Wednesday, May 3, 2017

Nguồn gốc và ý nghĩa của việc thờ Ông Thần Tài và Ông Địa của người Việt

Trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam chúng ta ai cũng hiểu thờ Thần Tài và Ông Địa. Để cầu mong sự bình an và tài vận. Đối với những người kinh doanh thì việc ngay tại nhà hay trụ sở công ty nhất định phải có bàn thờ Thần Tài Và Ông Địa. Tuy nhiên nguồn gốc và ý nghĩa của việc tại sao phải thờ Thần Tài và Ông Địa thì chắc chắn không phải ai cũng biết.



Thần Tài và Ông Địa

Ở Việt Nam, tín ngưỡng Thần tài gắn liền với Thổ địa. Hầu như không có sự phân biệt rạch ròi giữa hai vị thần có nguồn gốc từ Trung Hoa. Đến khoảng thế kỷ 19, việc tách lập thành hai vị mới bắt đầu được nhấn mạnh ở Việt Nam. Bây giờ khắp nơi người ta thờ Thần tài và Thổ địa như cặp song sinh.

Gốc rễ của nền văn hóa dựa vào ngũ hành tương sinh. Thổ sinh kim. Thần tài thuộc mạng kim và hành kim; Thổ địa thuộc mạng thổ, đại trạch thổ. Không có quặng kim loại nào tồn tại ngoài lòng đất, nói đến Thần tài là nói đến tiềm năng của Thổ địa.

Thần đất kéo theo Thần tài, tiềm năng mở ra hiện thực, đầu tư dẫn đến kết quả. Nhân và quả hoạt động song hành với nhau dưới sự hỗ trợ của yếu tố nhân duyên thích hợp. Mổ xẻ ý nghĩa biểu tượng từ góc độ nhân quả đạo Phật thì giá trị văn hóa đó như niềm tin mê tín. Cần tháo gỡ hình ảnh vị thần ban cho con người phúc lộc, gia tài, sự nghiệp, công danh và tiền bạc.
Tín ngưỡng

Thần tài không phải đơn nhất. Trải qua gần 1.000 năm, người Trung Quốc thờ ba vị Thần tài khác nhau là Thần tài Bạch Tinh Quân, Thần tài Âm Phủ và Thần tài Lưu Hải. Theo học thuyết nhân quả Phật giáo, các vị Thần tài là không có thật. Nhân quả thiện ác có thật.

Muốn giàu sang phú quý nên làm nhiều việc lành với động cơ vô ngã và vị tha. Thay vì cầu nguyện Thần tài gia hộ cho bản thân và gia đình. Tốt nhất là dùng việc thiện cao thượng làm vệ sĩ và hộ pháp. Không trở ngại nào có thể làm dao động tâm ta được. Do đó nhân dịp Xuân về, khi nói đến Thần tài gõ cửa là nói về thiện chí làm lành gõ cửa tâm chúng ta.

Thần tài Bạch Tinh Quân

Tên gọi đầy đủ là Kim Thần tài Bạch Tinh Quân, Kim Thần là vị thần vàng bạc, tài bạch. Chỉ cho sự giàu sang phú quý, Tinh Quân là vị quán quân ở trên trời làm nhiệm vụ quán sứ các vì sao. Và trưởng quản của cải tài lộc cho con người.

Hình ảnh vị Thần tài Bạch Tinh Quân có gương mặt trắng. Với bộ râu dài, tay trái cầm thỏi vàng nguyên bảo, tay phải cầm quyển sách với bốn chữ là “Thần Tài Tiến Bảo”. Đó là vị Thần tài mang tiền bạc, ngọc ngà châu báu đến tặng cho ta.

Nguồn gốc

Thần tài Bạch Tinh Quân có sự tích từ vị tướng tài ba lỗi lạc tên là Phạm Lãi. Ông phò Việt Vương Câu Tiễn suốt nhiều năm nằm gai nếm mật. Về sau chiến thắng giành được chủ quyền độc lập quốc gia và trả thù được Ngô Phù Sai. Đến khi thời bình, Phạm Lãi từ quan, về ở ẩn cùng với sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành của nàng Tây Thi. Vân du khắp chốn và cuối cùng về trú ngụ ở vùng Ngũ Hồ, nơi thôn ấy có tên là Đào.

Kể từ đó, người ta đặt biệt danh cho ông là Đào Công, ông trở thành thương buôn giàu sang phú quý. Sau khi ông qua đời, người ta làm hình tượng ông để tôn thờ, trong đó có đề bốn chữ “Đào Công Phất Nghiệp”, nghĩa là Phạm Lãi ở làng Đào nổi tiếng về cơ nghiệp giàu sang, phú quý sau cuộc chinh chiến thành công.

