Saturday, April 29, 2017

Đà Nẵng: Người dân, du khách đi xem pháo hoa bằng đường nào cho thuận tiện?

Ngày 27/4, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản 2983/UBND-SGTVT thống nhất phương án phân luồng giao thông phục vụ Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2017 theo đề xuất của Sở GTVT.

Theo đó, cấm dừng xe và đỗ xe dọc đường Bạch Đằng, đoạn từ đường Thành Điện Hải đến đường Trần Quý Cáp để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khu vực bắn pháo hoa tại Cảng Sông Hàn trong các ngày tập kết, lắp đặt và trình diễn pháo hoa: từ 25/4 đến 30/4; từ 15/5 đến 03/6 và từ 19/6 đến 24/6.

Cấm dừng xe và đỗ xe dọc đường Bạch Đằng, đoạn từ đường Thành Điện Hải đến đường Trần Quý Cáp trong các ngày tập kết, lắp đặt và trình diễn pháo hoa (Ảnh: HC)

Trong các ngày trình diễn pháo hoa 30/4, 20/5, 27/5, 03/6 và 24/6: Cấm dừng xe và đỗ xe (trừ xe có CSGT dẫn đường) trên các đường: Bạch Đằng (từ Nguyễn Văn Linh đến Thành Điện Hải), Trần Phú, các đường ngang nối Bạch Đằng với Trần Phú, Trần Hưng Đạo (từ cầu Rồng đến Vân Đồn), Ngô Quyền (từ Nguyễn Thế Lộc đến Nguyễn Công Trứ), các đường ngang nối đường Trần Hưng Đạo với Ngô Quyền, đường gom cầu Rồng, đường gom cầu Sông Hàn trong thời gian từ 15h00 đến khi kết thúc trình diễn pháo hoa.

Đồng thời cấm tất cả các phương tiện ô tô (trừ xe VIP, xe đại biểu, xe ban tổ chức, xe an ninh, xe phục vụ) lưu thông trên các tuyến đường: Bạch Đằng, Trần Phú, 3 Tháng 2, Lê Duẩn (đoạn từ đường Ông Ích Khiêm đến Trần Phú), 2 Tháng 9 (đoạn từ cầu Tiên Sơn đến phía Tây cầu Rồng), Trần Hưng Đạo (từ Nguyễn Công Trứ đến Vân Đồn), Ngô Quyền (đoạn từ Nguyễn Văn Thoại đến Yết Kiêu), Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thế Lộc trong thời gian từ 16h00 đến khi kết thúc trình diễn pháo hoa.

Cấm tất cả các phương tiện (trừ xe VIP, xe đại biểu, xe ban tổ chức, xe an ninh, xe phục vụ) lưu thông trên các tuyến đường: Bạch Đằng (đoạn từ Phan Đình Phùng đến Lý Thường Kiệt), cầu Sông Hàn, Trần Hưng Đạo (đoạn từ ngã ba Nguyễn Công Trứ đến Vân Đồn), Nguyễn Thế Lộc trong thời gian từ 17h00 đến khi kết thúc trình diễn pháo hoa.

Cấm xe kéo rơ-moóc và xe kéo sơ-mi-rơ-moóc lưu thông trên đường Ngũ Hành Sơn từ 16h00 đến 24h00 (đường Ngô Quyền đã cấm toàn bộ ô tô từ 16h00).

Các loại phương tiện lưu thông đến khán đài xem pháo hoa theo các tuyến sau: 

* Ngô Quyền --> Trần Thánh Tông --> Vân Đồn --> nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo;

* Ngô Quyền --> Chu Huy Mân --> Vân Đồn --> nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo;

* Lê Đức Thọ --> Hồ Hán Thương --> Lê Văn Duyệt --> nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo;

* Lê Đức Thọ --> đường nối Lê Đức Thọ đến Chu Huy Mân --> Chu Huy Mân --> Hồ Hán Thương --> Lê Văn Duyệt --> nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo.

Phương án phân luồng từ xa ở Khu vực phía Tây TP, phương tiện có tổng trọng lượng <= 10 tấn (tải trọng khai thác cầu Thuận Phước) lưu thông theo lộ trình: Nguyễn Lương Bằng - Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành - Cầu Thuận Phước - Lê Đức Thọ - đường nối Lê Đức Thọ đến Chu Huy Mân - Chu Huy Mân - Hồ Hán Thương - Lê Văn Duyệt - nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo.

Phương tiện có tổng trọng lượng > 10 tấn lưu thông theo lộ trình:

* Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Sinh Sắc - Hoàng Thị Loan - Trường Chinh - Lê Đại Hành - Nguyễn Hữu Thọ - Xô Viết Nghệ Tĩnh - cầu Tiên Sơn - Hồ Xuân Hương - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Lê Đức Thọ - Hồ Hán Thương - Lê Văn Duyệt - nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo.

* Tôn Đức Thắng - Trường Chinh - Lê Đại Hành - Nguyễn Hữu Thọ - Xô Viết Nghệ Tĩnh - Cầu Tiên Sơn - Hồ Xuân Hương - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Lê Đức Thọ - Hồ Hán Thương - Lê Văn Duyệt - nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo.

Ở khu vực Tây Nam TP, phương tiện có tổng trọng lượng <= 13 tấn (tải trọng khai thác cầu Cẩm Lệ) lưu thông theo lộ trình: Quốc lộ 1 - Phạm Hùng - cầu Cẩm Lệ - Ông Ích Đường - Cách Mạng Tháng Tám - 2 Tháng 9 - cầu Tiên Sơn - Hồ Xuân Hương - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Lê Đức Thọ - Hồ Hán Thương - Lê Văn Duyệt - nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo.

Phương tiện có tổng trọng lượng > 13 tấn lưu thông theo lộ trình: Quốc lộ 1 - Cách Mạng Tháng Tám - 2 Tháng 9 - cầu Tiên Sơn - Hồ Xuân Hương - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Lê Đức Thọ - Hồ Hán Thương - Lê Văn Duyệt - nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo.

Khu vực Đông Nam TP lưu thông theo lộ trình:

* Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Lê Đức Thọ - Hồ Hán Thương - Lê Văn Duyệt - nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo;

* Lê Văn Hiến - Hồ Xuân Hương - Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa - Lê Đức Thọ - Hồ Hán Thương - Lê Văn Duyệt - nút giao thông Vân Đồn/Trần Hưng Đạo.

UBND TP Đà Nẵng giao Sở GTVT lắp đặt biển báo cấm dừng, đỗ xe dọc đường Bạch Đằng tại các nút giao với đường ngang trong đoạn cấm dừng, đỗ xe. Đối với khoảng thời gian không cấm dừng, đỗ xe giữa các đợt, tiến hành che biển báo đã lắp đặt, sau khi lễ hội kết thúc, thu hồi các biển báo.

Đối với việc lắp đặt các biển báo chỉ dẫn phương tiện lưu thông đến khán đài xem pháo hoa, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu lắp đặt biển chỉ dẫn tại các điểm chuyển hướng theo chiều lưu thông, sau khi lễ hội kết thúc, thu hồi các biển báo.

UBND TP Đà Nẵng cũng giao UBND các quận Hải Châu, Sơn Trà tổ chức thông báo, tuyên truyền để các cơ quan, đơn vị, người dân tại khu vực được biết; đồng thời bố trí lực lượng chức năng chốt chặn, hướng dẫn, xử lý các phương tiện dừng đỗ không đúng quy định nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong thời gian chuẩn bị trình diễn pháo hoa.

Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tổ chức kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh các khu đất trống gần khu vực bắn, khán đài xem pháo hoa để tổ chức trông giữ xe nhằm hạn chế tối đa tình trạng dừng, đỗ xe trên đường gây ùn tắc giao thông.

Giao Công an TP chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan bố trí lực lượng chốt chặn và hướng dẫn phân luồng giao thông đối với việc cấm các phương tiện lưu thông vào một số tuyến đường theo phương án phân luồng nêu trên.

Nguồn: http://infonet.vn/da-nang-nguoi-dan-du-khach-di-xem-phao-hoa-bang-duong-nao-cho-thuan-tien-post226371.info

Saturday, April 22, 2017

Con trai Công tử Bạc Liêu: Ba tôi không "đốt tiền nấu trứng"

Quá khứ vàng son của gia đình ông giàu sang là thế, 100 ngàn mẫu ruộng với 1.000 cánh đồng muối trải dài khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh mà bây giờ trắng tay.

Khuôn viên của khu di tích Công tử Bạc Liêu – Trần Trinh Huy, ở số 15 Điện Biên Phủ, Phường 3, TP Bạc Liêu rộng khoảng hơn nghìn m2, có đầy đủ khu nhà hàng, khách sạn và khu nhà Công tử Bạc Liêu trước kia vẫn được giữ nguyên để du khách đến tham quan nhà, đồ dùng của người giàu nhất xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh trước đây đã trở thành giai thoại “đốt tiền nấu trứng”.

Ngồi bên ly cà phê, trong khuôn viên của khu di tích, ông Trần Trinh Đức (68 tuổi), con trai thứ 3 của Công tử Bạc Liêu hào hứng hơn kể về quá khứ, một thời vàng son của gia đình.


Ông Trần Trinh Đức trước khu di tích Công tử Bạc Liêu (Ảnh: Xuân Hải)

Ông Đức nói: “Cuộc đời ba tôi như một giai thoại đã được không ít nhà văn viết thành sách với những câu chuyện vui nhiều hơn câu chuyện buồn, sự thật cũng có và hư cấu cũng có, đối với tôi là con tôi luôn tự hào về ông”.

Khi được hỏi về giai thoại Công tử Bạc Liêu đã từng “đốt tiền nấu trứng, tỏ ra mình giàu”, ông Đức cho hay đó chỉ là lời đồn thổi, không có chuyện đó.

“Khi ba tôi mua máy bay, nhiều người nói rằng ba tôi làm như vậy là chơi ngông, sắm máy bay để khoe của nhưng họ không hiểu hết ý nguyện của ba tôi. Còn việc trong dân gian đồn ba tôi “đốt tiền nấu trứng” hoàn toàn không đúng, đó chỉ là lời đồn thổi trong dân gian về sự giàu sang của gia đình tôi trước kia”, ông Đức nói.

Ông Đức nhớ lại: Khi tôi lớn có lần ba tôi kể, thời trẻ với tính phóng khoáng, ba tôi thường hay giao lưu, với những người con gái xinh đẹp, vào thời kỳ này ở Sài Gòn có cô Bảy Hội Điều là xinh đẹp có tiếng nhất. Có lần ba tôi mời cô Bảy đi xem phim Tarzan là phim người rừng mới từ bên Pháp gửi qua, được chiếu lần đầu tiên tại Sài Gòn và vô tình cô Bảy cũng được ông Phước Goerge (Bạch Công tử)– là người giàu có lúc bấy giờ mời đi xem phim, thế là cả 3 người cùng đi. Khi đang ngồi xem phim trong rạp thì cô Bảy có rơi tờ tiền mệnh giá 5 đồng và cúi xuống để tìm. Lúc này trong rạp rất tối, thấy vậy ba tôi móc quẹt máy ra thì anh Phước đã nhanh tay đưa tờ bạc mệnh giá 2 chục đồng vô bật lửa đốt cho cô Bảy tìm tờ bạc 5 đồng.

