặc nhận lãnh cái cảm giác mát lạnh khác biệt của thời tiết thì không lấy gì làm khó. Hải Vân từng chứa đựng biết bao bí mật chính trị lẫn văn hoá đất cố đô và Chămpa tạo nên một huyền tích lạ.

Đệ nhất hùng quan nhìn từ xa. 

Sính lễ Ô - Rí 
Trước khi vượt đèo Hải Vân, chúng tôi nán lại trong một cái chòi nhỏ dưới chân đèo uống loại trà cung đình của Huế. Chút "trà dư" mà bất ngờ vì chủ quán, một cụ già lưng còng khiến chòm râu cứ như muốn quét đất, nhưng bất ngờ hơn khi biết cụ là hậu duệ vua Nguyễn. Cụ là Nguyễn Tử Nhạc từng làm việc trong Viện Viễn Đông Bác Cổ thời những năm 1957 khi Viện phải rời Hà Nội sang Campuchia.
Thế nên, lịch sử và chuyện dân gian về Hải Vân Sơn cụ rành lắm. Cụ Nhạc cứ tiếc nuối mãi khi dự án hầm Hải Vân được đánh giá là dài nhất Đông Nam Á được xây dựng. Chẳng biết lý do khiến cụ tiếc nuối là gì nhưng cụ Nhạc bảo, cái thế phong - thủy - sơn của đất này bị vỡ bởi đường hầm. Theo lời cụ Nhạc, đèo Hải Vân giờ chẳng mấy ai qua, gần như kỳ quan đã bị quên lãng. 

Lô cốt thời Pháp thuộc trên đỉnh đèo Hải Vân.

Theo hiểu biết khi cụ Nhạc làm trong Viện Viễn Đông Bác Cổ thì cái tên Hải Vân là tên mới, chứ tên cũ là Ải Vân hoặc đèo Mây vì quanh năm mây phủ. Đèo dài đúng 20 cây số và là mảnh đất đẹp nhất của đất Ô - Rí xưa.
Giọng khàn đặc cứ nhịp điệu chầm chậm, cụ Nhạc kể: Đèo Hải Vân ngày trước thuộc hai châu Ô và Rí của Vương quốc Chămpa. Khi vua Chămpa tên là Chế Mẫn mê mẩn công chúa Huyền Trân thì mới cắt đất và biến Hải Vân thành ranh giới hai nước từ năm 1306. Ngày xưa, người địa phương gọi Hải Vân là sính lễ Ô - Rí.
Đường quốc lộ 1A đoạn qua Hải Vân cũng có cái tên khác là đường Cái Quan. Dân hai vùng hầu như không dám sống gần đèo Hải Vân vì thời đó, khu vực này rất phức tạp bởi những nhóm phỉ chuyên đi cướp bóc. Và hơn thế nữa là thú dữ như hổ báo nhiều vô kể. Mãi đến thời Pháp thuộc, khi đường sắt được xây dựng chạy qua thì người dân mới dám đến lập nghiệp.


Cận cảnh đệ nhất hùng quan. 

Xem thêm: * Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng: 690.000 vnd/1 khách
                  * Tour Bà Nà 1 ngày tại Đà Nẵng: 910.000 vnd/1 khách

Đệ nhất hùng quan

Đèo Hải Vân không hiểm trở bằng tứ đại đỉnh đèo là Ô Quý Hồ, Pha Đin, Khau Phạ hay Mã Pì Lèng nhưng lại nổi tiếng hơn tất thảy bởi có "thiên hạ đệ nhất hùng quan" đến nay vẫn còn sừng sững giữa đỉnh đèo cheo leo như cổng trời.
Thiên hạ đệ nhất hùng quan thực chất là một cửa ải mang tên Hải Vân Quan được xây từ thời nhà Trần. Trong một số tư liệu còn ghi lại thời gian nhà Trần xây dựng và cung cách nhà Nguyễn trùng tu lại. Hiện trạng ấy đến nay vẫn được giữ khá nguyên vẹn. 
Cửa trông về phủ Thừa Thiên có đề ba chữ Hải Vân Quan, cửa trông xuống Đà nẵng đề "Thiên hạ đệ nhất hùng quan". Đây là danh xưng do vua Lê Thánh Tông phong tặng khi dừng quân tại đây vào năm 1470. Sách Đại Nam thực lục chính biên cũng có ghi chép khá tỉ mỉ: "Cửa trước cao và dài đều 15 thước, ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau. Phái biền binh 4 đội Hữu sai và 2 đội Ứng sai chở súng ống đến để đấy. Chuẩn định từ Hải Vân trở ra Bắc thuộc quản hạt Thừa Thiên, từ ngoài Hải Vân trở vào Nam thuộc quản hạt Quảng Nam".
Đến nay, "Thiên hạ đệ nhất hùng quan" đã trở thành một di tích đặc biệt. Điều lạ nữa là, lượng khách du lịch ở đây gần như rất ít người Việt, mà chủ yếu là khách Tây hoặc Hàn Quốc. Họ ngắm nghía không biết chán và cảm nhận đó như một kỳ quan lạ của thế giới.



Vịnh ngọc - nơi xuất hiện thủy quái hoá rồng. 

Cá ăn hoa ngãi... hoá rồng

Từ trên đèo Hải Vân nhìn xuống sẽ thấy một vịnh ngọc đẹp như tranh vẽ. Nhưng câu chuyện về vịnh ngọc này còn là một bí ẩn liên quan đến loài cá hoá rồng vì ăn được loài hoa lạ.
Chuyện này do một hoà thượng là Thích Đại Sán khám phá ra và tâu bẩm lại cho chúa Đàng Trong là Hiển Tông hoàng đế Nguyễn Phúc Chu. Tuy nhiên, theo những cao niên sống ven đèo Hải Vân thì không phải loài cá nào cũng có thể hoá rồng khi ăn được "hoa ngãi". 
Những loại cá được cho là hoá rồng khi ăn "hoa ngãi" ở Hải Vân Sơn là Bạch ngư. Loài cá này từng được vua Minh Mạng ban tên là Nhân ngư. Thậm chí, sử sách còn ghi lại câu chuyện đầy màu sắc liêu trai rằng, lấy mỡ của loại cá này thắp đèn, chiếu vào chỗ cờ bạc thì tối, chiếu vào chỗ đọc sách thì sáng. Điều ấy khác hẳn với mỡ một số loại cá khác khi "ăn hoa hoá rồng".




Thủy quái Makara tại Bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng (tư liệu của bảo tàng). 

Theo các cao niên ở Hải Vân, loài cá hoá rồng này thường hay xuất hiện ở vịnh ngọc. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi đã ai nhìn thấy hay chưa thì tất cả đều khẳng định là chưa nhìn thấy. Thậm chí, người ta cũng chẳng biết loại "hoa ngãi" là hoa gì, chỉ có thể giải thích là hoa của một loại ngải dùng để yểm bùa. Loài ngải này chỉ có công dụng khi sống ở những nơi thâm sơn cùng cốc nhiều âm khí. Đó là trong các ngách đá của Hải Vân Sơn. Khi hoa của loại ngải này rơi xuống biển, loài cá có "duyên cơ" ăn vào sẽ hoá rồng.
Chuyện xa xưa chẳng biết thế nào, không xác định được là đúng hay sai. Nhưng về loài cá hoá rồng được coi là thủy quái dưới chân Hải Vân Sơn bên vịnh ngọc thì cho đến nay còn nhiều bí mật. Một trong những bí mật ấy, hiện được trưng bày trong bảo tàng điêu khắc Chăm - Đà Nẵng. Loài thủy quái này có tên Makara với biết bao những huyền thoại được thêu dệt suốt 20 cây số kéo dài từ đầu đến cuối đèo Hải Vân.
Thủy quái Makara hóa rồng với hình dạng: Mình và chân sư tử, đuôi của rắn Naga. Lòng hai bàn chân trước mở ra như tay người, hai chân sau giấu dưới bụng. Đầu Makara có bờm tóc cứng, miệng có hai răng nanh dài nhọn chìa ra ngoài, hai hàm răng nhiều chiếc nhô ra, miệng có lưỡi uốn cong lên phía trên hàm, hai tai thể hiện thành hình chiếc lá mềm mại. 

Tác giả: Quách Hoà

👉 Nếu bạn là Hướng dẫn viên hãy tham gia GROUP Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch cực kì hay và bổ ích.

👉Xem thêm nhiều bài thuyết minh hay tại đây: http://citytourdanang.com/lich-su-van-hoa

Monday, June 19, 2017

Nỗi khổ khó nói của người làm hướng dẫn viên du lịch

 Hy sinh thời gian riêng tư, nhận mọi lỗi lầm về bản thân hay làm mọi thứ để chiều lòng du khách là những yêu cầu của nghề hướng dẫn viên du lịch.

Hướng dẫn viên du lịch chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi bạn phải biết xử lý tình huống một cách nhanh nhạy nhất, làm hài lòng những vị khách khó tính nhất và chấp nhận hy sinh nhiều mối quan hệ trong cuộc sống. Dưới đây là tâm sự của một số người trong nghề:

Không có sự riêng tư.

