Tượng Thập bát La Hán tại chùa Linh Ứng Đà Nẵng |
Khi nhắc đến thập bát La Hán là ý chỉ 18 vị La Hán trong Phật giáo vĩnh viễn ở lại thế gian hộ Pháp, bao gồm 16 vị La Hán ban đầu và 2 vị được thêm vào sau này. Tất cả họ đều là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Xem thêm:
Đến đời nhà Thanh, khi người đời tạc tượng 16 vị La Hán, xuất phát từ lòng tôn kính nên đã đem Khánh Hữu tôn giả và đại sư Huyền Trang thêm vào thành 18 vị. Nhưng vào năm Thanh Càn Long, Hoàng đế đã xác định vị La Hán thứ 17 và 18 là: La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ. Đến thời điểm ngày nay, 18 vị La Hán được xác định cuối cùng gồm những vị sau:
1. Vị La Hán thứ nhất – Tôn giả Bạt La Đọa
Tọa Lộc La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông vốn là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà. Sau khi xuất gia, ông thường cưỡi hươu về cung khuyên bảo quốc vương xuất gia. Sau này quốc vương thoái vị nhường ngôi cho Thái tử và đi tu. Vì vậy, ông được người đời gọi tên là “Tọa Lộc La Hán”.
2. Vị La Hán thứ hai – Tôn giả Già Phạt Tha
2. Vị La Hán thứ hai – Tôn giả Già Phạt Tha
Hỉ Khánh La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông nguyên là một nhà hùng biện của Ấn Độ cổ đại. Có người từng hỏi ông: “Thế nào là vui?” Ông giải thích rằng: “Từ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác mà cảm nhận được vị của niềm vui.” Người ta lại hỏi ông: “Thế nào là khánh (mừng)?” Ông trả lời rằng: “Không do tai mắt mũi miệng tay mà cảm thấy vui thì đó là khánh, ví dụ như thành tâm hướng Phật, tâm cảm nhận thấy Phật thì vui.” Cho nên, người đời gọi ông là Hỉ Khánh La Hán.
3. Vị La Hán thứ ba – Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà
Cử Bát La Hán(Ảnh: Internet) |
Ông là một vị hòa thượng hóa duyên. Phương pháp hóa duyên của ông không giống người khác mà là ông giơ bát lên cao để hướng về người xin ăn. Sau này thế nhân gọi ông là Cử Bát La Hán.
4. Vị La Hán thứ tư – Tôn giả Tô Tần Đà
Thác Tháp La Hán (Ảnh: Internet) |
5. Vị La Hán thứ năm – Tôn giả Nặc Cự La
Tĩnh Tọa La Hán (Ảnh: Internet) |
Vị La Hán này vốn là một võ sĩ. Sau khi xuất gia, Sư phụ vì muốn ông vứt bỏ tính cách lỗ mãng khi xưa nên bắt ông ngồi tĩnh tọa. Khi ông ngồi tĩnh tọa liền hiện ra thể trạng đại lực sĩ, đây là lý do người đời sau gọi ông là “Tĩnh Tọa La Hán”.
6. Vị La Hán thứ sáu – Tôn giả Bạt Đà La
Quá Giang La Hán (Ảnh: Internet) |
Vị La Hán này vốn là một người bồi bàn của Phật Tổ, quản việc tắm rửa của Phật Tổ. Mẹ của ông sinh ông ở dưới gốc cây Bạt Đà La – một loài cây quý hiếm của Ấn Độ, nên đặt tên ông là Bạt Đà La. Sau này ông đi thuyền vượt sông vượt biển để truyền bá Phật giáo nên có tên là “Quá Giang La Hán”.
7. Vị La Hán thứ bảy – Tôn giả Già Lực Già
Kỵ Tượng La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông vốn là một vị thuần phục voi. Bởi vì năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa. Vì vậy, người đời gọi ông với cái tên là Kỵ Tượng La Hán.