Chuyện chỉ có vậy mà thiên hạ đồn thổi hai Bạch và Hắc công tử (là ba tôi) đốt tiền trong rạp để tranh giành cô Bảy Hột Điều.


Ông Trần Trinh Đức: "Ba tôi không đốt tiền nấu trứng" (Ảnh: Xuân Hải)

Ông Đức còn cho biết, người ta còn đồn thổi ba ông thi nấu chè đậu xanh với một tay chơi ngông nào đó bằng cách, thi nấu một ký đậu xanh trong nồi mà phải dùng tiền đốt từ đầu chí cuối bằng tờ giấy bạc năm đồng.

Sau này ba tôi nói lại rằng: Chuyện chơi ngông thì ba tôi có lúc cũng chơi ngông để cho thiên hạ chú ý tới mình, nhưng ba tôi là người có ăn học, biết chơi ngông tới đâu thì dừng lại, chứ đâu phải bị bệnh đâu mà đem tiền ra để đốt.

Đang hào hứng kể, giọng ông Đức bỗng đượm buồn, quá khứ vàng son của gia đình ông giàu sang là thế, 100 ngàn mẫu ruộng với 1.000 cánh đồng muối trải dài khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh, có máy bay chỉ sau Vua Bảo Đại, mà bây giờ trắng tay, làm đủ nghề để nuôi vợ nuôi con.

“Từ người có tài sản rồi trắng tay, phải đi thuê nhà để ở, chạy xe ôm kiếm tiền và bây giờ tôi đã được tỉnh Bạc Liêu cho mượn căn nhà để vợ, con tá túc rồi bản thân tôi được nhận vào làm hướng dẫn viên của khu di tích Công tử Bạc Liêu, vừa làm hướng dẫn viên vừa bán sách”, ông Đức buồn nói.

Nguồn: https://goo.gl/SThJe3

Đọc nhiều tài liệu hay tại: https://goo.gl/4TqvGS

Giải mã bí ẩn thành phố du lịch Đà Nẵng “không có số 13“

Thành phố biển này còn có một đặc điểm rất đặc biệt và độc đáo, khiến không ít du khách đã phải đặt câu hỏi: Lẽ nào “Đà Nẵng - thành phố không số 13”?

Bởi bất cứ resort hạng sang, những khách sạn lớn nhỏ, từ các con đường, các điểm du lịch nổi tiếng cho đến những ngôi nhà trên cùng dãy phố đều tuyệt nhiên không hề có số nhà 13, số phòng 13 và con đường thứ 13 nào. Phải chăng, người Đà Nẵng rất mê tín?, hay sự phát triển hiện đại của một thành phố du lịch phải song hành với “du nhập” văn hóa phương Tây tạo ra nỗi sợ con số kiêng kỵ? Chỉ đến khi “bí ẩn” về chuyện lạ này đã được các ngành chức năng “giải mã”…

“Đến Đà Nẵng đố tìm được nhà hay phòng khách sạn số 13” !

Đang vào dịp nghỉ hè, nắng nóng, nên không lạ khi thành phố biển hiện đại, xanh, sạch nổi tiếng như Đà Nẵng mỗi ngày đón hàng ngàn du khách đến tham quan, du lịch và nghỉ dưỡng. Nhưng cặp vợ chồng mới cưới Kymita Masanobu (28 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) ngoài chọn Đà Nẵng cho tuần trăng mật, thì họ còn đến để thỏa mãn sự hiếu kỳ: “Thuê cho bằng được phòng khách sạn số 13” hoặc “tìm được ngôi nhà có số 13”. Thật tiếc là, suốt 5 ngày lưu trú tại Đà Nẵng, cặp vợ chồng thích khám phá Kymita Masanobu có tìm đỏ mắt cũng không thể nào thỏa mãn được ý định kỳ lạ đó của mình.

Theo Kymita Masanobu chia sẻ, anh là một thanh niên rất ham mê du lịch và khám phá. Chính vì vậy, rất hứng thú khi được bạn bè từng du lịch đến Đà Nẵng – Việt Nam “bật mí” rằng Đà Nẵng không chỉ đẹp, nhiều thắng cảnh nổi tiếng mà còn chứa một bí ẩn “thành phố không số 13”…


Những tòa nhà, khách sạn cao ốc nổi tiếng của Đà Nẵng nằm ở vị trí đắc địa cũng hoàn toàn “xa lạ” với con số 13. 

Không riêng gì sự hiếu kỳ của vợ chồng du khách người Nhật Kymita Masanobu, rất nhiều du khách trong và ngoài nước khi đến Đà Nẵng đã từ ngạc nhiên đến tò mò khi không thể nào “phát hiện” ra phòng khách sạn, căn nhà hay các quán ăn nổi tiếng mang biển số 13. Thậm chí, dọc các con phố đi bộ nổi tiếng, điểm mua sắm dành cho du khách, hay kể cả trong các kiệt hẻm nhỏ, chỉ có nhà bên số lẻ được đánh số 11 rồi tới số nhà 15, tuyệt nhiên không đánh số nhà 13.

Để tìm hiểu kỹ thêm về “số nhà 13 không hiện diện”, PV đã tìm đến khắp các tuyến đường chính, ngõ hẻm các quận Thanh Khê, Hải Châu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà… và quả thật, không có nhà nào có số nhà 13. Dọc con đường biển quyến rũ nhất hành tinh của Đà Nẵng là Trường Sa – Võ Nguyên Giáp – Hoàng Sa, nếu tinh ý du khách sẽ phát hiện ra có rất nhiều khách sạn lớn bé tự vẽ số, hoặc thậm chí sơn đậm thật lớn con số 9 ngay tường, hay sảnh chính của mình. Nhưng tuyệt nhiên, không hề có tòa nhà, khách sạn nào đánh con số 13 được hiện diện.

Và khi được hỏi nguyên do của sự lạ kỳ này, một chủ khách sạn có đánh số 09 ngay đường Võ Nguyên Giáp - Hoàng Sa lý giải: Số 9 là số cực kỳ may mắn, đem lại sự thịnh vượng trong làm ăn. Còn số 13 thì mặc nhiên là không thể “thu nhận”. Mặc dù khách sạn không nằm đúng đánh số nhà “11 hay 15” của UBND thành phố như theo quy định, nhưng thậm chí trong khách sạn này cũng hoàn toàn không có phòng số 13. Bởi chắc chắn, nếu có phòng số 13 đi chăng nữa thì khách thuê phòng, đặc biệt là khách Tây sẽ không nhận. Đương nhiên, những phòng số xui này sẽ phải chịu cảnh “ế khách” hoặc bỏ trống cho dù đang vào cao điểm mùa du lịch đi chăng nữa.

Một quản lý của khách sạn 5 sao F. nổi tiếng khác trên đường Võ Nguyên Giáp cũng khẳng định: “Đã kinh doanh khách sạn ở Đà Nẵng thì tuyệt không liên quan đến số 13”?!…

Không chỉ riêng các chủ nhà hàng, khách sạn kỵ số 13, những hộ dân bình thường như bà Nguyễn Thị Tính (quê Nghệ An, nguyên là cán bộ Khu Đường bộ 5), chủ căn nhà số 15 đường Lê Lợi (quận Hải Châu, Đà Nẵng) chia sẻ rằng: Cả gia đình bà nhập cư vào Đà Nẵng từ những năm 1980, nhưng hơn 30 năm nay bà chưa phát hiện nhà nào có gắn số 13. Cách đây khoảng 10 năm, theo quy hoạch của thành phố, UBND phường đã lập danh sách và quận cấp giấy chứng nhận số nhà mới cho gia đình bà là số nhà 15. Nhưng điều kỳ lạ là hai nhà sát vách hai bên lại là số 11, tiếp đến 17 chứ không phải số nhà 13 theo thứ tự.

Khi gắn biển số nhà mới, các cán bộ địa chính của phường đã giải thích rằng: Do người dân không thích, thậm chí là không chịu nhận số nhà 13 nên phường, quận đã không còn cấp số “kỵ” này nữa. Bà Tính mặc dù không bao giờ mê tín hay quan niệm về số má, nhưng bà cũng thú thực: Nhà mang số 15 thì vẫn thích hơn số 13 trừ khi phải bắt buộc lấy…

Thành phố du lịch tối kỵ “số xấu” từ khi nào ?

Trả lời câu hỏi của PV chuyên đề CSTC về “hiện tượng” lạ trong đánh số nhà ở Đà Nẵng, Phó trưởng phòng Quản lý nhà, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng ông Trần Văn Quảng cho rằng: Việc cấp số nhà hiện nay ở Đà Nẵng thực hiện theo quy định của Bộ Xây dựng và Quyết định 84/2006/QĐ-UBND ngày 27/9/2006 của UBND TP. Đà Nẵng về Ban hành quy chế đánh số và gắn biển số nhà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Theo đó, tại Điều 4 của quy chế trên thì “Đánh số nhà mặt đường và nhà trong kiệt, trong hẻm được sử dụng dãy số tự nhiên (1, 2, 3…n) với số từ nhỏ đến lớn theo quy định. Nhà bên trái thì lấy số lẻ (1, 3, 5, 7… n), nhà bên phải thì lấy số chẵn…”.


Quy định về gắn biển đánh số nhà của UBND TP Đà Nẵng. 

Theo ông Quảng, cũng từ năm 2006, việc cấp biển số nhà được thành phố giao cho quận, huyện thực hiện. Sở Xây dựng chỉ quản lý về mặt nhà nước. Theo quan niệm trong người dân, nhiều người không thích số 13 nên người dân đề nghị được lấy số khác, từ đó khi phường lập danh sách thường bỏ qua số 13. Qua khảo sát thì người dân rất đồng tình về việc này, cũng thừa nhận chưa thấy đường nào ở Đà Nẵng có số 13.

Lý giải về hiện tượng “thành phố không số 13”, nhà nghiên cứu về văn hóa phương Đông (trú tại TP. Đà Nẵng), ông Nguyễn Thiếu Dũng cho rằng: Sở dĩ con số 13 người dân “kiêng kỵ” đó là theo quan niệm của phương Tây: “thứ 6 ngày 13, ngày Chúa bị đóng đinh”. Dần về sau, sự phát triển và gia nhập của văn hóa phương Tây đã phần nào ảnh hưởng đến người dân.

Theo ông, trong nền văn hóa của nhiều dân tộc, con số 13 bị coi như một điềm gì đó không may mắn, vì thế năm 2013 cũng đã bị cho rằng là năm sẽ xảy ra thiên tai khủng khiếp. Được biết, không chỉ riêng Đà Nẵng có sự kỳ lạ phố không số 13 mà nhiều nước trên thế giới như Vương quốc Anh, Canada hay Australia, chúng ta không thể tìm thấy một ngôi nhà có địa chỉ số 13.

Trên máy bay của tất cả các hãng hàng không Đức đều thiếu hàng ghế thứ 13. Trên các đường phố Mỹ cũng không bao giờ nhìn thấy những xe buýt mang con số 13, không bao giờ được ở trên tầng thứ 13, cũng không phải tá túc ở những căn phòng có ghi số 13. Để loại trừ con số này, người ta nghĩ ra đủ mọi cách. Ví dụ, trong một số tòa nhà cao tầng, chung cư có thể tìm thấy tấm biển ghi các ký hiệu nhà "12-A", "B-12" hoặc "12 +1".