Angelisa Espinoza, 37 tuổi, hướng dẫn viên của Blackroad Travel chia sẻ: “Cách duy nhất để thích nghi với sự điên cuồng trong công việc dẫn tour là bạn phải hy sinh mọi khoảng thời gian cá nhân. Bạn gần như không nói chuyện với gia đình, không có thời gian cho các mối quan hệ riêng. Bạn dành toàn bộ thời gian cho du khách, không chỉ lo chuyện hậu cần mà còn cả tâm lý và sức khoẻ của họ. Khi còn trẻ, bạn thấy điều đó thật thú vị. Bạn được đi du lịch nhiều nơi, được trải nghiệm và tích luỹ kiến thức. Nhưng khi đã vào nghề một thời gian dài, tất cả những gì bạn muốn chỉ là được ở nhà nghỉ ngơi và dành thời gian cho bản thân và gia đình. Từ lâu tôi đã không còn quan tâm điểm đến tiếp theo là New Zealand, Anh, hay Việt Nam nữa, bởi tôi đã tới đó rất nhiều lần rồi”.


Hướng dẫn viên là một công việc vất vả và đòi hỏi sự hy sinh. Ảnh: Man on the Lam.

Bạn không thể dự đoán trước được điều gì sẽ xảy ra

Peter Grubb, 57 tuổi, Row Adventures:

Trong thời gian dẫn khách, tôi gặp phải khá nhiều tình huống dở khóc dở cười. Đó có thể là cô gái mặc bỉm để tiết kiệm thời gian đi vệ sinh, mặc cho sau đó xung quanh cô tràn đầy thứ mùi khó ngửi. Tôi đã phải thuyết phục cô từ bỏ thói quen đó, và hứa sẽ dẫn cô đi vệ sinh khi nào cô muốn. Hay như trong chuyến dã ngoại chèo thuyền trên sông. Tôi chở một gia đình gồm bố, mẹ và 3 đứa con nhỏ tầm từ 10 đến 12 tuổi. Thế rồi bất chợt một chiếc thuyền khác tiến đến với 3 người đang khoả thân làm chuyện ấy. Tôi muốn đổi hướng thuyền nhưng không kịp. Dù sau tôi cố gắng phá vỡ giây phút bẽ bàng ấy đến đâu thì vẫn không xoá được ấn tượng quá mạnh mẽ trong đầu lũ trẻ”.

Lỗi lầm luôn thuộc về hướng dẫn viên

Chris Dombrowski, 39 tuổi, Fishing Guide in Montana cho biết:

Ngay từ ngày đầu bước chân vào nghề, tôi đã phải học thuộc quan điểm: Nếu một vị khách ngã xuống sông vì say rượu, lỗi thuộc về anh. Nếu một cô gái bị lạc trong rừng khi đi vệ sinh, lỗi thuộc về anh. Nếu ai đó làm mất đồ, lỗi cũng là của anh. Trong nghề này, mọi sự cố xảy ra đều thuộc về hướng dẫn viên”.


Hướng dẫn viên luôn phải làm mọi thứ để chiều lòng du khách. Ảnh: Iceland Travel.

Làm mọi thứ để chiều lòng du khách

John Race, 46 tuổi, Hướng dẫn viên ở Alaska:

Trong công việc, bạn phải lăn xả làm bằng tất cả lòng nhiệt tình và trách nhiệm với khách, cùng với đó là sự khéo léo để thoả mãn nhu cầu khách hàng. Ngày hôm đó chúng tôi đón một đoàn khách Đức. Họ khá khó tính và yêu cầu được mua sắm suốt dọc đường đi. Dù việc này ảnh hưởng khá nhiều đến lịch trình nhưng chúng tôi vẫn cố để chiều lòng khách. Đó mới thực sự là thái độ chuyên nghiệp của một hướng dẫn viên”.

Tác giả: Hải Thu (vnexpress)

☀ Click tham gia Group Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch để tải về những bài thuyết minh bổ ích.
☀ Nếu bạn đang làm việc tại khu vực miền Trung hãy tham gia Group Hội hướng dẫn viên du lịch Đà Nẵng

Tuesday, June 13, 2017

Lịch sử "nghĩa địa Y Pha Nho" trên bán đảo Sơn Trà

Anh chị em Hướng dẫn viên thân mến!

Tại bán đảo sơn Trà, Chương trình tour Sơn Trà các công ty du lịch chỉ thường thiết kế tham quan bán đảo Sơn Trà thì hầu như mặc định sẽ là Chùa Linh Ứng 3 cùng tượng phật Quan Thế Âm, Nếu có thêm địa điểm khác thì số ít sẽ là: Đỉnh Bàn Cờ, Cây Đa ngàn năm, đài DRT, trạm Rada.. bởi vì địa hình đi lại khá khó khăn và phương tiện không đảm bảo. 
Nhưng chắc chắn phần lớn các bạn sẽ chưa biết thậm chí chưa nghe tới một di tích lịch sử rất đặc biệt tại đây: "nghĩa địa Y Pha Nho" mà nếu có nghe thì cũng nghe phong phanh sơ bộ. Hôm nay Ad xin chia sẽ cho các bạn một bài riêng biệt về di tích này. Sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích khi các bạn tích cóp tài sản trí tuệ cho mình. 
Hãy chia sẽ bài này nếu bạn thấy có trách nhiệm.



"Đồi hài cốt" trên bán đảo Sơn Trà: Tiền đồn chống giặc xưa còn đó

Tại Đà Nẵng có một di tích lịch sử đặc biệt. Người dân địa phương gọi nơi này là "nghĩa địa Tây Ban Nha" hay "nghĩa trang Y Pha Nho", còn người Pháp thì gọi là "Ossuaire", tức là Đồi hài cốt, nhiều lớp hài cốt chồng lên nhau. Đây chính là nghĩa địa tập thể chôn những binh lính Pháp và Tây Ban Nha tử nạn trong cuộc tấn công đầu tiên vào cảng Đà Nẵng từ năm 1858 đến năm 1860. Hằng năm vào ngày 25/12, nhiều du khách phương Tây tìm đến đây để cầu nguyện cho linh hồn những người nằm lại nơi "Đồi hài cốt".

Quyết tử giữ Sơn Trà

Nhà thơ yêu nước Phan Chu Trinh viết rằng: "Kìa đâu súng nổ đã nghe đùng/Cách bữa tầu Tây lại Vũng Thùng. Nửa hạt Hòa Vang rân tiếng súng/Mấy ngày Đà Nẵng đậu buồm bông”…

Nếu Đà Nẵng được lịch sử giao cho sứ mạng tiên phong để quân dân ta đương đầu với các cường quốc phương Tây, thì Sơn Trà đóng vai trò là vị trí tiền đồn vô cùng hiểm yếu. Người dân nơi đây có câu hát ru rằng: Chiều chiều mây phủ Sơn Trà/ Sóng gầm Non Nước, mưa sa Vũng Thùng.

Hệ thống núi non của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên Vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác như Vũng Tiên Sa, Vũng Thùng, Vũng Hàn, vịnh Đà Nẵng. Từ đầu thế kỷ XVIII, vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu ở châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng.

Từ đầu thế kỷ XVIII, người Pháp đã chú ý đến tầm quan trọng của hải cảng Đà Nẵng (Tourane) trên biển Đông. Năm 1835, Vua Minh Mạng có dụ: "Tàu Tây chỉ được đậu tại cửa Hàn, còn các cửa biển khác không được tới buôn bán".

Vào tháng 4/1821 và tháng 12/1824, Chính phủ Pháp phái hai chiến hạm đến Đà Nẵng dâng thư lên vua xin thông thương. Trong những năm 1830, 1836, 1838 nhiều chiến thuyền Pháp đã cập bến Đà Nẵng. Tháng 4/1837, Hoàng đế Napoléon III đã thành lập một Hội đồng Nghiên cứu Việt Nam, hội đồng này đã đệ trình ý kiến nên đánh chiếm vùng đất này vì ba lợi ích tôn giáo, chính trị, kinh tế và cần bí mật chuẩn bị một đội quân viễn chinh hùng mạnh. Ngày 25/11/1857 Chính phủ Pháp giao cho Phó đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly được toàn quyền hành động.

Chiều ngày 31/8/1858, mượn cớ triều đình An Nam ngược đãi các giáo sĩ, liên quân Pháp và Tây Ban Nha với 14 chiến hạm và trên 2.350 quân đã kéo đến Đà Nẵng. Sáng ngày 1/9/1858, Rigault gửi tối hậu thư cho quan Trấn thủ Đà Nẵng là Trần Hoàng buộc phải đầu hàng và hạn phúc đáp trong 2 giờ đồng hồ. Quá hạn, Rigault ra lệnh pháo kích vào các cơ sở phòng thủ của quân ta quanh vịnh Đà Nẵng, Sơn Trà, các thành Điện Hải, An Hải.