8. Vị La Hán thứ tám – Tôn giả Phật Đà La
Tiếu Sư La Hán. (Ảnh: Internet) |
Ông nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt. Sau khi xuất gia ông từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, có hai con sư tử đi đến bên ông cảm kích ông đã buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai con sư tử bên mình nên mọi người gọi ông là “Tiếu Sư La Hán”.
9. Vị La Hán thứ chín – Tôn giả Tuất Bác Già
Khai Tâm La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc. Khi người em của ông muốn tranh đoạt ngôi vua với ông, ông nói: “Trong tâm ta chỉ có Phật, chứ không có Vương vị.” Hơn nữa, ông còn mở lồng ngực của mình ra, người em nhìn thấy quả nhiên trong tim ông có một vị Phật nên không làm loạn nữa. Cũng vì thế mà người đời gọi ông là “Khai Tâm La Hán”.
10. Vị La Hán thứ mười – Tôn giả Bạn Nặc Già
Thám Thủ La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông là người con được sinh ra ở ven đường. Ông là anh trai ruột của vị La Hán Khán Môn. Mỗi khi ngồi đả tọa xong, ông liền giơ hai tay lên đầu và thở dài một hơi, nên sau này được người đời gọi là “Thám Thủ La Hán”.
11. Vị La Hán thứ mười một – Tôn giả La Hỗ La
11. Vị La Hán thứ mười một – Tôn giả La Hỗ La
Trầm Tư La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông là người con trai duy nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo cha đi xuất gia làm một trong 10 đại đệ tử của Phật Đà. Ông được người đời gọi là “Trầm Tư La Hán”.
12. Vị La Hán thứ mười hai – Tôn giả Na Già Tê
12. Vị La Hán thứ mười hai – Tôn giả Na Già Tê
Oạt Nhĩ La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông vốn là một nhà lý luận. Vì luận “nhĩ căn” mà nổi tiếng thế nhân. Cái gọi là “nhĩ căn” chính là một trong số lục căn bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Lục căn là khí quan chủ yếu để chúng ta nhận thức thế giới. Muốn thành Phật, lục căn phải thanh tịnh. Trong lục căn thì nhĩ căn sinh ra nhận thức. Cho nên nhĩ căn thanh tịnh là quan trọng nhất. Bởi vì vị La hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên khi tạc tượng trong Phật giáo thường đắp hình dáng của ông thành hình nhĩ căn. Vì vậy, người đời gọi ông là “Oạt Nhĩ La Hán”.
13. Vị La Hán thứ mười ba- Tôn giả Nhân Già Đà
Bố Đại La Hán (Ảnh: Internet) |
14. Vị La Hán thứ mười bốn- Tôn giả Phạt Na Ba Tư
Ba Tiêu La Hán (Ảnh: Internet) |
15. Vị La Hán thứ mười năm – Tôn giả A Thị Đa
Trường Mi La Hán (Ảnh: Internet) |
16. Vị La Hán thứ mười sáu – Tôn giả Hán Đồ Bạn Trá Già
Khán Môn La Hán (Ảnh: Internet) |
17. Vị La Hán thứ mười bảy – Tôn giả Vi Khánh Hữu
Hàng Long La Hán (Ảnh: Internet) |
18. Vị La Hán thứ mười tám – Tôn giả Vi Tân Đầu Lô
Phục Hổ La Hán (Ảnh: Internet) |
Ông vốn là một tăng nhân. Bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ đói bụng. Thế là, ông liền đem phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục. Đây cũng là lý do mà mọi người gọi ông là “Phục Hổ La Hán”.
Theo Soundofhope
Mai Trà biên dịch.
Theo Soundofhope
Mai Trà biên dịch.
Nếu bạn quên địa chỉ này hãy lên google gõ "tài liệu thuyết minh du lịch" bạn sẽ thấy trang này đầu tiên.