Cũng liên quan đến số 13 tối kỵ này, thời gian gần đây, hiện tượng "thứ sáu ngày 13" đã phần nào du nhập và “ảnh hưởng” đến tâm lý mê tín, kỳ thị ngày xấu của người dân Việt. Ở nước ngoài, các bác sĩ tâm thần đã phát minh ra một thuật ngữ đặc biệt - paraskavidekatriafobiya (sợ thứ sáu ngày 13). Thì hiện tại không ít bạn trẻ Việt đã tự huyễn hoặc, mặc định xem thứ sáu ngày 13 như là một mốc thời điểm sẽ gặp nhiều bất trắc, xui xẻo. Mà thực ra, nỗi sợ hãi con số 13 thực chất chỉ là mê tín dị đoan, chứ chưa có chứng thực nào về những rủi ro mà con số 13, ngày thứ 13, hay nhà số 13 mang lại.

Ông Mai Phước Thành, Chủ tịch UBND phường Hòa Thọ Đông (quận Hải Châu) cũng đã xác nhận với PV: Từ những năm 1993, ông là cán bộ địa chính của phường Thạch Thang. Rồi từ năm 1995, TP. Đà Nẵng bắt đầu thực hiện cấp biển số nhà. Tuy nhiên, người dân không chịu lấy biển số 13 vì họ cho rằng quan niệm cấm kị số đó nên kiến nghị lên thành phố không lấy số 13. Từ đó, về sau này, dường như trở thành tiền lệ nên khi phường lập danh sách thì không dùng số 13 nữa…

Trên các bản đồ quy hoạch khu dân cư mới, thậm chí các lô đất tái định cư cũng thiếu vắng khu quy hoạch hay lô đất thứ 13. Một phần cũng do bởi các chủ dự án đều một mực từ chối, hoặc các cá nhân không một ai muốn nhận lô thứ 13 về mình mặc dù nó nằm ở một vị trí đắc địa đi nữa... Khi PV đặt vấn đề, liệu làm như thế thì có sai quy định của nhà nước không, ông Thành cho rằng: “Không phù hợp quy định nhưng thực tế phù hợp với tâm lý và có sự đồng thuận của người dân”.

Nguồn: https://goo.gl/W5GHTH

Xem nhiều hơn tài liệu tại: https://goo.gl/bgu4qt

Có thực Vua Minh Mạng một đêm “ân ái” với 6 phi tần?

Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có một "thể chất tiên thiên", các ngự y trong triều đã nghiên cứu ra những bài thuốc đặc biệt.
Và đến tận bây giờ, trong dân gian vẫn đi tìm, nghiên cứu, siêu tầm những công thức bài thuốc ấy để được tận hưởng những cảm giác mà ông vua này đã thưởng qua.

Vị vua nhiều cái nhất

Vua Minh Mạng, cũng gọi là Minh Mệnh (25/5/1791 đến 20/1/1825), tức Nguyễn Thánh Tổ là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Minh Mạng là vị vua anh minh nhất của nhà Nguyễn. Được xem là một ông vua năng động và quyết đoán, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở kinh đô Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Đinh thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi.

Dưới thời ông, quân đội nhà Nguyễn được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng còn cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Là người tinh thông Nho học và sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến việc học tập và củng cố thi cử, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Dưới triều Minh Mạng có nhiều cuộc nổi dậy diễn ra: Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân, ở miền Bắc và Lê Văn Khôi ở miền Nam. Triều đình đã phải đối phó vất vả với những cuộc nổi dậy ấy.

Vua Minh Mạng. 

Ngoài việc trừ nội loạn, Minh Mạng còn chủ trương mở mang thế lực ra nước ngoài. Ông đổi tên Việt Nam thành Đại Nam, và muốn cho đất nước trở thành một đế quốc hùng mạnh. Nhà vua lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Quan lại Đại Nam đã được cử sang các vùng đó làm quan cai trị, và đã gây nhiều bất bình với dân chúng ở đó khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra.

Do không có thiện cảm với phương Tây, Minh Mạng đã khước từ mọi tiếp xúc với họ. Nhưng vua Minh Mạng còn rất mạnh mẽ, phong phú trong đời sống thường nhật, có lẽ vua Minh Mạng là người được hưởng nhiều vui thú nhất trong các vua Nguyễn ở chốn phòng the. Số phi tần nhiều vô kể, đến nỗi ngày nay nhiều người còn kể về chuyện phòng the phong phú của ông vua này.

Những bài “xuân dược” qua sách vở

Đến nay những bài thuốc này đã thất truyền. Những tài liệu và sử còn ghi lại 2 bài thuốc trên có thành phần và cách uống kèm theo như sau: Nhất dạ ngũ giao - Thành phần: Nhục thung dung 12g, táo nhân 8g, xuyên quy 20g, cốt toái bổ 8g, cam cúc hoa 12g, xuyên ngưu tất 8g, nhị hồng sâm 20g, chích hoàng kỳ 8g, sinh địa 12g, thạch hộc 12g, xuyên khung 12g, xuyên tục đoạn 8g, xuyên đỗ trọng 8g, quảng bì 8g, cam kỷ tử 20g, đảng sâm 10g, thục địa 20g, đan sâm 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g.

Cách ngâm: đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. Ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vào chậu, trộn đều, đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục.
Khoa học đã chứng minh, tinh trùng phải mất nhiều tuần lễ để “trưởng thành”... Ngay cả những cặp đôi có bộ phận sinh sản khỏe mạnh, quan hệ tình dục thoải mái thì khả năng mang thai cũng chỉ chiếm 25%. Điều đó cho thấy việc có thai cũng không phải quá dễ dàng.

Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử gồm những thành phần: thục địa 40g, đào nhân 20g, sa sâm 20g, bạch truật 12g, vân quy 12g, phòng phong 12g, bạch thược 12g, trần bì 12g, xuyên khung 12g, cam thảo 12g, thục linh 12g, nhục thung dung 12g, tần giao 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, kỷ tử 20g, thương truật 8g, độc hoạt 8g, đỗ trọng 8g, đại hồi 4g, nhục quế 4g, cát tâm sâm 20g, cúc hoa 12g, đại táo 10 quả.

Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với 2,5 lít rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vào keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với 1,5 lít rượu ngon - một tháng sau dùng tiếp.

Căn cứ theo đó các nhà y học hiện đại cũng như y học cổ truyền cho rằng, không phải nhờ 2 bài thuốc này mà hoàng đế Minh Mạng có sức lực phi thường để một đêm có thể ân ái tới 6 cung phi và kết quả sinh được 5 hoàng tử, công chúa đấy chỉ là câu chuyện thêu dệt.

Theo các nghiên cứu khoa học cũng như tinh dược của các vị thuốc trong 2 bài thuốc nhất dạ ngũ giao và nhất dạ lục giao sinh ngũ tử chỉ là những vị thuốc bổ có tác dụng làm ăn ngon, ngủ yên, mạnh gân cốt, bổ thận tráng dươngmà thôi.

"Xuân dược" có thật hay không?

Qua đó cho thấy, thang thuốc nhất dạ lục giao sinh ngũ tử chỉ là câu chuyện thêu dệt. Một số người vì sinh lý yếu hoặc hiếm muộn đã đi tìm và uống thang thuốc này với mong muốn cải thiện tình hình. Xin đừng vội vã, trước khi uống hãy tham khảo thầy thuốc.

Chữa bệnh cho nam giới, bổ thận tráng dương không phải để sinh hoạt được nhiều. Bổ thận tráng dương là để con người khỏe mạnh. Còn sinh hoạt tình dục là vấn đề nhỏ nằm trong đó, nhưng không phải ai bổ thận tráng dương cũng đều có sinh hoạt tình dục khỏe. Các vị thuốc muốn bổ thận tráng dương phải phối hợp với nhau. Ngoài ra bổ thận thì phải kèm theo có bổ gan, bổ tim hay không? Vì tâm là chủ huyết, thận sinh ra khí huyết.

Dù là bài thuốc nổi tiếng, nhưng khi dùng nhất thiết phải tuân thủ nguyên tắc, đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng, không được tùy tiện và thái quá. Nếu để trị bệnh thì trước hết, người bệnh phải được thầy thuốc chuyên khoa khám xét tỉ mỉ và chẩn đoán chính xác, sau đó mới chọn phương và bào chế thuốc cho phù hợp.

Trên thực tế, không hiếm người vì lạm dùng hoặc dùng nhầm loại dược tửu không phù hợp đã bị các bệnh lý như: tăng huyết áp, tai biến mạch não, mụn nhọt, dị ứng, viêm cầu thận cấp đái ra máu thậm chí ngộ độc nặng và tử vong. Có không ít người khỏe mạnh nhưng dùng loại thuốc bồi bổ không phù hợp hoặc thái quá đã trở thành người có bệnh. Hãy thận trọng khi dùng thuốc, kể cả thuốc bổ.

Nên nhớ rằng thuốc, rượu bổ luôn luôn là con dao hai lưỡi: Theo sử sách, vua Minh Mạng không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khỏe hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hàng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy, vua Minh Mạng có một thể chất tiên thiên - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.

Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khỏe phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể chiều đến 5 - 6 cung tần. Ông để lại cho đời 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.

Như vậy, đến nay trên thị trường có nhiều loại thuốc được gọi là bí quyết xuân dược của vua Minh Mạng, kể cả rượu, thuốc Nam nhưng trên thực tế chưa ai biết thực hư thế nào, vẫn chỉ là lời đồn đoán, thêu dệt.

Nguồn: https://goo.gl/HRiHFb

Vua triều Nguyễn chống bùa chú, tà thuật dị đoan tài tình như thế nào ?

Trong những năm đầu trị quốc của hoàng đế Gia Long, cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, vấn nạn mê tín dị đoan cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà vua.

Đã hơn 200 năm trôi qua nhưng cuộc chiến chống tà đạo, trừ dẹp nạn mê tín trong dân gian của hoàng đế Gia Long và sau đó là người kế nghiệp, hoàng đế Minh Mạng, vẫn còn đẫm tính thời sự!



Chân dung Hoàng đế Gia Long. 

Chúa Nguyễn Ánh bình định được nhà Tây Sơn và lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Gia Long năm 1802. Thời bấy giờ, nạn mê tín dị đoan trong dân chúng gần như là quốc nạn, các đạo sĩ với những tà thuật ghê rợn tung hoành. Tin theo các đạo sĩ, thầy địa lý, nhiều phàm dân có tục "rửa gân", "nghiệm gân" bằng cách đào lấy hài cốt cha mẹ, bậc tôn trưởng để chiêm nghiệm việc tốt xấu. Không những thế, vì mê tín dị đoan mà người ta còn quật mồ để hủy hoại vất bỏ xác chết, gọt đầu, làm thương tổn đến tử thi, trộm quần áo của xác chết…

Luật hình - nhân mạng (quyển 196) trong Khâm Định Đại Nam Hội điển sự lệ đề cập rất rõ tệ mê tín dị đoan trong dân chúng thời bấy giờ. Không chỉ quật mồ người thân chiêu hồn xem điềm tốt xấu, còn có tình trạng những kẻ ngu muội, u mê giết người lấy nội tạng luyện bùa thuốc. Hình luật dành cho tội phạm dạng này, có đoạn: "Phàm những người lấy tai mắt, tạng phủ của người sống đem mổ xẻ ra làm bùa thuốc, nếu có người thân thuộc tố giác ra, hoặc bắt giải nộp quan, thì nếu đã hành động rồi, kẻ thủ phạm vẫn không được tha tội".