Sau nửa giờ bắn phá dữ dội, quân Pháp - Tây Ban Nha từ các tàu Némésis, Phlégéton, Primauguet đã đổ bộ được lên bờ. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng rồi lần lượt thành An Hải cùng các pháo đài Phòng Hải, Trấn Dương, các đồn Nhất, Nhì, Ba, Tư lọt vào tay địch. Đến chiều ngày 1/9/1858, Pháp đã chiếm giữ bán đảo Sơn Trà và thành An Hải. Từ đây Sơn Trà trở thành cứ điểm đồn trú chính của quân Pháp - Tây Ban Nha.

Sáng ngày 2/9/1858, quân Pháp - Tây Ban Nha đồng loạt nã pháo tấn công thành Điện Hải làm sập một góc thành, kho thuốc súng bị nổ. Sau nửa giờ chống trả quyết liệt, quân ta buộc phải rút lui vì thành bị hư hại nặng, và vũ khí thì thô sơ, lạc hậu. Quân Pháp chiếm thành Điện Hải và các đồn phụ cận, phá hủy các kho lương, khí giới, thu gần 450 đại bác bằng đồng và gang của quân ta rồi rút về căn cứ Sơn Trà.

Triều đình Huế sai quan Chưởng vệ Đào Trí vào để hiệp cùng với quan Tổng đốc Nam Ngãi là Trần Hoàng chống ngăn quân giặc. Nhưng Đào Trí đến nơi thì hai thành An Hải và Điện Hải đã bị mất. Triều đình lại sai quan hữu quân Thống chế Lê Đình Lý và Tham tri bộ Hộ Phạm Khắc Thận đem 2.000 cấm binh vượt đèo Hải Vân đến Đà Nẵng, đặt sở chỉ huy tại làng Nghi An, huyện Hòa Vang.

Sau khi đánh chiếm được Sơn Trà, liên quân Pháp - Tây Ban Nha tiến đánh tan phòng tuyến của quân ta ở xã Mỹ Thị. Ngày 6/10/1858, trong cuộc giao chiến dữ dội tại Cẩm Lệ, Thống chế Lê Đình Lý bị thương nặng rồi hy sinh.

Tình hình Đà Nẵng ngày càng nguy ngập, Vua Tự Đức bèn cử Nguyễn Tri Phương đang làm Kinh lược sứ ở Lục tỉnh về làm Thống chế quân vụ Quảng Nam, điều Tổng đốc Phạm Thế Hiển ở Định Tường - Biên Hòa về Đà Nẵng làm Tham tán quân vụ. Tháng 12/1858, Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển cho đắp phòng tuyến Liên Trì gồm một hệ thống đồn, lũy dài 3km dọc sông Hàn. Để tránh hỏa lực rất mạnh của địch, Nguyễn Tri Phương không chủ trương đánh chính diện, mà cho phục kích, thực hiện "vườn không, nhà trống" và cho đắp lũy dài từ Hải Châu vào tới Phúc Ninh, Thanh Giản, để bao vây liên quân ngoài mé biển.

Ba năm ôm hận

Với mưu lược của Nguyễn Tri Phương, phòng tuyến Đà Nẵng được giữ vững, liên quân Pháp-Tây Ban Nha không thể tấn công mở rộng địa bàn, phải bám giữ bán đảo Sơn Trà. Lúc này quân ta thực hiện chiến lược "Vườn không, nhà trống", chiến thuật du kích, lại gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, lam sơn chướng khí gây nên nhiều chứng bệnh nguy hiểm như kiết lị, sốt rét, nhất là bệnh dịch tả… khiến rất nhiều quân Pháp - Tây Ban Nha phải bỏ mạng.

Phó đô đốc De Genouilly đã viết thư về Pháp rằng: "Chính phủ bị đánh lừa về bản chất của cuộc đi đánh lấy nước An Nam Kỳ. Người ta trình bày rằng việc viễn chinh này chỉ là một việc dễ dàng thôi, nho nhỏ thôi; thực ra, nó không dễ, cũng không nhỏ... Người ta cho rằng dân chúng sẽ nổi lên hưởng ứng, thật ra trái hẳn lại với sự dự đoán đó... Người ta báo cáo rằng quân đội An Nam không có gì, sự thật thì quân chính quy rất đông, còn dân quân thì không đau ốm và không tàn tật... Trên bộ thì không hành quân lớn được, dù là chỉ hành quân ngăn ngắn mà thôi; binh lính không chịu đựng nổi... Chúng ta đang xuống dốc đến kiệt quệ ở Đà Nẵng. Mọi phương tiện cải thiện tình hình bộ binh và hải quân đều hết sạch và vô hiệu"...

Ngày 15/1/1859, viên tướng này gửi tiếp một báo cáo nữa để nói rõ số lính chết vì bị bệnh kiết lị lên đến mức đáng sợ. Trong số 800 lính bộ binh, chỉ còn khoảng 500 người có thể cầm khí giới, nhưng không đủ sức để mở một cuộc hành quân...

Theo "Việt Nam sử lược" của Trần Trọng Kim thì còn các nguyên nhân khác: "Lúc trước các giáo sĩ đều nói rằng hễ quân Pháp sang đánh, thì dân bên đạo tức khắc nổi lên đánh giúp, đến nay không thấy tin tức gì, mà quân lính thì tiến lên không được. Ở Đà Nẵng thì chỗ ăn chỗ ở không có, lại phải bệnh dịch tả chết hại mất nhiều người, bởi vậy Genouilly lấy làm phiền lắm".

Trước tình hình đó, ngày 2/2/1859 Genouilly quyết định đem quân vào Nam đánh chiếm Vũng Tàu, Gia Định, chỉ để lại một số ít quân và vài chiến hạm giao cho đại tá Hải quân Faucon ở lại Sơn Trà để giữ vùng đất đã chiếm được.

Trong lúc ấy, Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển ra sức củng cố lại phòng tuyến, nhất là thành Điện Hải. Phòng tuyến này kéo dài 3km từ thành Điện Hải đến đồn Nại Hiên.

Sau khi chiếm được thành Gia Định, ngày 15/4/1859 Genouilly lại kéo quân trở ra Đà Nẵng, liên tiếp mở những đợt tấn công nhằm tiến ra chiếm kinh đô Huế. Nhưng một lần nữa, quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã khiến kế hoạch "đánh mau, thắng mau" của Pháp thất bại, hao tổn lực lượng, quân lính phần chết trận, phần chết dịch rất nhiều. Cuối cùng chúng phải rút hết quân vào Gia Định ngày 23/3/1860, để lại trên bán đảo Sơn Trà một nghĩa trang tập thể với hàng ngàn hài cốt.

Tiếng vọng trên "Đồi hài cốt"

Hơn 1,5 thế kỷ đã trôi qua, thời gian tưởng chừng như xóa sạch dấu tích của chiến trường xưa với những trận xung sát kinh thiên động địa. Con đường nhựa đen nhánh, phẳng lì như dải lụa trải dài ra cảng Tiên Sa thuộc Thọ Quang, Sơn Trà. Hai bên đường một bên là biển xanh, một bên là bờ đá taluy xám ôm lấy chân núi Sơn Trà. Những đoàn xe tải dài dằng dặc nối nhau nằm chờ chuyển hàng ra cảng. Ồn ào và hối hả, ít ai chú ý đến cái nghĩa trang trắng xám, già nua tựa vào núi, nằm sát bên Hải quan Đà Nẵng, ngay ngã ba xuống bãi Tiên Sa.

Anh bạn tôi ở Tòa án quận Thanh Khê cho hay, nơi đây vốn thuộc mũi Mỏ Diều và đảo Cô, trước đây nằm trong khu quân sự, bị thép gai, cỏ cây khuất lấp nên ít ai tìm đến. Và kia rồi, một cây thánh giá màu trắng nhô cao ẩn hiện trong những tán lá xanh, phía dưới có dòng chữ trắng "OSSUAIRE" (Đồi hài cốt) như tên gọi của nơi này. Đồi hài cốt nằm quay mặt ra biển. Lần theo những bậc đá xanh cũ kỹ lên trên khoảng 2m, qua tấm bình phong, bức tường thành, cổng sắt nhỏ là một ngôi nhà nguyện nhỏ nhô cao. Trên cây thánh giá của ngôi nhà nguyện có khắc chữ "SPES UNICA"( ý từ câu "O Crux, ave spes unica!" - Ôi kính chào Thánh giá là hy vọng duy nhất của chúng tôi!).

Bước vào khung cửa hẹp tối đen tương phản với màu vôi trắng lốp bên ngoài, tôi không tránh khỏi cảm giác rờn rợn. Nhà nguyện cao 3,5m, ngang 3m, dài 12m, bên trong chỉ có một cái bàn thờ đơn giản theo nghi thức Công giáo, phía trên là những phiến đá khắc dòng chữ Latinh chạy uốn lượn phía trên bệ thờ theo hình vòm đối xứng, cân đối với bàn thờ. Tường và trần nhà nguyện đã có những vết nứt khá lớn.