Luật hình - nhân mạng thời bấy giờ còn có tội danh khá lạ kỳ: làm ra hay nuôi chứa loài sâu có độc để giết người.

Loài sâu độc mà ai đó nuôi để giết người là sâu gì, cách nuôi ra sao, Luật hình-nhân mạng cũng như các thư tịch cổ triều Nguyễn còn để lại không nói rõ. Nạn trấn yểm, dùng bùa chú để hại chết người cũng nằm trong phạm vi cấm đoán của triều đình Gia Long: "Nếu kẻ nào khắc vẽ hình người để yểm phản, làm phù chú nguyền rủa, muốn làm chết người khác (kể cả người thường, con cháu, nô tỳ, người ở đợ, bậc tôn trưởng, hạng dưới, ít tuổi) đều khép vào tội mưu giết người (đã hành động nhưng chưa làm cho bị thương) mà trị tội. Vì thế mà đến nỗi chết người, đều chiếu luật "mưu giết người", mà trị tội. Nếu chỉ muốn làm cho người ta bị tật bệnh khốn khổ thì được giảm kém tội mưu giết người đã hành động rồi, nhưng chưa làm cho bị thương 2 bậc".

Vua Gia Long đã nhìn ra nguồn gốc của sự ngu muội trong dân chúng với các hình thái quật mồ chiêu hồn, nuôi sâu độc giết người, yểm phản làm phù chú, rồi nạn cầu đảo, giải hạn, trừ tà… xuất phát từ những kẻ làm nghề phù thủy, đồng cốt, thầy cúng, phường đồng cốt.


Quan tòa kết tội và thi hành án một phạm nhân. 

Hoàng đế Gia Long khẳng định trước triều thần rằng, những kẻ thầy bà đã lợi dụng sự ngu muội trong dân chúng làm trò ma mị, đục khoét, gây thanh thế nên cần phải nghiêm trị: "Những thuật cầu đảo, sám hối, giải ách đều là vô ích cả. Đời xưa kẻ đồng cốt, bói toán khinh nhờn thần thánh, họ Cao Tân (họ của vua Đế Cốc ngày xưa) chỉ cúng tế vị thần chính đáng, bọn tà đạo làm mê hoặc dân chúng, chế độ của vương giả giết đi, đều là trừ khử sự mê hoặc, bỏ thuyết gian tà, để cho tục dân hết thảy theo về chính đạo. Như Tây Môn Báo ném người đàn bà làm đồng cốt xuống sông, Địch Nhân Kiệt phá bỏ đền dâm thần, đều có định kiến cả".

Tây Môn Báo mà hoàng đế Gia Long nhắc đến, là người nước Ngụy, làm quan ở quận Nghiệp thời Chiến quốc (Trung Quốc). Cổ sử ghi dân chúng thời bấy giờ vì bị phường đồng cốt làm cho u mê hằng năm góp tiền làm lễ chọn một người con gái tế sống, quăng xuống sông gọi là cưới vợ cho Hà Bá để tránh bị quấy nhiễu. Bọn cường hào ác bá nhân đó lợi dụng làm tiền, khiến nhân dân khốn khổ. Tây Môn Báo biết chuyệt đã cho bắt hết phường đồng cốt quăng xuống sông, trừ được mối tệ cho dân.

Còn Địch Nhân Kiệt làm quan thời Đường (Trung Quốc). Lúc còn làm tuần phủ Hoa Nam và thứ sử Dự Châu, thấy dân trong hạt thờ những Dâm thần vốn dĩ là những "thần bậy bạ không đáng thờ", ông đã cho phá hết những đền thờ dâm thần trong hạt!

Trong bản Dụ vào năm 1804 (năm Gia Long thứ 3), hoàng đế Gia Long nhìn nhận thực trạng "dân chúng tin theo quỷ thần, mê muội đã quá, hơi một tí cũng đi mời thầy vẽ bùa, đọc chú, ninh hầu kẻ đồng cốt".

Vị vua lập nên triều Nguyễn, khẳng định: "Kẻ có tà thuật đều giả trá, lừa dối cho người nghe sinh biến đổi rối loạn trong lòng, vẽ bùa, viết khoán, nhờ pháp thuật để sinh nhai; chuộc mạng, chiêu hồn, lấy con bệnh làm của báu. Thậm chí có kẻ phù đồng ấp bóng, bịa ra lời nói của thần, kiêng ăn, cấm thuốc, kẻ đau ốm không thể cứu lại được. Lại có những thuật làm người bằng giấy, làm ngựa bằng cỏ, ném gạch đá vào nhà, đốt cháy nhà cửa, cùng những bùa thuốc làm mê hoặc, đã lấy pháp thuật để quấy nhiễu người lại đến tận nhà để xin chữa, lừa dối trăm cách, thực là mối hại lớn của nhân dân".

Xác định phường thầy bà đồng cốt là mối hại lớn của nhân dân, để an dân, triều đình Gia Long cấm ngặt những kẻ hành nghề phù thủy, làm đồng cốt. Không những thế, theo lệnh vua, bộ Hình định rõ tội danh và trừng trị thẳng tay những kẻ can phạm. Nhẹ thì đánh đòn, bắt làm phu dịch, bắt đi giã gạo, lưu đày xa xứ, nặng thì phạt tội trảm (chém), giảo (thắt cổ)...

Điều luật Cấm chỉ các bọn thầy cúng, đồng cốt và tà thuật (Luật lễ - nói về tế tự, quyển 186) đề cập chi tiết các hình phạt dành cho phường đồng cốt, thầy cúng, tăng đạo cả gan vi phạm cấm lệnh bài trừ tệ nạn mê tín trong nhân dân.


Hơn 200 năm trước, hoàng đế Gia Long xem nạn cầu đảo, giải hạn… là tệ mê tín dị đoan. 200 năm sau, hậu thế vẫn có lắm kẻ ngu muội!

Theo đó hình phạt giảo giam hậu (giam chờ ngày treo cổ) sẽ được áp dụng với những thầy cúng, đồng cốt giả làm tờ thần giáng xuống, vẽ bùa đọc chú vào bát nước hầu giá lên đồng tự xưng là Đoan Công, Thái Bảo, sư bà…, cùng xưng càn là Phật Di lặc, các hội Bạch Liên xã, Minh Tôn Giáo, Bạch Vân Tôn. Theo điều luật này, kẻ tòng phạm sẽ bị phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm. Nếu là quân, dân đóng giả thần tượng, gõ thanh la, đánh trống, đón thần mở hội, phạt 100 trượng (chỉ bắt tội kẻ đứng đầu). Lý trưởng biết không tố cáo, phạt xuy 40 roi.

Phạt xuy nghĩa là lý trưởng sẽ bị nọc ra đánh đòn, vừa bị đánh vừa bị răn cho biết nhục. Roi phạt xuy lý trưởng là sợi mây nhỏ, riêng tội phạt trượng thì dùng sợi mây to vừa. Và "lưu 3.000 dặm" nghĩa là can phạm sẽ bị đưa đi an trí nơi phương xa đến 3.000 dặm, suốt đời không được trở về bản quán. Với đàn bà phạm tội làm đồng cốt, hình phạt sẵn dành là "phạt xuy 100 roi, bắt đi giã gạo 6 tháng".

Luật hình định danh tội "Đào mả người khác" với hình phạt dành cho kẻ đào mồ chưa đến quan quách "phạt 100 trượng, đày 3 năm", đào đến quan quách "phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm", nếu đã mở quan quách thấy xác người sẽ bị "tội giảo giam hậu" (giam chờ ngày treo cổ). Luật cũng ghi rõ hình phạt lăng trì (xẻo thịt cho đến chết) với những kẻ lấy tai mắt, tạng phủ của người sống làm thuốc. Vợ con kẻ can phạm cùng người nhà tuy không biết chuyện cũng bị xử vạ lây, bị xử lưu 2.000 dặm (cho đi ở cách nơi ở cũ 2.000 dặm).

Nhận định của thiên tử về tội ác này: "Tội lấy tai mắt tạng phủ của người sống đem mổ xẻ ra, tội này cũng giống như tội mổ xẻ thân thể người. Nhưng tội mổ xẻ thân thể người, chỉ muốn giết chết người ấy thôi, còn tội này thì giết chết người ấy làm bùa thuốc để mê hoặc người khác, cho nên tội lại nặng hơn". Với góc nhìn ấy, hình phạt dành cho thủ phạm nếu hành động nhưng chưa làm bị thương nạn nhân cũng là "xử trảm", vợ con bị "xử lưu 2.000 dặm", kẻ tòng phạm (có giúp sức) thì xử phạt 100 trượng, lưu 3.000 dặm!

Với những kẻ "làm ra hay nuôi chứa loài sâu có chất độc để giết người", nếu bị phát giác, can phạm sẽ bị xử trảm (chém đầu), vợ con và người ở chung nhà tuy không biết chuyện cũng bị xử lưu 2.000 dặm. Trong trường hợp kẻ phạm tội lấy chất độc của loài sâu độc đánh thuốc độc người ở chung nhà mà người thân không hay biết, thì được miễn tội xử lưu. Luật ghi: "nếu có biết chuyện, tuy là người của bên bị đánh thuốc độc vẫn phải tội lây".

Kẻ khắc vẽ hình người để yểm phản, làm phú chú nguyền rủa muốn làm chết người khác, sẽ bị khép vào tội mưu giết người, tội này theo luật hình thời bấy giờ là trảm!

Những hình thức xử phạt kể trên cho thấy hoàng đế Gia Long rất nghiêm khắc và quyết tâm trong việc trừ dẹp tệ mê tín dị đoan trong nhân dân. Năm 1820, sau 18 năm trị vì thiên hạ, hoàng đế Gia Long băng hà, kế tục sự nghiệp của vua cha, hoàng đế Minh Mạng (1791-1841) cũng dốc lòng dốc sức tuyên chiến với tệ mê tín dị đoan nói chung, nạn thầy bà giở những thuật quái gở nói riêng. Thời trị vì của hoàng đế Minh Mạng, đã có không ít "thầy bà" hay những kẻ ngu muội bị đánh đòn và xử tử.

Năm Minh Mạng thứ 8 (1827), Trần Đăng Luật ở xã Phan Xá (huyện Phong Lộc, phủ Quảng Ninh) đến triều đường kêu dâng các giấy tờ biên chép lời sấm của người cha quá cố là Trần Đăng Triều gọi là "Thái Bình sách". Việc đến tai vua Minh Mạng, theo luật Trần Đăng Luật sẽ bị xử tử, nhưng xét thấy Luật là "dân mọn, ngu tối không biết gì, tưởng lầm vật quý của nhà đem mê hoặc dân chúng" nên vị vua thứ 2 của triều Nguyễn ban đặc ân, cho khoan giảm tội, phạt 100 trượng, rồi giao về cho địa phương quản thúc nghiêm ngặt!