Bên tay trái bức tường có một bảng đá khắc dòng chữ Pháp: "A la mémoire des combattants Francais et Espagnols de l'Expédition Rigault de Genouilly. Mort en 1858 - 59 - 60 et ensevelis en ces lieux" (Để tưởng niệm những chiến binh Pháp và Tây Ban Nha của cuộc viễn chinh Rigault de Genuoilly. Chết những năm 1858 - 1859 - 1860 và được an táng ở đây). Hai bên hông có hai cửa sổ có chấn song sắt nhìn ra bên ngoài làm cho không khí bên trong ngôi nhà nguyện đỡ phần u tối.


Có tài liệu cho rằng nhà nguyện này là mồ chôn tập thể của hàng ngàn binh lính Pháp - Tây Ban Nha được tập trung về đây trong 3 năm 1858 - 1860. Năm 1895, Toàn quyền Paul Doumer đã cho xây dựng lại nơi này. Theo ông Lưu Anh Rô, Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng dẫn trong một tài liệu đề ngày 25/5/1921 của Trường Viễn Đông Bác Cổ, nội dung đề nghị Toàn quyền Đông Dương cho tu sửa khu nghĩa địa này, có đoạn: "Tôi xin lưu ý ngài về tình trạng hư hỏng của nghĩa trang ở bán đảo Tiên Sa, bắc Tourane, nơi chôn cất những binh sĩ bộ binh và hải quân của người Pháp và người Tây Ban Nha thuộc hạm đội của Đô đốc Rigault de Genouilly. Khoảng 1.500 hài cốt đã khai quật và tập trung vào một hốc công cộng có dựng một nhà thờ. Nhà thờ này đã bị đổ nát, cửa ra vào đã hư hỏng. Xung quanh nhà thờ có một số ngôi mộ của các sĩ quan Pháp và Tây Ban Nha, trong đó có mộ của trung tá Duppré Déroulède bị giết trên chiến hạm Némésis vào ngày 18/11/1859 ...".

Xung quanh khuôn viên ngôi nhà nguyện là 32 ngôi mộ nằm ngang dọc được đắp bằng xi măng. Những ngôi mộ cùng bia mộ lớn nhỏ không đều nhau hoặc không có bia, không thể đoán được thứ tự sắp xếp theo thời gian chôn cất hay chức vị của người nằm bên dưới. Đọc những dòng chữ ghi trên bia có thể thấy những người nằm đây rải rác từ năm 1858 đến năm 1860.

Những người bán hàng ở dưới cảng cho biết, hằng năm vào ngày 25/12, nhiều du khách phương Tây tìm đến đây để cầu nguyện cho linh hồn những người nằm lại nơi "Đồi hài cốt". Không biết trong số du khách ấy có mấy người là hậu duệ của những chiến binh chìm sâu trong lòng đất lạ sau những cuộc giao tranh đẫm máu với những người dân bản xứ bé nhỏ nhưng oai hùng và bao dung biết mấy. Dấu xưa vẫn còn đó thật im lìm, lặng lẽ, bên cạnh cảng biển Tiên Sa rộn ràng náo nhiệt suốt ngày đêm

Tác giả: Thương Điền (https://goo.gl/QGxhE1)

Một số hình ảnh về nghĩa địa Y PHA NHO:



Đây chính là nghĩa địa tập thể chôn những binh lính Pháp và Tây Ban Nha tử nạn từ cuộc tấn công đầu tiên vào cảng Đà Nẵng năm 1858 đến năm 1860, khai màn cho thời kỳ Pháp thuộc của Việt Nam.



Đứng từ dưới đường, ngay ngã ba rẽ xuống bãi tắm Tiên Sa nhìn lên gò đất cao, thấp thoáng một cây thánh giá màu trắng ẩn hiện trong những tán lá cây. Một ngôi nhà nguyện nhỏ với cây thánh giá có khắc chữ “SPES UNICA”, bên dưới có những dòng chữ La-tinh uốn lượn theo hoa văn hình vòm và cuối cùng phía trên đường viền của cửa chính có chạm nổi chữ “OSSUAIRE”, như một cái tên của di tích có nghĩa là: đồi hài cốt, nhiều lớp chồng lên nhau. Xung quanh ngôi nhà nguyện là những ngôi mộ xây bằng xi măng thật đơn sơ.


Ngôi nhà nguyện có bề ngang khoảng 3m, dài khoảng 12m và cao khoảng 3,5m, bên trong chỉ có một cái bàn thờ theo nghi thức công giáo, phía trên có một dòng chữ La – tinh được khắc theo hình vòm đối xứng: “A la mémoire des combattants Francais et Espagnols de l’Expédition Rigault de Genouilly. Mort en 1858 – 59 – 60 et ensevelissement en lieux“. Tạm dịch : “Để tưởng niệm những chiến binh Pháp và Tây Ban Nha của cuộc viễn chinh Rigault de Genuoilly. Chết những năm 1858 – 59 – 60 và được an táng ở đây”.


Hiện nay còn một căn nhà nhỏ, mặt tiền có chiếc thánh giá với một từ tiếng Pháp OSSUAIRE (đồi hài cốt, nhiều lớp chồng lên nhau)chạm nổi; nhà có bề ngang hơn 3m, dài trên 12m, cao 3,5m; cuối tường là bàn thờ theo nghi thức Thiên chúa giáo. Xung quanh là 32 ngôi mộ lớn nhỏ có bia hoặc không bia.
Hình: Sưu tầm

☀ Click Tham giá GROUP Tài liệu Thuyết Minh Du Lịch dành cho HDV.
- Hãy lưu lại trang WEB này, sẽ có lúc bạn cần đến.
-Xem nhiều bài thuyết minh hay tại 2 địa chỉ khác: https://www.tourdanang24h.com/tin-tuc  và http://citytourdanang.com/lich-su-van-hoa 

Monday, June 5, 2017

Tâm lý khách du lịch các nước

TÂM LÝ DU KHÁCH CÁC NƯỚC

1. Người Nga
- Khi gặp ngưười Nga. họ thường bắt tay và xưng tên/ bạn bè thì “ôm như gấu” , hôn má.
- Khi từ biệt họ vẫy tay (cũng như nhiều dân tộc khác) nhưng lại ngửa lòng bàn tay về phía ngoài và khua lên xuống. Nếu lòng bàn tay hướng về phía mình và khua ra trước và sau có nghĩa là ”hoy đến đây”.
- Người Nga là khách dễ tính, ít đòi hỏi, tính đôn hậu, trung thực tình cảm dễ thể hiện ra bên ngoài.
- Người Nga thích uống rượu mạnh nhất là về mùa đông.
- Đề tài ưa thích: Hoà bình
- Đề tài nên tránh: Stalin, khơ – rut – sốp…



2. Người Mỹ:
- Nước Mỹ tập hợp nhiều dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, đặc điểm khách du lịch Mý rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên có một số nét chung sau:
Khi gặp nhau nắm tay vừa phải, mắt nhìn thẳng .Tránh tiếp xúc cơ thể hoặc ôm hôn khi chào hỏi. Khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ tốt nhất là 60 – 70 cm (khoảng cách một sải tay)…khi nói chuyện phải nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Nếu vô tình bị ho, hắt xì hơi tốt nhất nên nói “Xin lỗi – Excuse me”.
- Người Mỹ ăn mặc đa dạng, thoải mái không theo kiểu gì, khi ngồi trên ghế đợi, hay tựa vai vào tường, có khi ghếch cả chân lên bàn làm việc.
- Trong giao dịch họ ít dành thười giờ nói chuyện thân mật, quan niệm “Thời gian là tiền bạc”. Vì vậy khi trao đổi chúng ta hoy đi thẳng vào công việc. Họ thích đúng giờ.
Khách Mỹ nhanh chóng sử dụng tên gọi- khi giao tiếp, họ thích ăn trưa nhẹ nhàng, dành bữa chính vào ăn tối. Họ thường định các cuộc hẹn gặp vào lúc ăn sáng.
- Khi khách Mỹ lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay phải khoanh tròn hình chữ O là để biểu hiện điều tốt đẹp.
- Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc.
- Đè tài nên tránh: Sự thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam.


3. Người Anh:
- Nếu đặc điểm của người Mỹ là cởi mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi khi mang dáng vẻ phô trơng bề ngoài thì khách du lịch Anh tỏ ra ngợc lại. Họ rất lonh đạm, thờng không để ý đến những nguười xung quanh, giữa những người dân tộc của họ, giữa người đồng nghiệp thường khi gặp nhau họ cũng không thích bắt tay nhau. Họ chỉ thích bắt tay nhau khi xa nhau lâu ngày gặp lại hoặc tỏ ý cảm ơn.
Khách du lịch- Anh thường biết kiềm chế. Người Anh thể hiện ý chí của mình rất khiêm nhường, không dùng lối nói chuyện đoán. Họ thờng nói: Theo tôi (According to me), hình nh (It seem that), có thể (May be).
- Các cuộc gặp theo quy tắc phải đợc sắp đặt từ trước, coi trọng đúng giờ.
- Người Anh thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh.
- Đề tài yêu thích: Lịch sử – Kiến trúc – Làm vườn.
- Đè tài nên tránh: Tôn giáo, Bắc Ailen, Tiền và giá cả.



4. Người Trung Quốc
- Khi gặp mặt thường là gật đầu hay giơ tay cũng đủ, tuy nhiên cũng có thể chìa tay ra bắt.
- Người Trung Quốc thờng gọi nhau bằng họ.
- Không quen đụng nh: vỗ vai, ôm lưng.
- Người TQ ăn uống không cầu kỳ nhưng ăn rất khoẻ.



5. Người Nhật Bản
- Nguười NB khi mới gặp nhau thường đưa card trước khi bắt tay.
- Người Nhật khi gặp nhau trước hết họ đứng im tại chỗ, sau đó cúi gập lưng khiến hai cánh tay vươn thẳng xuống chạm vào đầu gối và vẫn trong t thế vài giây, họ thận trọng chỉ ngớc con mắt lên thôi. Đứng thẳng lên trớc là bất nhã cho nên hai người đang chào nhau phải theo dõi nhau để cùng đứng thẳng lên .
- Người Nhật có đức tính quý báu là kiên nhẫn, lịch sự khiêm nhường.
- người Nhật thích ăn món thuỷ hải sản tươi sống.
- Hoa sen là biểu tợng của sự buồn, tang tóc với người Nhật.



6. Người Pháp
- Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.
- Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, tốc độ 1 giờ đàm thoại sử dụng 120 lần cử chỉ điệu bộ.
- Rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, nghệ thuật Pháp.
- Đề cao các món ăn ngon và thích rượu vang ngon, theo họ bữa ăn đồng nghĩa với không khí thân mật, sự hài lòng và th gian. Bữa trưa và tối của họ thường có 3 món (Khai vị, món chính, món tráng miệng).
- Đề tài yêu thích: Đồ ăn – Thể thao – Văn hoá
- Đề tài nên tránh: Tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư.


7. Người Úc:
- Nồng hậu hữu hảo, không khách khí.
- Thích bắt tay chặt
- Nói thẳng và trung thực, ghét sự gian dối.
- Đánh giá cao sự đúng giờ
- Không thích phân biệt giai cấp.
- Có năng khiếu hài hước ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng.

TÂM LÝ DU KHÁCH TRUNG QUỐC

1. Tính cách dân tộc.
Đất nước Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu dài, gắn với những cuộc đấu tranh tranh giành lãnh thổ của các bộ tộc, bộ lạc nhằm thống nhất đất nước. Các bộ tộc, bộ lạc ai cũng cho mình là mạnh nhất, xứng đáng để làm chủ đất nước. Do ảnh hưởng của lịch sử, người Trung Quốc luôn đề cao dân tộc mình và bản thân mình. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, là thứ nhất. Vì vậy khi nói về Trung Quốc người ta thường nói đến số 1. Số 1 ngoài việc là số trung tâm, đó còn là còn số duy nhất, tức là người Trung Quốc cho rằng mình là duy nhất xứng đáng làm chủ thế giới này.
Do ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh, người Trung Quốc có cấu kết dân tộc rất cao. Họ rất trung thành với chính quyền, với Đảng mà mình đã lựa chọn. Hị không bao giờ phản bội hay đi ngược lại lý tưởng mà mình đã chọn lựa.
Người Trung Quốc rất thâm thuý. Người ta thường nói: “Người Trung Quốc giống như cái hố sâu, ở bên trong thì chứa đựng nhiều thứ nhưng mặt nước lại êm ả, không gợn sóng”. Khó ai hiểu được người Trung Quốc nghĩ gì, muốn gì. Họ còn được coi là con sư tử mà người ta thường nói: “Không nên đánh thức con sư tử đang ngủ” vì khi thức dậy không biết con sư tử đó sẽ làm gì.
Người Trung Quốc rất giỏi. Họ có thể làm mọi thứ mà người khác khó có thể làm được. Nhiều người từ đó mà nhận xét rằng người Trung Quốc rất giỏi lừa đảo vì những mặt hàng nhái mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
Người Trung Quốc rất coi trọng những giá trị cổ truyền, đôi khi còn tới mức bảo thủ.

2. Đặc điểm giao tiếp.

Người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Hán nên ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hán. Ngoài ra, do Trung Quốc rất rộng lớn, lại có nhiều dân tộc khác nên ngoài tiếng Hán, người Trung Quốc còn có tiếng Mông Cổ, Tây Tạng và một số tiếng dân tộc thiểu số khác.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo và Đạo giáo, người Trung Quốc rất coi trọng những cử chỉ hành động khi giao tiếp. Nó nói lên tính cách riêng của người Trung Quốc. Thường khi giao tiếp với người lạ, họ cũng hành động giống như các dân tộc khác trên thế giới, họ thường bắt tay và trao card. Thái độ của họ thường dè dặt kín đáo vì thế khi tiếp xúc với họ, đối phương khó có thể biết được cảm xúc thật của họ.
Người Trung Quốc rất coi trọng việc học, hàm vị. Vì thế khi giới thiệu một người với người khác họ thường nói luôn cả học, hàm vị kèm theo tên, không như các dân tộc khác chỉ giới thiệu tên. Tuy nhiên khi giới thiệu về mình, họ chỉ nói tên. Đó cũng là thể hiện một phần tính cách khiêm tốn, khách khí của người Trung Quốc.
Khi bàn luận ý kiến với người khác họ không bảo thủ hoặc khẳng định ý kiến của mình đúng. Họ thường nói: “Theo ý kiến của tôi thì…”. Như vậy họ giữ được thiện cảm đối với người đối diện. Khi giao tiếp với người quen, họ tỏ thái độ thân mật và thường gật đầu mỉm cười hoặc giơ tay chào. Tuy nhiên họ lại rất ít khi ôm hôn người đối diện cho dù đó là người quen.
Người Trung Quốc, cũng giống như người Việt Nam, là người rất coi trọng tình cảm, kính trọng người cao tuổi. Họ không trỏ ngón tay khi giao tiếp vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự, không tôn trọng người khác. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình người Trung Quốc rất đoàn kết, gắn bó.
Đặc biệt người Trung Quốc rất thích được khen ngợi. Họ tỏ thái độ vui vẻ, thân mật khi được người khác khen ngợi.

3. Các nhu cầu, sở thích trong du lịch: ăn uống, lưu trú, tham quan giải trí, mua sắm hàng lưu niệm, vận chuyển.

Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.
Trong ẩm thực của Trung Quốc, họ thường dựa vào triết lý Nho giáo, ngũ hành, cân bằng âm dương. Họ thường dùng phối hợp giữa nóng – lạnh, mặn – ngọt, chua cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữaằchats béo và chất xơ…chính những điều này không chỉ đảm bảo đầy đủ chất, đảm bảo chất dinh dưỡng, mà còn giữ gìn sức khoẻ và tạo ra những món ngon miệng. khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo..Những thức ăn họ thường ăn trong các nhà hàng là: nem, gà, vịt, ngan, lợn, cá, tôm, cua, ốc, bào ngư, cơm- cháo- mỳ- bún, chè…
Người Trung Quốc rất thích ăn rau, đặc biệt là những món rau xào với lượng dầu mỡ cao. Trong thực đơn của mình, khách du lịch Trung Quốc lựa chọn toàn là món xào.
Người Trung Quốc rất thích uống trà và đặc điểm này chi phối cả đến việc chọn lựa đồ uống khi đi du lịch của họ và tất nhiên trà là sự yêu thích số một của họ sau khi dùng bữa. Người Trung Quốc nói chung và khách du lịch nói riêng có uống rượu nhưng chỉ uống rượu khi có đồ nhắm hay uống rượu trong các bữa ăn
Người Trung Quốc không quá cầu kỳ trong việc chọn lựa nơi lưu trú khi đi du lịch. Họ thường không cần ở các khách sạn cao cấp như khách sạn 4 hoặc 5 sao. Họ chủ yếu nghỉ tại các khách sạn từ 1 đến 3 sao.
Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam bằng cả đường bộ, đường thủy, đường không. Tuy nhiên, dù lượng khách đến Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng vẫn chủ yếu là xuất phát từ những vùng gần biên giới Việt – Trung nên phương tiện chủ yếu được sử dụng là đường bộ.
Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân, một số ít là đi tham quan nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn chương trình Bussiness Tour khoảng từ 7- 15 ngày đi cả ba miền bắc, trung, nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họn chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày.
Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam xét về một yếu tố thì có khả năng chi trả không cao bằng khách Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp, Mỹ…Vì vậy, các dịch vụ họ lựa chọn sử dụng thường có thứ hạng trung bình hoặc khá, hợp với túi tiền của mình.
Đối với khách du lịch Trung Quốc, việc đi du lịch cũng là một cơ hội để mua sắm. Họ thường mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn ở trong nước mình. Họ thường không mua đồ gốm, sứ vì cho rằng đồ gốm, sứ ở nước mình tốt hơn ở những nước khác. Khi nghiên cứu về người Trung Quốc, người ta đưa ra một ví dụ là nếu một phụ nữ Trung Quốc mua được một món hàng giống hệt một người trong cùng đoàn của mình, ở cùng một hàng nhưng giá lại đắt hơn thì lập tức họ quay trở lại cửa hàng đó và trả lại món đồ đã mua.