Không được may mắn như Trần Đăng Luật, 10 năm sau (1837- năm Minh Mạng thứ 18), có 3 can phạm đã phải trả giá bằng mạng sống khi vi phạm tội danh được định khung của bộ Hình thời bấy giờ là "Làm ra sách và lời nói quái đản": "Tên Dao là người thổ ở Trấn Tây, nói dối có phép thuật quái gở, làm cờ ngụy, bọn tên Nguyên, tên Ban cùng nhau tuyên truyền, mê hoặc người đem sang đất giặc, 3 tên ấy đều xử tội trảm đem thi hành ngay"…

Hoàng đế Minh Mạng cũng có chính sách phạt nặng với quan chức địa phương mà cụ thể là lý trưởng, nếu "biết mà không cáo giác ra thì xử phạt 100 trượng". Và để khuyến khích dân chúng góp sức cùng triều đình chống tệ nạn trên, những người cáo giác bắt được kẻ vi phạm các cấm lệnh sẽ được hậu thưởng đến 20 lạng bạc. Tiền thưởng ấy được trích từ tài sản của kẻ phạm tội. Trường hợp quan binh phát hiện vụ việc và thực thi việc bắt giữ, cũng được thưởng số tiền là 10 lạng bạc trích từ tài sản của can phạm!

Ngày nay, nạn mê tín dị đoan vẫn phổ biến với đủ hình thức ngu muội, buôn thần bán thánh… tồn tại như một thứ dịch bệnh khó loại trừ. Xem ra, kinh nghiệm xử phạt thật nặng, và trọng thưởng cho người tố giác trích từ tài sản của kẻ phạm tội, mà hoàng đế triều Nguyễn áp dụng, chính là chìa khóa vàng để triệt dẹp thói tệ này!

Nguồn: https://goo.gl/3LJQ1I

Xem tài liệu nhiều hơn tại: https://goo.gl/bgu4qt
Đến Huế, người ta dễ bị thu hút bởi vẻ đẹp cổ kính của những công trình kiến trúc cổ thời Nguyễn.


Lăng Từ Dũ. 

Tôi lang thang khắp xứ này, không vào những lăng tẩm tráng lệ, không vào những nơi được trùng tu đón khách tham quan. Tôi lang thang những nơi không bán vé, những lăng mộ “điêu tàn” để thấy còn một Huế khác mặc trầm, lặng lẽ, hoang phế và cô tịch đến đau lòng.
Huế bừng sáng những nơi được đầu tư, bán vé cho khách tham quan và có một Huế khác bị lãng quên, mặc dầu trên bình diện lịch sử và văn hóa, không thể không nhắc đến những con người đã mãi mãi yên nghỉ nơi này. Buồn nhất là chốn khói hương lạnh lẽo của các bậc mẫu nghi thiên hạ, là mẹ của những vị vua lừng lẫy một thời..

Hoang phế lăng hoàng hậu

Lăng bà Hiếu Đông, mẹ vua Thiệu Trị nằm “khép nép” ở thôn Cư Chánh (xã Thuỷ Bằng, tỉnh Thừa Thiên Huế). Nơi này cách thành phố có mấy cây số, nằm trong hệ thống các lăng tẩm vua chúa thời Nguyễn, nhưng nay nó xuống cấp đến đau lòng. Dăm ba chân hương mục ruỗng còn sót lại.
Bao quanh lăng, cỏ cây xanh um xanh ngắt. Nội lăng ngày trước toàn rác và cỏ cây. Nay lăng có thêm cánh cổng khóa lại bằng sợi xích hoen rỉ. Trước lăng những trụ đá, đầu rồng sứt mẻ lăn lóc trên nền cỏ lút mắt cá chân toàn chất thải của bò. Chốn yên nghỉ của một bậc mẫu nghi thiên hạ sao lạnh lẽo? 
Ngược dòng lịch sử, bà Hiếu Đông tên thật là Hồ Thị Hoa vốn người Biên Hòa, là vợ thứ nhất của vua Minh Mạng, hiệu Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu. Theo Sách Đại Nam hội điển sử lệ, Hoàng hậu là người hiền thục, trinh thuận, hết lòng hiếu kính. Tá Thiên Nhân Hoàng Hậu sinh ra Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, tức vua Thiệu Trị được 13 ngày thì mất, thọ 17 tuổi.
Vua Minh Mạng tiếc thương và ra lệnh không ai được gọi tên húy của bà Hồ Thị Hoa, tất cả các chữ có tên Hoa đều phải đổi. Chẳng hạn Hoa thì phải gọi chệch đi là Huê, chợ Đông Hoa ngày xưa đổi thành chợ Đông Ba cho đến tận ngày nay.
Thời hoàng kim của triều đại nhà Nguyễn, các bậc vua chúa vẫn thường xuyên viếng thăm lăng. Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán còn ghi lại: “Quanh chu vi lăng có đến 40 trụ giới cấm.


Cảnh đổ nát ở lăng Từ Dũ. 

Ngoài ra, vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), nhà vua còn cho dựng ở sát bến sông vào lăng 2 cột hoa biểu để làm mốc báo hiệu khu vực đất thiêng. Năm Tự Đức thứ 24 (1871), triều Nguyễn còn quy định:
"Khi đến trụ gạch (tức cột hoa biểu),... đối với lăng Hiếu Đông... là tại chỗ hõm bờ sông, thì xuống võng, cởi dép đi vào. Người gánh võng, binh lính vẫn ở lại nơi đó, còn kẻ tùy tòng đều đến ngoài mô đất có hàng rào cây thì dừng lại mà chờ. Còn lọng đi theo... đến trụ cấm thì ngừng".

Riêng về lực lượng bảo vệ, khu vực lăng Hiếu Đông có một đội lính thuộc vệ Hộ Lăng làm nhiệm vụ thường xuyên canh trực, giữ gìn lăng.

Những sử liệu như vậy đã chứng minh danh phận của bà Hiếu Đông, nhưng đến nay lăng mộ bà chỉ là một điểm hoang tàn.

Còn lăng bà Từ Dũ nằm ở một ngọn đồi khuất sau lăng Thiệu Trị. Bà Từ Dũ “nằm” cách bà Hiếu Đông chừng hơn một km. Dù lăng bà Từ Dũ hoành tráng, bề thế và đẹp hơn lăng bà Hiếu Đông, nhưng cũng vì vậy mà độ cô tịch lại tăng gấp nhiều lần.

Bao quanh vẫn là cỏ may, những chân hương mục, những tường thành vỡ nát. Trên chỗ mộ phần, bát nhang nứt nẻ, con rồng đá sứt sẹo phần còn, phần mất. Tường bao quanh và phần bình phong nứt nẻ rêu phong. Gạch vỡ vụn ê chề và tĩnh lặng vì không có bàn tay chăm sóc của con người.

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng, mẹ vua Tự Đức, người Tân Hòa, Gia Định. Sách Đại Nam liệt truyện chép rất nhiều câu chuyện về bà Từ Dũ. Bà là một người dịu dàng, tài năng và đức độ, ghét thói xa hoa lãng phí. Bà thường nhắc nhở các cung phi:
“Còn nhớ lúc nhỏ, tư gia chưa thừa thãi, dầu thắp đèn không đủ suốt đêm. Nay nhờ trời, nhờ tổ mà giàu có bốn biển. Một tơ một hạt đều là máu mỡ của dân. Nếu lãng phí đã không ích gì mà lại đáng tiếc sao...”.

Bà cũng luôn quan tâm đến việc dân, việc nước và rất ghét tệ tham ô, nhũng nhiễu. Có lần bà nói: “Xưa nay quan lại dung một chữ “tham” chưa bỏ được, hại chính mọt dân chẳng gì tệ hơn - nghe có người cầu bổ quan ngoài, lấy cho đầy túi mang về, không biết bao nhiêu, ấy không phải là của dân là gì. Những của bất nghĩa cũng không ở lâu, chả đến vài đời mà hết sạch, con cháu cùng khó, thiên hạ chê cười. Sao bằng nhân nghĩa để ân trạch được lâu dài...”.
Bà Từ Dũ thọ 93 tuổi, là một tấm gương về đạo đức, cần kiệm cho hậu thế. Sách Từ huấn lục ghi: “Thật là một bậc mẫu nghi thiên hạ đáng kính”.

Ngược dòng lịch sử để thấy những công lao và đóng góp cho xã tắc của những người phụ nữ quyền uy một thời. Chính họ đã góp phần tạo nên nhân cách của các bậc đế vương sau này. Vậy mà nay, họ gần như bị lãng quên, lăng mộ chìm trong u tịch.

Cần sớm bảo tồn

Du khách đến với Huế trong một thời gian ngắn cũng chỉ kịp đến với những địa danh ấn định trong các tuor và đến với những địa danh, lăng tẩm được bỏ tiền ra trùng tu và bán vé. Công tác bảo tồn đa phần cũng tập trung vào những chỗ “làm ăn” được. Trong khi đó, nhiều điểm xuống cấp và nhiều di tích bị lãng quên.


Lăng Hiếu Đông. 

“Làm du lịch nghĩa là làm văn hóa”, nhưng du khách đến Huế bây giờ chỉ biết đến 13 vị vua triều Nguyễn xứ này. Còn lại 9 chúa và những con người “tạo ra” vua thì đa phần không có thông tin. Ngay cả đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp ở Huế, liệu có bao nhiêu người có kiến thức về những người từng là nữ nhân lừng lẫy một thời trong cung Nguyễn và cũng không biết lăng mộ hiện ở đâu trong xứ Huế?

Huế có hẳn cả một Trung tâm bảo tồn di tích cố đô, nhưng lăng tẩm các bà hoàng hậu một thời lại hoang tàn. Không chỉ có bà Hiếu Đông, bà Từ Dũ, các hoàng hậu triều Nguyễn khác cũng cùng chung một số phận, một “hậu vận” đáng thương như vậy. Lầu son gác tía, được trọng vọng một thời, giờ chìm trong cô tịch không một ai thăm hỏi viếng tìm.

Nhiều người yêu Huế, muốn tìm hiểu sâu về những thăng trầm của xứ này đều muốn ghé thăm những lăng mộ bị quên lãng kia. Mong rằng các cơ quan chức năng Huế sẽ sớm quan tâm, sang sửa lại đối với những điểm di tích trên.

Huế đang vào mùa mưa. Những chốn cũ bị lãng quên này càng tịch liêu đến lạ trong màn mưa trắng trời trắng đất. Nhiều người đến Huế không chỉ thưởng ngoạn cảch sắc thiên nhiên mà còn để tìm hiểu văn hoá Huế. Liệu có hiểu Huế không khi bỏ sót những nơi này?

Có một Huế chiều sâu, một Huế văn hóa, một Huế tâm linh đang ẩn chìm trong “sự lãng quên tạm thời”. Vì khi những nơi này được đánh thức, chắc chắn sẽ nhiều người đến với Huế hơn để hiểu Huế một cách vẹn toàn.

Làm công tác bảo tồn, làm công tác văn hóa và để bạn bè hiểu Huế, liệu có thể lãng quên những giá trị văn hóa trong chiều sâu tâm thức Huế như lãng quên các bậc mẫu nghi một thời trong cung Nguyễn vậy không?

Các bậc nữ nhân này còn là quốc mẫu một thời. Họ có nhiều đóng góp trong dòng chảy thời đại. Để các bậc mẫu nghi “sống lại” trong tâm thức Huế, hẳn sẽ cần những người hiểu Huế, trân trọng và yêu Huế cạn lòng.

Nguồn: https://goo.gl/4BzxRe

Xem nhiều tài liệu hơn tại: https://goo.gl/bgu4qt

Vua chúa Việt Nam ngày xưa ăn Tết thế nào ?

Qua những tư liệu lịch sử, Tết của vua chúa xưa thường không nặng về hưởng thụ vật chất mà luôn hướng tới lễ nghi và truyền thống văn hóa của dân tộc.
Có lẽ, trong suy nghĩ của nhiều người, Tết của vua chúa ngày xưa chắc phải xa hoa lắm, tráng lệ lắm.

☀ Thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ

Các triều đại từ Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ đã có những quy định khá cụ thể về việc đón Tết, nhất là ở nơi cung điện triều đình. Đây là lễ tiết rất quan trọng trong năm theo quan niệm truyền thống.

Ngày lập xuân (khởi đầu của mùa xuân), vua mở đại yến trong Đại Nội (Hoàng Cung). Toàn bộ văn võ bá quan làm việc tại kinh đô đều mặc trang phục chỉnh tề, cài hoa lên đầu vào dự yến.

Ngày 28 tháng chạp, vua ngự xe, các quan mặc triều phục đi phò tá. Vua đến tế lễ ở đền Đế Thích ngoài thành Thăng Long.

Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các quan đến hành lễ rồi xem hát múa trăm lối. Buổi tối, vua qua cung Động Nhân, bái yết tiên vương. Đêm ấy, thầy tu vào nội điện làm lễ “Khu Na” (đuổi tà ma).

Ngày mùng 1 Tết, vào khoảng canh năm (3h - 5h sáng), vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, tôn tử (con cháu nhà vua) cùng các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái lăng tổ.

Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, phi tần sắp lớp ngồi bên dưới, các quan đứng trước điện, chơi những bài nhạc trước đại đình. Con cháu nhà vua và bề tôi xếp thành hàng bái hạ, ba lần rót rượu dâng lên. Xong xuôi, các tôn tử lên chầu và dự yến. Quan nội thần ngồi hai bên ăn tiệc, đến trưa thì lần lượt ra về.

Ngày mùng 2 Tết, các quan làm lễ riêng ở nhà.

Mùng 3 Tết, vua ngồi trên gác Đại Hưng, xem các tôn tử và quan nội cung đánh bóng cầu thêu, bắt được mà không rơi xuống đất là thắng.

Mùng 5 Tết tổ chức lễ khai hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu và du ngoạn vườn hoa.


Một nghi lễ cung đình thời xưa. Ảnh tư liệu.

☀ Dưới thời Lê - Trịnh

Đến thời Lê - Trịnh, người thực sự nắm mọi quyền hành trong nước không phải vua Lê, mà là chúa Trịnh và thế tử. Nhưng trong các ngày lễ Tết, vua Lê vẫn được coi là người chủ trì các nghi thức quan trọng trong triều.


Sáng mùng 1 Tết, theo lệnh chúa Trịnh, quan Tiết chế (Tiết chế phủ) hướng dẫn quan văn võ mặc phẩm phục vào chầu mừng nhà vua. Vua Lê ngự giữa điện Kính Thiên, Tiết chế phủ đứng ở phía đông sân rồng, quan văn võ đứng hai bên.

Các quan quỳ xuống nghe quan Đại trí từ đọc tờ biểu của Tiết chế phủ. Sau đó, Quan truyền chế tuyên đọc tờ chế của vua với nội dung ngắn gọn: “Hoàng thượng chế rằng: Phúc thịnh vượng hanh thông với các ngươi cùng hưởng”.

Sau nghi lễ chúc mừng năm mới tại cung điện vua Lê, Tiết chế phủ lại dẫn các quan đến phủ chúa để chúc mừng chúa Trịnh. Sáng mùng 1 Tết, chúa Trịnh đến hành lễ ở Thái miếu và Cung miếu rồi quay về phủ, ngồi trên sập rồng để bách quan lạy mừng.

Xong nghi thức, chúa ban tiền thưởng xuân cho các quan từ nhất phẩm triều đình trở xuống và cho mọi người được dự yến. Tiệc yến xong, các quan làm lễ tạ ơn, chúa lui vào cung, Tiết chế phủ về phủ chúc mừng thế tử. Nghi thức ngày mùng 1 kết thúc.

Ngày mồng 3 Tết, bách quan tề tựu tại cung điện để tháp tùng vua Lê và chúa Trịnh đi hành lễ ở một địa điểm ngoại thành. Vua ngồi trên ngai vàng do binh lính khiêng trên vai, còn chúa thì ngồi trên xe thếp vàng, theo sau là các tiến sĩ, cử nhân địa phương.

☀ Triều Nguyễn

Dưới triều Nguyễn, do việc ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, việc tổ chức đón Tết trong cung điện thiên về phần lễ hơn hội.

Vua Gia Long đã có lệ tặng quà cho các quan đại thần trong dịp Tết. Quà thường gồm quần áo hay vải vóc dệt ở Trung Quốc, dựng trong hộp màu vàng, được quân lính dùng lọng che và mang đến tận nhà người nhận.

Sáng mùng 1 Tết, bá quan mặc phẩm phục đại triều, tập hợp ở cung điện. Các quan quỳ xuống chúc tụng nhà vua muôn tuổi, rồi sau đó ai về nhà nấy.

Thời vua Minh Mạng, vào ngày đầu tiên của năm mới, nhà vua đội mũ chín rồng, mặc áo vàng, thắt đai ngọc, hành lễ tại nhà Thái miếu. Đàn Nam Giao được xây dựng năm 1806 để hợp tế trời đất, thờ trời.

Nguồn: https://goo.gl/Wg8Kja

Xem nhiều hơn tài liệu tại đây: https://goo.gl/bgu4qt

Số phận hai người con của hoàng đế Quang Trung.

Nguyễn Văn Đức bị bắt vào năm 1831, khi đó đã ngoài 40 tuổi, chính là con của Quang Trung Hoàng đế và Hoàng hậu Ngọc Hân?


Hoàng hậu Ngọc Hân và vua Quang Trung. (Tranh minh họa: Vi Vi/Văn hóa Việt)

Cho mãi đến cuối triều Nguyễn, đặc biệt từ sau ngày thống nhất đất nước (1975), tại Thừa Thiên Huế mới sưu tầm, nghiên cứu, khám phá được những thông tin cần thiết để dựng lại diện mạo đích thực của thời đại anh hùng của người anh hùng Nguyễn Huệ Quang Trung. Tuy nhiên, với những cái đã đạt được vẫn chưa tương xứng với những gì đã có và chưa thỏa mãn được sự đòi hỏi của quần chúng.

Vừa qua, nhân kỷ niệm 200 năm mất (1799-1999) của Công chúa Ngọc Hân – Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung, nhiều người muốn biết: Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, số phận hai người con của Công chúa Ngọc Hân và vua Quang Trung như thế nào? Để góp phần trả lời câu hỏi nầy tôi xin cung cấp một số tư liệu tham khảo sau đây.

Cho đến nay giới khoa học đã khẳng định được năm qua đời của Công chúa Ngọc Hân là 1799. Tất cả những ức thuyết gì đề cập đến Công chúa mà không khớp với thời điểm Công chúa mất vào năm 1799 đều không đúng. Công chúa có với vua Quang Trung 2 người con, 1 trai (Nguyễn Văn Đức), 1 gái là Nguyễn Thị Ngọc (theo Đỗ Bang), nhưng theo Phạm Văn Diêu (Lành Mạnh, số 2, 1/11/56, tr.2) là Nguyễn Thị Ngọc Bảo.

Sau khi Công chúa mất, hai con của bà vẫn ở Huế hay đi đâu chưa xác định được. Đến mùa hè năm 1801, ông Nguyễn Ánh (sau nầy là vua Gia Long) lấy lại Phú Xuân trong tay nhà Tây Sơn, tất cả những người thân của gia đình vua Quang Trung và vua Quang Toản không chạy kịp đều rơi vào tay quân Nguyễn Ánh. Barizy – một sĩ quan người Pháp theo chân Nguyễn Anh vào Phú Xuân ngay từ ngày đầu của cuộc thắng thế ở Huế, trong thư viết ngày 16/7/1801, Barizy cho biết:

“Nhà vua (Nguyễn Ánh) bảo tôi đi xem mặt các cô công chúa của kẻ tiếm vị (tức Quang Trung). Tôi đến đó, họ ở trong một căn phòng hơi tối, không phải là một phòng sang trọng, có tất cả 5 công chúa: 1 cô 16 tuổi, theo tôi là một cô gái đẹp, một em bé 12 tuổi là con gái của bà công chúa Bắc Kỳ (tức Ngọc Hân) em nầy cũng coi được. Còn 3 cô nữa từ 16 đến 18 tuổi thì nước da hơi nâu nhưng diện mạo cũng dễ thương. Ngoài ra còn có 3 con trai, có 1 em độ 16 tuổi cũng da nâu nhưng nét mặt thì tầm thường, còn em trai kia độ 12 tuổi là con của bà công chúa Bắc Ky thì diện mạo rất đáng yêu và có những cử chỉ rất dễ thương”. (1)


Vua Gia Long sau khi lên ngôi đã thảm sát nhà Tây Sơn. 

Giả thuyết rằng Barizy viết đúng vào tháng 7 năm 1801 thì những người thân của các vua Nguyễn Tây Sơn đã bị giam cho đến tháng 11, rồi tất cả những người bị bắt ấy đều bị giết như Đại Nam Thực lục Chính biên – bộ biên niên sử của triều Nguyễn đã viết: "Năm Tân Dậu (1801), tháng 11: Phá hủy mộ giặc Nguyễn Văn Huệ, bổ săng, phơi thây, bêu đầu ở chợ. Con trai, con gái, họ hàng và tướng hiệu của giặc 31 người đều bị lăng trì cắt nát thây". (2)

Nếu chúng ta tin Barizy viết đúng và chưa tìm được một tài liệu nào chứng tỏ hai người con của Công chúa Bắc Kỳ đã vượt ngục hay được Nguyễn Ánh ân xá thì ta phải tin là hai người con của Công chúa Ngọc Hân đã chịu chung số phận trong số “31 người đều bị lăng trì cắt nát thây” như Thực lục đã viết.

Sau cuộc trả thù đó một năm, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long và làm, ông lại thực hiện một cuộc giết chóc kinh khủng thứ hai nữa. Trong chiếu ra vào tháng 11 Nhâm tuất (1802) đề cập đến lễ Hiến phù (dâng những người bắt được trong chiến tranh) vua Gia Long cho biết:

“Ngày 7 tháng 11 năm Nhâm Tuất (1802) yết tế Thái Miếu, làm lễ hiến phù, bọn Nguyễn Quang Toản và ngụy thái tể Quang Huy, Nguyên súy Quang Thiệu, đốc trấn Quang Bàn, thiếu phó Trần Quang Diệu, tư đồ Võ Văn Dũng, tư mã Nguyễn Văn Tứ; đổng lý Nguyễn Văn Thận, đô ngu Nguyễn Văn Giáp, thống tướng Lê Văn Hưng, cùng với bè lũ đầu sỏ đều đã bắt giam, đều đem giết cả, bêu đầu bảo cho dân chúng…” (3)

Trong danh sách tử tội bị hành hình lần thứ hai nầy không hề thấy có tên Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Ngọc (Bảo). Điều đó củng cố thêm ý tưởng hai người con của Công chúa Ngọc Hân đã chết hồi tháng 11 năm trước rồi (tức năm 1801).