4. Những điều kiêng kỵ
Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kỵ, một số điều kiêng kỵ của họ là:
- Họ kiêng con số 4 vì số này phát âm giống chữ “tử” nghĩa là chết.
- Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng, kiêng trỏ tay vào người đối diện vì cho rằng như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với khách bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành. Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.
- Họ không thích các đề tài về cách mạng văn hoá, sex, chính trị
- Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó..vào đầu tháng vì cho là nếu ăn sẽ gặp vận đen cả năm, cả tháng. Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như:
+ Mật ong không ăn cùng hành sống
+ Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó
+ Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn
Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ món cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu vì họ cho rằng đó là điều chẳng lành, sự việc không được đầu xuôi đuôi lọt
- Họ không thích màu trắng vì họ quan niệm đó là màu của sự tang tóc
- Họ kiêng không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may
- Có rất nhiều điều kiêng kỵ cho phụ nữ. Ví dụ như họ không được tham gia vào những ngày tế lễ, đặc biệt là lễ tế táo quân; Họ không được mài dao vì nếu mài thì sau này cái dao ấy ai mài cũng không sắc nữa; kiêng ngồi xổm vì sẽ sớm bị goá chồng; kiêng dùng loại vải có sợi dệt ngang vì sẽ khó sinh nở….
……

5. Những sở thích phổ biến khác:
Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9 vì cho đó là con số tốt, đem lại nhiều may mắn. SỐ 6, 9 rất giống kí hiệu thái cực của Trung Quốc “âm dương giao hoà. Sinh sôi, nảy nở”. Số 8 thể hiện sự may mắn và thuận lợi
Họ thích màu đỏ và màu vàng vì màu đỏ mang lại may mắn. Nó thể hiện sự vui sướng, nồng nhiệt, có sức mạnh, danh vọng, thường được sử dụng trong ngày đại hỉ như cưới, mừng thọ…Trẻ em thường được mặc quần áo màu đỏ. Màu vàng thể hiện quyền uy, giàu sang, phú quý. Trước đây chỉ có vua mới được sử dụng màu vàng.
Trong ngày tết họ thường ăn sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân vì họ cho rằng ăn sủi cảo sẽ đem may mắn cho họ. gạo trắng và gạo nếp được coi là thông điệp của may mắn, hạnh phúc “cầu được ước thấy” trong năm mới.
Người Trung Quốc thích ăn rau vì vậy trong bữa ăn luôn luôn có rau. Sau khi ăn, họ uống trà. Họ có nhiều loại trà ngon như trà Long Tỉnh, trà Quý Phi..Khi có khách đến họ thường mời trà. Nếu muốn uống nữa thì để lại một ít trà trong cốc, còn nếu không thì uống cạn cốc.
Họ cũng thích uống rượu trong các dịp quan trọng như ngày tết, cưới hỏi..Khi mời rượu, chủ nhân phải ró đầy tràn ly vì rót vơi bị cho là không tôn trọng khách, phải mời bậc trưởng bối uống trước. Người mời rượu phải đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi phải để ly thấp hơn miệng ly của người khác.
Người Trung Quốc thích chơi cây cảnh có những đường nét mềm mại và uyển chuyển như những những nét hoa thông qua các dáng thế cơ bản trong tự nhiên như trực, hơi nghiêng, nghiêng, bán thác đổ và thác đổ. Họ thích các cây cảnh như cây đa, cây sung, cây bồ đề. Trong ngày tết, họ chuộng hoa đào (xua đuổi tà ma), hoa cúc (thanh tao) và hoa thuỷ tiên (quý phái, cao quý, quý tộc)
Họ thích các đề tài về lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ ở Trung Quốc.

Nguồn: http://spvnh.forumvi.net/t154-topic

Click Tham gia nhóm TÀI LIỆU THUYẾT MINH DU LỊCH dành cho Hướng Dẫn Viên.

Friday, June 2, 2017

Tử Cấm Thành là niềm tự hào Trung Hoa, nhưng được xây nên bởi một người Việt.

Giữa trung tâm Bắc Kinh là một tòa thành nguy nga, tráng lệ, nơi cư ngụ của nhiều vị hoàng đế 2 triều Minh, Thanh – Tử Cấm Thành. Người Trung Hoa luôn tự hào về công trình đồ sộ vào bậc nhất thế giới này nhưng ít ai biết rằng nó có đóng góp không nhỏ của một người Việt tên là Nguyễn An. 

Nguyễn An là ai?


Từ cấm thành 

Theo nhiều ghi chép khác nhau, Nguyễn An (1381-1453), còn được gọi là A Lưu khi sống ở Trung Quốc, là người vùng Hà Đông, nay là địa phận Hà Đông thuộc thành phố Hà Nội. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng là thần đồng và có biệt tài về kiến trúc. Ông từng tham gia vào công cuộc xây dựng cung điện ở kinh thành Thăng Long dưới thời vua Trần Thuận Tông, nhà Trần. Khi đó, Nguyễn An mới gần 16 tuổi.
Năm 1407 (có tài liệu ghi là 1406), nhà Minh đem quân xâm lược nước ta dưới danh nghĩa “phù Trần diệt Hồ”. “Đại Việt sử ký toàn thư” đã ghi chép lại thời điểm lịch sử ấy: “Người Minh lùng tìm những người ẩn dật rừng núi, có tài đức, thông minh, giỏi giang xuất chúng… lục tục đưa dần về Kim Lăng…”. Nguyễn An cũng như nhiều thanh niên tráng kiệt và những tài năng ưu tú khác bị bắt đưa về Trung Quốc. Sau đó, ông được chọn làm thái giám để phục vụ trong cung điện nhà Minh.


Một góc Tử Cấm Thành (Ảnh: lotuspro.net)

Bén duyên với Tử Cấm Thành

Sống dưới triều Minh, Nguyễn An đã trải qua 5 đời vua khác nhau, bắt đầu từ Minh Thành Tổ Chu Đệ (hiệu Vĩnh Lạc). Chu Đệ vốn là con trai thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương – vị hoàng đế khai quốc triều Minh. Chu Đệ đa mưu, túc trí, tài năng xuất chúng, dũng mãnh hơn người nhưng lại không được truyền ngôi báu mà chỉ được phong làm Yên vương, đóng đô ở Bắc Bình (còn gọi là Yên Kinh).

Vì nuôi mộng đế vương, ông đã dấy khởi binh đao và cướp ngôi từ Huệ Đế, vốn là cháu trai của mình. Để hợp pháp hóa việc lên ngôi, ông dời đô từ Nam Kinh về Bắc Bình, sau đổi thành Bắc Kinh, và ra lệnh xây dựng một hoàng cung vĩ đại chưa từng có, mang tầm vóc sánh ngang với đất trời. Đó chính là Tử Cấm Thành mà chúng ta đang nói đến.


Tử Cấm Thành (Ảnh: lotuspro.net)

Không tin tưởng vào văn võ bá quan mà chỉ trọng dụng thái giám cận thần, Chu Đệ đã giao phó trọng trách này cho Nguyễn An – người được ông tin tưởng là có tài năng lại chính trực, liêm khiết, xứng đáng với vị trí của một “tổng đốc công” (tổng công trình sư). Như vậy, cùng với những kiến trúc sư khác như Sái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung, Khoái Tường, và Lục Tường, Nguyễn An đã có đóng góp to lớn để tạo nên một trong những kiệt tác vĩ đại nhất của lịch sử 5000 năm Trung Hoa.

Tinh hoa phát tiết…

Tử Cấm Thành được xây dựng từ năm 1406 đến 1420 thì hoàn tất. Từ các tài liệu ghi chép lại, có thể thấy Nguyễn An đã tham gia vào công trình này từ giai đoạn vẽ đồ án thiết kế, đào tạo nhân lực, cho đến chỉ đạo thi công và giám sát hiện trường. Theo cách gọi của thời đại ngày nay thì ông vừa là kiến trúc sư, vừa là nhà quy hoạch, đồng thời là kỹ sư xây dựng lẫn một nhà quản lý dự án.

Sách “Kinh thành ký thắng” của Dương Sĩ Kỳ mô tả rằng: “Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.”

Tài năng của Nguyễn An đã được nhiều sử gia đời Minh và các nhà nghiên cứu sử học trên thế giới hết lời ca ngợi. Thậm chí, các vị vua triều Minh đều xem ông như một bậc “kỳ nhân”, tin tưởng và trọng dụng ông trong mỗi lần trùng tu, sửa chữa, và tái thiết Tử Cấm Thành. Nhiều sử sách Trung Quốc như “Hoàng Minh thông kỷ”, “Anh Tông chính thống thực lục”, hay “Kinh kỳ ký thắng” và “Thủy Động nhật ký”,… đều ghi nhận công lao to lớn của Nguyễn An.