Tượng Nguyễn Nhạc tại Bảo tàng Hoàng đế Quang Trung. Sau khi Gia Long lên ngôi, các con của Nguyễn Nhạc cũng bị xử tử. 

Theo Barizy thì hai người con của Công chúa Ngọc Hân đã sa vào tay Nguyễn Ánh. Nhưng theo tài liệu của nhà Nguyễn thì không hề thấy một tư liệu nào chứng tỏ điều đó. Mà theo sử nhà Nguyễn thì hai người đó đã “chết non cả”. Chết ở đâu, lúc nào, vì sao thì chưa ai khám phá ra được. Xin đọc đoạn Thực lục sau đây của nhà Nguyễn viết về thời Thiệu Trị:

Nhâm Dần, Thiệu Trị năm thứ 2 (1842), mùa Thu, tháng 7: "Tỉnh Bắc Ninh có dân xã Phù Ninh ngầm thờ ngụy quỷ. Việc bị phát giác. Vua sai hủy bỏ đền thờ. Nguyên người xã ấy là Nguyễn Thị Huyền, làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có người con gái là (tr.183) Ngọc Hân, sau gả cho ngụy (Nguyễn) Huệ sinh được 1 trai, 1 gái. Ngọc Hân chết, trai gái cũng chết non cả".

"Khoảng đầu năm Gia Long, ngụy đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh. Thị Huyền ngầm xây mộ, dựng đền, khắc bia giả dối, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây, việc ấy phát giác, vua sai hủy đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ ngụy đi (4)". Đọc kỹ đoạn trích nầy ta thấy:

Đô đốc Hài là một tướng của Tây Sơn mà không bị Nguyễn Ánh bắt và có thể bí mật dời hài cốt của mẹ con Công chúa Ngọc Hân về chôn cất ở xã Phù Ninh. Chứng tỏ việc dời đó chỉ có thể diễn ra trước khi Nguyễn Ánh làm chủ được ở Phú Xuân tức phải trước tháng 6/1801; Các con bà Công chúa Ngọc Hân phải chết trước khi Nguyễn Ánh về lại Phú Xuân (6/1801) thì mới có hài cốt để cho đô đốc Hài mang về Phù Ninh.

Thông tin dẫn trong đoạn trích trên có độ tin cậy cao, bởi vì: Đô đốc Hài làm một việc thiêng liêng, khó khăn và đầy nguy hiểm như thế không thể dời mộ sai, bà Nguyễn Thị Huyền không thể dựng bia đắp mộ cho những người không phải thân thuộc của mình; vua quan nhà Nguyễn thời Thiệu Trị không thể làm một việc thất nhân tâm đến thế mà lại làm sai đối tượng!


Tranh vẽ công chúa Ngọc Hân. 

Công chúa Ngọc Hân và hai người con của bà đã chết trước khi Nguyễn Ánh trở lại và làm chủ được Phú Xuân là khớp với toàn bộ những sử liệu của triều Nguyễn viết về sự kiện này.

Nếu chưa tìm ra được những tư liệu gì xác đáng hơn để có thể bác bỏ được những tư liệu trên thì ta có thể tin là nếu hai người con của Công chúa Ngọc Hân không chết trước khi Nguyễn Ánh về Phú Xuân (6/1801) thì cũng phải chết trong các cuộc trả thù của Nguyễn Ánh vào tháng 11 Tân dậu (1801) và tháng 11 Nhâm tuất (1802). Tức là Hoàng tử Nguyễn Văn Đức và Công chúa Nguyễn Thị Ngọc (Bảo) không còn ở trên cõi đời cho tới cuối năm 1802.

Thế nhưng Tiến sĩ Đỗ Bang – môt chuyên gia về Phong trào Tây Sơn, lại đưa ra một thuyết mới. TS cho rằng mãi đến năm 1831 (sau 30 năm) Hoàng tử Nguyễn Văn Đức – con của Công chúa Ngọc Hân và vua Quang Trung, mới bị quan quân của vua Minh Mạng bắt và “chém ngang lưng”. Thuyết mới của TS Đỗ Bang được trình bày như sau:

“Theo Đại Nam chính biên liệt truyện (Q.30 tờ 55b) vào năm Minh Mạng thứ 12 (1831) quan quân nhà Nguyễn vẫn tiếp tục truy tìm hậu duệ của Tây Sơn, bắt được Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Lương và Nguyễn Văn Đâu (5), Đâu là con của Đức tất cả đều bị xử “chém ngang lưng” liệt truyện ghi là 3 người trên đều là con và cháu của Nguyễn Nhạc cả. Nếu liệt truyện, chép nhầm Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Nhạc, và cũng không có lý khi lấy niên hiệu của cha là Thái Đức lại đặt tên cho con là Đức, thì Nguyễn Văn Đức bị bắt vào năm 1831 chính là Hoàng tử của Quang Trung Hoàng đế con của Hoàng hậu Ngọc Hân, năm bị bắt đã gần 45 tuổi...”.

Đoạn trên trích nguyên văn từ sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung của Đỗ Bang, Sở VHTT Bình Trị Thiên, Huế 1988, tr. 54-55. Cũng theo cách lý giải ấy, mới đây trong Lễ kỷ niệm 200 năm mất của Công chúa Ngọc Hân tổ chức vào ngày 4/12/1999 tại Đại học Huế, trong bài nghiên cứu Lê Ngọc Hân, thời đại và sự nghiệp, TS Đỗ Bang, sau khi dẫn đoạn sử trong Liệt truyện, ông kết luận:

"Nguyễn Văn Đức ở đây chính là Hoàng tử con vua Quang Trung và Hoàng hậu Ngọc Hân mà Barizy gặp ở Huế năm 1801 (NĐX nhấn mạnh), lúc đó Đức chừng 12 tuổi (vì không thể Nguyễn Nhạc đặt tên cho con là Đức khi đã đặt niên hiệu của mình là Thái Đức (NĐX nhấn mạnh). Năm 1831, bị xử chém ngang lưng, lúc đó Nguyễn Văn Đức đã ngoài 40 tuổi. Đây là thông tin cuối cùng hậu duệ của triều Tây Sơn được sử sách triều Nguyễn ghi lại (NĐX nhấn mạnh)". (6)

Hai đoạn trích trên TS Đỗ Bang viết cách nhau trên 10 năm (1988-1999), nhưng nội dung không khác nhau bao nhiêu, nó đã đặt ra một số vấn đề hết sức quan trọng về cả hai mặt phương pháp sử và thông tin lịch sử. Tôi xin nêu mấy vấn đề thuộc thông tin lịch sử:

TS Đỗ Bang viết: Không thể có chuyện “Nguyễn Nhạc đặt tên cho con là Đức khi đã đặt niên hiệu của mình là Thái Đức”. Có thể như thế, triều Nguyễn có quy định ấy. Nhưng cho đến nay giới sử học chưa hề tìm thấy một văn bản pháp quy nào của triều Tây Sơn đề cập đến vấn đề cấm kỵ đó. Có thể có những việc triều Lê trước đây, triều Nguyễn sau này cấm kỵ, nhưng triều Tây Sơn chưa kịp làm thì sao?

TS Đỗ Bang có thể đặt một nghi vấn ở đây chứ không thể khẳng định là Đại Nam liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn đã chép nhầm con Nguyễn Huệ thành con Nguyễn Nhạc khi chưa có tài liệu chứng minh là nhầm. Lý luận như vậy là tùy tiện suy diễn. Mà trong khoa học lịch sử thì không cho phép suy diễn. Sau khi trình bày việc “Nguyễn Văn Đức bị chém ngang lưng” vào năm Minh Mạng thứ 2 (1831), TS Đỗ Bang kết luận “Đây là thông tin cuối cùng hậu duệ của triều Tây Sơn được sử sách triều Nguyễn ghi lại” (7).

Kết luận như thế là mâu thuẫn với chính ông. Trong sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, tr.55, ông Đỗ Bang đã trích Đại Nam thực lục Đệ tam kỷ Thiệu Trị thứ hai (1842) về chuyện đô đốc Hài bí mật đem hài cốt mẹ con Công chúa Ngọc Hân về làng Phù Ninh. Sự kiện xảy ra dưới thời Thiệu Trị sau sự kiện xảy ra dưới thời Minh Mạng đến 11 (1831-1842) năm mới gọi là cuối cùng chứ?


Nếu chấp nhận kết luận của TS Đỗ Bang: Đại Nam Liệt truyện viết nhầm, Nguyễn Văn Đức bị bắt và bị chém ngang lưng vào năm Minh Mạng 12 (1831) chính là con của Hoàng hậu Ngọc Hân với Hoàng đế Quang Trung thì sẽ có những vấn đề phát sinh phải giải quyết như sau:

Theo Barizy thì hai người con của Hoàng hậu Ngọc Hân và vua Quang Trung đã bị bắt ngay khi Nguyễn Ánh mới làm chủ được Phú Xuân (6/1801), hai người đó làm sao có thể thoát được ngục tù và tội tử hình của Nguyễn Ánh dành cho họ? Hay Barizy đã phịa ra chuyện này chứ thực sự hai người ấy đã xa chạy cao bay trước khi Nguyễn Ánh về Phú Xuân rồi? Tài liệu nào có thể bác bỏ được thông tin của Barizy?

Hai người con vua Quang Trung quan trọng đến như thế mà có thể chạy thoát được, Nguyễn Ánh không truy nã sao? Có thông tin nào nói đến chuyện truy nã hai người con của bà Ngọc Hân và vua Quang Trung không?

Người con trai (Nguyễn Văn Đức) trốn được và sống đến trên 40 tuổi, còn người con gái (Nguyễn Thị Ngọc) thì đi đâu? Hai người xa nhau lúc nào? Nguyễn Thị Ngọc chết lúc nào? Theo logic, sau khi bắt giết được Đức, vua Minh Mạng phải cho người đi truy tìm Ngọc, có tài liệu nào chứng tỏ điều đó không?

Như vậy đô đốc Hài chỉ đem được hài cốt của Ngọc Hân về Phù Ninh, không có chuyện đem hài cốt các người con của bà về, như vậy đoạn Thực lục viết về sự kiện ấy cũng sai nốt? Chứng cớ nào nói đoạn Thực lục đó chép sai?


Việc các con của bà Ngọc Hân và vua Quang Trung chết lúc nào không phải là một việc đơn lẻ mà nó là một phần nằm trong cái toàn bộ các sự kiện lịch sử mà các sử thần triều Nguyễn đã dành cho việc nhà Nguyễn trả thù Phong trào Tây Sơn. Sự kiện gì không khớp với cái toàn thể đó mới có thể gọi là nhầm. Nếu không thì một là đúng hai là nhầm hết.

Việc Liệt truyện chép Nguyễn Văn Đức là con của Nguyễn Nhạc không có gì không khớp với các sự kiện khác trong Liệt truyện cũng như trong Thực lục và các bộ sử khác. Vì vậy, cho đến khi nào TS Đỗ Bang chưa giải quyết được 4 phát sinh nêu trên thì khó có thể đồng ý với kết luận sau của ông “Đại Nam Liệt truyện viết nhầm, Nguyễn Văn Đức bị quan quân nhà Nguyễn chém ngang lưng năm 1831 là con trai của bà Ngọc Hân và vua Quang Trung”.

Khi phê phán những người viết sử làm sai lạc lịch sử, người ta hay dẫn câu nói của nhà văn Pháp J.B.Bossuet (1627-1704) rằng: “Từ ngày có những nhà viết sử thì không còn sử nữa” (Depuis qu’ il y a des historiens, il n’ y a plus d’ histoire). Bước vào thiên niên kỷ mới chúng ta phải phấn đấu để đừng bao giờ còn phải nghe câu nói xưa cũ ấy nữa.

Gác Thọ Lộc, một ngày cuối đông 1999

Chú thích:

(1) Trích lại của Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung, Sở VHTT Bình Trị Thiên, Huế 1988, tr.51. Đỗ Bang không cho biết đã đọc được bản gốc ở đâu hay trích lại của ai nên không kiểm chứng được. Do đó hai người con của Công chúa bắc Kỳ (Ngọc Hân) đều ở tuổi 12;

(2) Đại Nam Thực lục Chính biên, bản dịch, tập II, Nxb Sử học, Hà Nội 1963, tr. 451

(3) Đại Nam Thực lục Chính biên, bản dịch, tập III, Nxb Sử học, Hà Nội 1963, tr. 87

(4) Đại Nam Thực lục Chính biên, bản dịch, tập XIV, Nxb Khoa học, Hà Nội 1971, tr.183-184;


(5) Phần viết về các nhân vật chủ chốt của Phong trào Tây Sơn trong bộ Đại Nam liệt truyện đã được dịch và in nhiều nơi, bản dịch mới nhất do Thuận Hoá xuất bản năm 1993. Nhưng Tiến sĩ Đỗ Bang không dẫn chứng bản dịch mà dùng bản gốc chữ Hán tại Quyển 30, tờ 55b. Nhưng tôi tra trong bản chính thì thấy tên 3 người con và cháu của Nguyễn Nhạc đều không chép họ Nguyễn như Đỗ Bang dẫn (Xem phụ bản đính kèm).

(6) PTS Đỗ Bang, Lê Ngọc Hân, Thời đại và sự nghiệp, bản vi tính, tr.7;.

(7) PTS Đỗ Bang trích sách Đại Nam chính biên liệt truyện (Q.30 tờ 55b) soạn xong và in vào năm 1899 và có lẽ thấy như thế nên PTS Đỗ Bang cho là mới nhất. Sự thật các nhà soạn Liệt truyện (Nguyễn Trọng Hợp và Bùi Ân Niên chủ trì) cũng lấy tư liệu từ Thực Lục (Đệ nhị kỷ) thời Minh Mạng. Tôi xin sao lai sau đây để dẫn chứng:

Minh Mệnh thứ 2 (1831), mùa hạ: “Lại sai đình thần xét lại án của dòng dõi ngụy là Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Văn Đâu, đều chém ngang lưng, ném thây xuống bể, thân thuộc và con gái của ngụy cùng con của đồng đảng ngụy là Trần Quang Tồn (con ngụy thiếu phó Trần Quang Diệu), kẻ phạm tội chứa chấp ngụy là Nguyễn Văn Thể cộng 15 tên, đều trảm quyết.

Những thân thuộc của ngụy còn nhỏ tuổi và Lê Thiện Anh khinh thường thả dòng dõi ngụy, Trần Văn Tha tri tình mà cố ý tha, cộng 14 tên phạm đều phải án chém nhưng được giam đợi lệnh. Lại phát vãng làm quân, làm nô lệ, và bị tội đồ, tội lưu tất cả hơn 40 tên phạm. Còn bao nhiêu đều tha”.(Đại Nam Thực lục Chính biên, Đệ nhị kỷ, quyển LXXIII, Bản dịch, tập X, Nxb Khoa học, Hà Nội 1964, tr.258-259)

Và đoạn Liệt truyện trích trên theo bản dịch của Thuận Hoá như sau: “Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) bắt được con Nhạc là Văn Đức, Văn Lương, cháu là Văn Đâu (con Văn Đức) đều đem chém ngang lưng. Bấy giờ dòng giống Tây Sơn không còn sót một người nào nữa”. (Bản dịch Đại Nam Liệt truyện, tập 2, Nxb Thuận Hoá, Huế 1993, tr. 539)

Nguồn: https://goo.gl/RX3i4N

Xem nhiều tài liệu tại: https://goo.gl/bgu4qt

Tất tần tật những gì cần biết về công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài Đà Nẵng.

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/4/2016, đến với Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, bạn sẽ được trải nghiệm tắm tiên ONSEN đúng chuẩn phong cách Nhật Bản lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Đến công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài Đà Nẵng bạn sẽ cảm nhận được cái nóng của nước khoáng và cái lạnh của suối đầu nguồn và không gian tuyệt đẹp.

Đôi nét về công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài Đà Nẵng

Nhắc đến suối khoáng nóng, ta thường hình dung đến cả một bầu trời rực lửa và không thích hợp với khí hậu miền Trung vốn nắng nóng khắc nghiệt. Nhưng đến với Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài bạn sẽ được trải nghiệm một cảm giác đầy khác biệt, khi được hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn của khu bảo tồn Bà Nà Núi Chúa và những dòng suối lạnh. Và cũng chỉ nơi đây bạn mới có thể cảm nhận được cái nóng của nước khoáng và cái lạnh của suối đầu nguồn thật sự rõ nét.


Không gian xanh gần gũi với thiên nhiên

Nằm tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa, thôn Phú túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài có thể nói là một tuyệt tác mà thiên nhiên ban tặng cho thủ phủ của miền Trung Việt Nam. Giữa thành phố biển nhưng nơi đây lại mang một khí hậu đặc trưng của Bà Nà với 4 mùa trong ngày. Cái lạnh đặc trưng của khí hậu Bà Nà khi hoàng hôn buông xuống được hòa quyện với dòng khoáng nóng từ độ sâu hàng ngàn mét dưới lòng đất, xuất lộ, phun trào qua những khe đá, tạo nên những làn khói vừa huyền ảo, vừa lãng mạn, nên thơ. Suối khoáng nóng tại Núi Thần Tài được khởi nguồn từ đỉnh thiêng Bà Nà và được bao bọc bởi hai bên núi Thanh Long, núi Bạch Hổ và phát lộ tại long huyệt thôn Phú Túc. Suối khoáng nóng được tìm thấy như một cơ duyên cho thành phố Đà Nẵng tại thời điểm mà những sản phẩm du lịch sông, núi, biển đã được phát triển và trở nên phổ biến.


Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, bạn sẽ cảm nhận được cảnh sắc tươi đẹp, hòa mình vào dòng nước khoáng ấm áp để tận hưởng sự thư thái và dễ chịu.

Khu du lịch suối khoáng nóng Núi Thần Tài có gì đặc sắc:

Dịch vụ nghỉ dưỡng suối khoáng nóng được xem là một sản phẩm khác biệt mang lại những trải nghiệm thú vị và góp phần tái tạo năng lượng, bổ sung khoáng chất. Chính vì thế, bạn không còn phải lo lắng vì làn da khô sau khi ngâm mình trong làn nước biển, ngược lại, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi trẻ, “thanh mát” bởi những khoáng chất cần thiết cho cả làn da và cơ thể đã được bổ sung qua làn nước khoáng nóng tự nhiên.

Đặc biệt, đối với các bạn nữ thì nhu cầu làm đẹp luôn được đặt lên hàng đầu. Giữa vô vàn các loại mỹ phẩm chăm sóc sắc đẹp, bạn không dễ gì có thể chọn được một loại ưng ý với làn da của mình. Trong khi đó, tắm khoáng nóng được xem là liệu pháp làm đẹp tự nhiên, an toàn và phù hợp với tất cả làn da nhạy cảm của phái đẹp. Dừng chân tại Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài, bạn sẽ cảm nhận được cảnh sắc tươi đẹp, hòa mình vào dòng nước khoáng ấm áp để tận hưởng sự thư thái và dễ chịu.


Tắm khoáng nóng theo văn hóa Nhật Bản mà thường được gọi là tắm ONSEN (tắm tiên)

Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài được thiết kế xây dựng với vật liệu gần gũi với thiên nhiên. Những bồn tắm được làm hoàn toàn bằng những khối đá tự nhiên do những nghệ nhân làng đá Non Nước dày công cắt gọt, tạo thành. Lần đầu tiên tại Việt Nam, có những sản phẩm tắm khoáng cùng với trà, rượu, cà phê, sữa, bùn và đặc biệt là tắm khoáng nóng theo văn hóa Nhật Bản mà thường được gọi là tắm ONSEN (tắm tiên).

Khu vực tắm Onsen được bao bọc bởi hai dãy núi Thanh Long và Bạch Hổ, phía sau là núi tổ Bà Nà, hai bên là con suối tụ nước trước mặt. Đây là vị trí đắc địa đầy lộ khí. Điểm nhấn của dự án chính là Tháp Onsen được xây dựng mô phỏng kiến trúc Nhật và được chuẩn hóa theo quy trình nghiêm ngặt của tỉnh Beppu, nơi quê hương của suối khoáng nóng trên thế giới.


Tháp Onsen được xây dựng mô phỏng kiến trúc Nhật

Đến với Công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài bạn sẽ được hưởng những dịch vụ từ đội ngũ chuyên nghiệp, điều hành bởi những chuyên gia đến từ Nhật Bản, nơi được mệnh danh là quê hương của nước khóang nóng. Riêng với du khách Việt Nam, đây sẽ là một trải nghiệm du lịch quốc tế ngay giữa lòng Đà Nẵng, mang lại cho bạn những cảm giác khác biệt không đơn thuần chỉ là tắm khoáng nóng.



Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài chính thức được đưa vào hoạt động vào ngày 25/4/2016 với các hạng mục Giai đoạn 1 bao gồm: Tháp Onsen, Khu vực tắm khoáng nóng, nhà tắm khoáng nóng VIP, khách sạn cao cấp, khu vực tắm bùn, tắm trà, tắm cà phê, tắm sữa, Khu vui chơi thiếu nhi, Động Long Tiên với dòng sông lười ấn tượng, hệ thống karaoke hiện đại, nhà hàng sang trọng, đẳng cấp, hệ thống cửa hàng lưu niệm, khu vực tâm linh và rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn khác.
Giá vé vào cổng suối khoáng nóng Núi Thần Tài

Giá vé vào cửa công viên Suối khoáng nóng Núi Thần Tài là 200.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em, trẻ dưới 1m được miễn phí vé vào cửa.

Các dịch vụ bao gồm: Tắm Khoáng tại hồ khoáng ngoài trời, các trò chơi nước, hồ bơi, trượt phao sông Lười, tham quan các hạng mục sắp ra mắt, đưa đón miễn phí bằng xe điện buggy có kèm hướng dẫn viên.

Các dịch vụ ăn uống và nghỉ trưa :

8k cho một quả trứng được luộc bằng hồ khoáng tự nhiên
200k/buffet 100 món Việt
800k/bungalow nghỉ trưa 6 người (gồm 2 giường, 1 tủ đựng đồ, 1 hồ mini) -> Khuyến mãi đến hết 15/5 chỉ còn 400k cho 1 bungalow
Một số hình ảnh tại công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài:












Nguồn: https://goo.gl/BxOujp
Xem nhiều tài liệu hơn tại đây: https://goo.gl/bgu4qt