Một góc Tử Cấm Thành (Ảnh: lotuspro.net)

Cho đến nay, người ta vẫn còn kể lại những giai thoại về chuyện Nguyễn An xây Tử Cấm Thành. Một trong số đó là câu chuyện chiếc lồng ve sầu khởi nguồn cho ý tưởng để ông vẽ họa đồ. Ông cũng cho thấy một trí tuệ thông minh hơn người và tài năng xuất chúng khi tự mình nghĩ ra cách vận chuyển khối cẩm thạch nặng trên 600 tấn từ một nơi cách xa Bắc Kinh đến hàng ngàn kilomet mà không phải hao người tốn của. Giải pháp của Nguyễn An khiến ta liên tưởng đến các kiến trúc sư vĩ đại của Ai Cập đang vận chuyển những khối đá khổng lồ để xây dựng kim tự tháp. (Hai câu chuyện trên đều được kể lại chi tiết trong đoạn phim của ZDF Dokukanal cuối bài viết này).

Kỳ tích Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là niềm tự hào của dân tộc Trung Hoa, là chứng tích huy hoàng cho một thời phong kiến và là dấu ấn quyền lực của các vị hoàng đế Trung Quốc cuối cùng. Với những tòa điện nguy nga và lối kiến trúc hào nhoáng, diễm lệ, nơi đây quả thực giống như một chốn thiên cảnh giữa trần gian.


Với những tòa điện nguy nga và lối kiến trúc hào nhoáng, diễm lệ, nơi đây quả thực giống như một chốn thiên cảnh giữa trần gian – Tử Cấm Thành trong bức tranh từ thời nhà Minh, hiện được lưu giữ ở bảo tàng quốc gia tại Bắc Kinh (Ảnh: Wikipedia)

Mặc dù vậy, Tử Cấm Thành vẫn thấp thoáng lối kiến trúc của người Việt xưa. Theo phân tích của GS. Trần Ngọc Thêm, thì so với cố đô Nam Kinh và các kinh thành trước đó, Tử Cấm Thành có hai điểm mới. Thứ nhất, các kinh thành cũ đều được thiết kế theo hình vuông, nhưng Tử Cấm Thành lại là hình chữ nhật. Thứ hai, Tử Cấm Thành có 3 lớp vòng thành bảo vệ (tam trùng thành quách) trong khi những công trình khác chỉ có 1 hoặc 2 lớp. Hai sự thay đổi này được đánh giá là chịu ảnh hưởng của tư duy kiến trúc Việt, ví dụ như Cổ Loa cũng có 3 vòng thành.

Nếu nhìn vào cách bố trí của Tử Cấm Thành, ta có thể thấy rằng không một chi tiết nào là ngẫu nhiên, bởi tất cả đều dựa trên những chuẩn mực lâu đời và mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.

Từ cách sắp xếp, bố cục, từ tên gọi mỗi điện cung, cho tới từng chi tiết như màu sắc, họa tiết, trang trí, v.v, Tử Cấm Thành quả thực không chỉ là công trình kỳ vĩ bậc nhất, mà còn là tinh hoa của văn hóa Đông phương, như: kính Trời, trọng Đạo, Thiên-Nhân hợp nhất, và Âm-Dương hòa hợp.

Trải qua gần 600 năm với những phong ba bão táp của đời người và biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, Tử Cấm Thành vẫn còn đó như một chứng tích của thời gian. Khi trầm trồ chiêm ngưỡng cái uy nghi kỳ vĩ của cố cung xưa, cũng không thể không nhớ tới người đã có công xây dựng nên công trình ấy.


Tử Cấm Thành trong đêm (Ảnh: lotuspro.net)

Xin kết thúc bài viết này bằng lời nhận xét của nhà sử học Trương Tú Dân (Trung Quốc):

“Từ xưa đến nay, người tốt trong hoạn quan trăm ngàn người không được một. Còn An hết lòng vì công việc, thanh bạch, liêm khiết, khắc khổ, khi lâm chung không có nén vàng nào trong túi, là một con người cao thượng, chỉ để lại công đầu ở Bắc Kinh. Nguyễn An là người kiệt xuất trong hoạn quan, công với quốc gia không thể phai mờ. Ngày nay tên Tam Bảo thái giám, đàn bà trẻ con đều tỏ tường, còn tên nhà đại kiến trúc Nguyễn An – A Lưu thì ngay học giả, chuyên gia ít ai hay biết. Thật bất hạnh thay. Tôi nghĩ, với An không chỉ riêng giới công trình đáng ngưỡng mộ mà thị dân Bắc Kinh cũng nên uống nước nhớ nguồn, kỷ niệm chớ quên.”

Tác giả: Hồng Liên: (http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/tu-cam-thanh-la-niem-tu-hao-trung-hoa-nhung-duoc-xay-nen-boi-mot-nguoi-viet.html)

(Bài viết có tham khảo nhiều tư liệu khác nhau, trong đó có những đánh giá của GS. Trần Ngọc Thêm, phim tài liệu “Tử cấm thành – Bản di chúc của một bạo chúa”, Wikipedia và một số tài liệu khác).

Tham gia nhóm TÀI LIỆU THUYẾT MINH DU LỊCH dành cho Hướng Dẫn Viên.

4 báu vật trấn quốc huyền thoại của Việt Nam nghìn năm lưu danh sử sách.

Nếu mỗi nền văn hóa lâu đời đều gắn liền với những bảo vật linh thiêng, tựa như Nhật Bản có “Tam Chủng Thần Khí”, Trung Hoa có “Trấn Quốc Chi Bảo”, hay Triều Tiên có “Thiên Phù Tam Ấn”, thì Việt Nam cũng tự hào nhắc đến bốn báu vật thần thánh – “An Nam Tứ Đại Khí”.


Chuông Quy Điền và tháp Báo Thiên (ảnh minh họa). 4 bảo vật thật đã không còn đến ngày nay.

An Nam Tứ Đại Khí còn được gọi là Nam Thiên Tứ Bảo Khí, hay Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí, gồm có: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, tháp Báo Thiên, chuông Ngân Thiên (có tài liệu nói là chuông Quy Điền), và vạc Phổ Minh. Đây được coi là 4 kỳ quan, 4 quốc bảo, 4 công trình nghệ thuật dưới thời Lý, Trần.

Vậy thì, vì sao chúng được tôn vinh là “đại khí”, “bảo khí”, hay “thần khí” – nghĩa là những báu vật có thể chấn hưng cả một quốc gia, quyết định đến sự phồn vinh hay suy vong của cả một dân tộc? Chắc hẳn câu trả lời sẽ không chỉ giới hạn ở mức độ bề thế của quy mô, mức độ tinh xảo của nghệ thuật, hay mức độ vĩ đại của tinh hoa và văn hoá. Mà sâu xa hơn, nó còn ẩn chứa nhiều bí mật của cả 4000 năm lịch sử.

Và nếu nhìn lại những “bộ tứ” của Đại Việt, ta có thể thấy tất cả đều là những bậc thánh thần. Ví như An Nam Tứ Bất Tử thờ 4 vị thánh linh thiêng; Hoa Lư Tứ Trấn thờ bốn vị thần trấn giữ các hướng đông, tây, nam, bắc của vùng đất cố đô; hay Thăng Long Tứ Trấn là 4 ngôi đền thiêng thờ các vị đại thần bảo vệ cho kinh thành.

Phải chăng An Nam Tứ Đại Khí cũng cần mang trong mình những yếu tố linh thiêng và cao quý nhường ấy, mới có thể được coi là vật báu chấn hưng dân tộc Việt?

Nhưng có lật giở cả Đại Việt sử ký toàn thư cũng không tìm được lời giải thích cho sự ra đời của tứ đại khí này. Có chăng, thì những cái tên như tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, hay chùa Quỳnh Lâm chỉ lác đác xuất hiện đôi lần như một công trình nghệ thuật hay một di tích bị tàn phá bởi chiến tranh. Chính sử dường như vẫn luôn tránh né những câu chuyện mang yếu tố thần thoại, trong khi huyền sử lại chỉ được chắp nối qua những lưu truyền và ghi chép dân gian.

Bởi vậy, để tìm lời giải thích cho bốn báu vật nói trên, chúng ta hãy lần theo những truyền thuyết xưa còn để lại. Cho dù nó mang sắc màu huyền thoại, cho dù nó có những yếu tố tâm linh khó giải thích bằng lời, thì dẫu sao đó vẫn là một phần của lịch sử mà dân gian vẫn gìn giữ cho chúng ta đến ngày hôm nay.

(Ảnh minh hoạ)

Câu chuyện bắt đầu từ thời vua Thần Nông khoảng 5000 năm trước đây. Sau khi thống nhất sơn hà, Thần Nông làm phép thu linh khí Hoa Hạ xuống núi Thái Sơn, khiến đồng đen trong lòng núi Thái Sơn kết tinh thành trâu vàng của Trung Hoa. Khi thiên hạ thanh bình hoặc khi có chúa thánh ra đời, thì vào những đêm trăng sáng, trâu vàng lại ra khỏi núi, bay lơ lửng trên không trung, toả sáng cả một vùng.

Núi Thái Sơn vốn là nơi có mỏ đồng đen quý hiếm. Các thầy phong thuỷ Trung Hoa cho rằng đồng đen là mẹ của vàng, bởi vậy các đời vua đều thu thập đồng đen ở Thái Sơn đem cất vào kho, rồi làm phép cho trâu vàng không được rời khỏi núi.


Đến đời vua Tống Thái Tông, sau khi bại trận trước quân ta ở Chi Lăng và Bạch Đằng, vua Tống sai đào trâu mang về yểm ở hoàng cung, trong đó có cả con trâu vàng Trung Hoa và 36 con trâu vàng giữ linh khí Đại Việt.Thời nhà Đường, vua Đường Ý Tông sai Cao Biền sang làm tiết độ sứ tại nước ta. Cao Biền sớm nhận thấy linh khí phương nam cường thịnh nên đã trấn yểm các thế đất, thu tất cả tinh hoa linh khí của Đại Việt vào bụng 36 con trâu vàng rồi đem về giam dưới núi Thái Sơn cùng với con trâu vàng của Hoa Hạ.

Sau đó, khi hai vị thánh tăng của Đại Việt là Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh vân du đến Trung thổ, các vị đã giúp nhà Tống trừ tà tại hoàng cung nên được vua Tống ban thưởng đồng đen. Hai vị thánh tăng đã làm phép thu hết cả kho đồng đen, đồng thời lấy lại 36 con trâu vàng có chứa tinh anh của dân tộc Việt. Từ đó, linh khí Đại Việt lại rực sáng cả trời nam.

Sau khi trở về, Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh đã dùng số đồng đen thu được đúc thành bốn bảo khí giữ nước, được gọi là Nam Thiên Tứ Đại Thần Khí.

Bởi vì đồng đen là tinh hoa trên núi Thái Sơn, mang trong mình linh khí của trời đất, vậy nên tứ bảo khí của Đại Việt, một cách tự nhiên, đã mang trong mình một sức mạnh thần kỳ.


Núi Thái Sơn nằm tại miền Sơn Đông Trung Quốc.

Bảo khí thứ nhất: Đỉnh tháp Báo Thiên

Chùa Báo Thiên được xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông. Vào niên hiệu Long Thuỵ Thái Bình (1056), vua ngự thuyền ra hồ Tây thưởng ngoạn. Bỗng đâu xuất hiện một người lạ trách mắng vua rằng: “Nhà ngươi làm chúa trời Nam, sao không lo tu đức, sửa sang chính sự mà lại rong chơi? Như vậy vua làm gương cho kẻ xấu, cho bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá hà hiếp dân lành. Ta là thần giữ việc mưa gió vùng này. Nay thấy dân khổ nên báo cho vua hay”, nói xong bèn biến mất.

Vua Lý Thánh Tông vội trở về kinh, chấn chỉnh lại triều chính, đồng thời sai người xây chùa để tạ ơn Trời Phật, vì vậy chùa mới có tên là “Báo Thiên”. Sang năm sau, nhà vua lại cho dựng một toà tháp cao 20 trượng (40m) gồm 12 tầng.

Đến đây, hai vị thánh tăng lại dùng đồng đen để đúc nên đỉnh tháp (tầng thứ 13). Cũng kể từ đó những vì tinh tú trên thiên hà đều hướng về phương nam, đêm đêm toả hào quang chiếu sáng đất Thăng Long


(Ảnh minh hoạ: Wikipedia)

Bảo khí thứ hai: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm

Bức tượng tại chùa Quỳnh Lâm không chỉ được chế tạo từ đồng đen, mà bên trong còn lưu giữ 18 viên xá lợi của các vị bồ tát Đại Việt, lại thêm 360 viên đá linh khí từ các đền thờ chư thánh và anh hùng của Đại Việt. Bởi chứa tinh anh của dân tộc, nên đây là bức tượng linh thiêng vào bậc nhất cõi trời Nam. Có câu nói rằng, chỉ cần pho tượng vẫn còn thì Trung Nguyên mãi mãi không thể xâm phạm bờ cõi An Nam.

Bảo khí thứ ba: Vạc Phổ Minh

Vạc đặt trong chùa Phổ Minh ở Nam Định. Theo mô tả, vạc nặng ba vạn cân, bên ngoài có hình rồng uốn lượn và hình chim âu đang bay, trên thành có 100 lỗ hình quả trứng tượng trưng cho con Rồng cháu Tiên. Trong mỗi lỗ lại đặt một tượng rồng vàng để tích tụ linh khí của dòng dõi Bách Việt. Bệ vạc khắc tên tất cả các vị vua của dân tộc, từ Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, cho đến vua Lý Thánh Tông.

Tục truyền rằng, ngay sau khi vạc được an trí, trên không có tiếng nhạc vang lừng, rồi hàng vạn con hạc từ đâu về bay lượn. Hào quang từ trong vạc phát ra sáng chói một vùng. Ngài Minh Không thấy vậy mới nói rằng: “Không ngờ linh khí tụ nhanh đến vậy. Sau đây trên trăm năm sẽ có giặc phương Bắc, thiên hạ không ai địch nổi. Nhưng nơi đây một vị đại thánh sẽ giáng trần phá tan giặc đó”.

Quả nhiên, mảnh đất ấy là nơi phát tích ra nhà Trần sau này. Còn người anh hùng đó chính là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.

Bảo khí thứ tư: Chuông Ngân Thiên

Khi nhắc đến thần khí thứ tư, có ý kiến cho rằng đó là chuông Quy Điền ở chùa Một Cột. Nhưng chuông Quy Điền không phải do hai vị thánh tăng đúc nên, hơn nữa cũng không thể hiện được ý nghĩa linh thiêng như ba thần khí còn lại. Bởi vậy, giả thiết này e rằng không hợp lý.

Nói về chuông Ngân Thiên, sở dĩ có tên gọi như vậy là vì tiếng chuông vang rền lên tận trời xanh.

Chuông Ngân Thiên gắn liền với sự tích con trâu vàng dưới lòng Hồ Tây. Chuyện kể rằng, sau khi đúc, chuông được đưa lên đỉnh tháp Báo Thiên. Lúc ấy thần linh đều tụ về nơi này, hai vị thánh tăng mới bắt đầu đánh chuông. Tiếng chuông vang rền, ngân tới tận Trung Hoa. Vì đồng đen là mẹ của vàng, con trâu vàng Hoa Hạ ngỡ là tiếng mẹ gọi bèn vùng lên chạy về đất Thăng Long, rồi sau được trấn yểm dưới lòng Hồ Tây. Gần nơi trâu trầm xuống được dựng đền thờ, gọi là đền Kim Ngưu, nghĩa là đền Trâu Vàng. Người dân Thăng Long vẫn đồn đại rằng, những đêm trời đẹp trâu vàng lại nổi lên mặt Tây Hồ, có lẽ là vì vậy.

Lại nói về quả chuông Ngân Thiên, hai vị thánh tăng cho rằng thần linh Đại Việt tuy nhiều nhưng quỷ ma cũng không thiếu. Trải qua các cuộc chiến tranh, rất nhiều hồn phách của binh sĩ Trung Hoa bỏ mình trên đất Việt vẫn thường quấy nhiễu nhân gian. Bởi vậy, hai vị đã chiêu hồn họ để làm chày giải oan. Với những binh hồn không thể siêu thoát, hai vị lại thu hồn phách của họ vào chuông Ngân Thiên rồi thả xuống sông Lục Đầu. Nơi quả chuông rơi xuống còn được gọi là “đoạ chung lại”, tức vũng chuông rơi.

***

Đến đây ta có thể thấy những yếu tố linh thiêng làm nên Tứ Đại Khí của mảnh đất An Nam. Nó thần thánh, bởi nó được tạo nên từ hai vị thánh tăng bất tử của Đại Việt – Nguyễn Minh Không và Từ Đạo Hạnh. Nó thần thánh, bởi nó hội tụ tất cả linh khí và tinh hoa của 4000 năm lịch sử dân tộc. Và nó thần thánh, bởi đó là những pháp khí gắn liền với Phật và Thần.

Trải qua bao phong ba tuế nguyệt, An Nam Tứ Đại Khí đã chứng kiến những trang sử hào hùng của hai thời Lý, Trần. Người ta nói Lý-Trần là hai thời đại huy hoàng của Đại Việt bởi đây là những triều đại tôn vinh Phật Pháp, coi Phật giáo là quốc pháp cai trị đất nước, và ngay cả nhiều vị vua cũng xuất gia tu hành. Đây cũng là thời kỳ mà những bậc anh tài đã xuất hiện làm rạng rỡ non sông, như Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, v.v. Có lẽ cũng còn một lý do để tin rằng, trang sử huy hoàng đó có đóng góp không nhỏ của 4 bảo khí đất An Nam…

Tác giả: Hồng Liên (Đại Kỉ Nguyên)
Tham khảo:
Ghi chép về “An Nam Tứ Đại Thần Khí” của Yên Tử cư sỹ Trần Đại Sỹ
Thiền uyển tập anh


Tham gia nhóm TÀI LIỆU THUYẾT MINH DU LỊCH dành cho Hướng Dẫn Viên.