Cuộc đời

Phạm Lãi từ vị tướng tài ba, sau đó trở thành thương buôn giàu sang. Phất lên cơ nghiệp khiến nhiều người hy vọng nếu chịu khó nỗ lực chân chính như ông. Thì tương lai giàu sang tốt đẹp nằm trong lòng bàn tay. Ý nghĩa của vị thần này là mang hòa bình, giàu sang, thịnh vượng. Đến cho công việc làm ăn và kinh doanh.

Theo Phật giáo, năm nào cũng có sự kiện thuận và nghịch. Tháng nào cũng có sự kiện đáng nhớ và quên, ngày nào cũng có lúc vui và buồn. Tốt xấu, may rủi, thuận nghịch, thăng trầm luôn diễn ra với mỗi con người. Trong các giai đoạn của năm tháng, ngày giờ, ta để ý thì nhớ và không quan tâm thì quên.

Khi mê tín, con người có khuynh hướng gắn kết các chuyện vui buồn với các vì sao. Từ đó tạo ra sợ hãi và ám ảnh. Chỉ cần sự cố nhỏ xảy ra. Họ có thể nhớ vanh vách và vội kết luận rằng mình đã bị sao xấu chiếu mệnh. Ngược lại, trong năm đó có những sự kiện tốt diễn ra thì người ta lại chẳng nhớ gì cả.

Hoặc thậm chí vào những năm được khẳng định rõ có sao tốt chiếu mệnh. Không ít người vẫn gặp nhiều chuyện xui xẻo và rủi ro xảy đến. Thế mà họ không mảy may để ý hoặc quan tâm. Điều đó cho thấy ý thức về sự không có mặt của sự kiện thì việc cường điệu hóa về nó được phá vỡ. Lúc đó con người có khuynh hướng xem mọi việc diễn ra chỉ là điều bình thường.

Niềm tin

Sao chiếu mệnh làm con người thất điên, bát đảo sống trong lo âu, sợ hãi. Chính điều này gây cho con người nhiều bệnh tật và vẫy tay chào với những cơ hội đầu tư. Do đó muốn có tài bạch, theo Phật giáo ta nên sống cuộc đời chân chính, lập nghiệp có phương pháp. Đầu tư đúng cách, hành động cao thượng, lời nói chuẩn mực và uy tín. Lúc ấy, không cần cầu nguyện, phước lộc vẫn đến như kết quả tất yếu của những hạt giống lành.
Thần tài Âm Phủ

Thần tài Âm Phủ có hình thù là vị phán quan với gương mặt đen sạm. Bộ râu rậm rạp, tay cầm chiếc roi cưỡi trên lưng con cọp đen. Đầu đội chiếc mũ ống cao đề bốn chữ “Nhất Kiến Phát Tài” (Khi nhìn thấy là phát tài ngay). Bởi người Trung Hoa rất tin về điều này.

Nguồn gốc

Có một vị quan nổi tiếng ở Trung Hoa đời nhà Tần, tên là Triệu Công Minh. Sau khi từ quan, ông ở ẩn tu trên núi Trung Sơn, Trung Nam. Khi chứng đạo, ông được phong là Chánh Nhất Quyền Đàng Nguyên Soái với chức năng trừ ôn dịch, bệnh tà, giải oan ức, cầu tài lộc, ai muốn có nhiều tiền bạc, đầu tư đến đâu trúng đến đó thì hãy đến vay tiền của Thần tài Âm Phủ, mua đất đai hoặc nhà cửa với hy vọng đầu tư một mà thành quả mười.

Tình trạng đầu cơ, tích trữ mà không hiểu biết về kinh tế thị trường như nhân quả kinh tế trong thời hiện đại này thì nhiều người dễ trắng tay. Chẳng hạn đầu tư vào thị trường chứng khoán là ví dụ điển hình. Không nắm vững quy luật mà đầu tư vào thì xem đây là trò chơi đen đỏ đầy rủi ro, không phải điều mà Phật tử hy vọng và hướng đến. Có thắng đi chăng nữa thì đó là đồng tiền mồ hôi, nước mắt, sụp đổ và cái chết của những người thua cuộc.

Niềm Tin

Người Trung Hoa quan niệm cõi âm là vĩnh hằng, cõi dương chỉ là cõi tạm nên có thành ngữ “Sanh ký tử quy”, nghĩa là “Sống gởi thác về”. Khi người qua đời được gọi “Về nơi chín suối” hoặc “Yên nghỉ nghìn thu”, thực tế những ai yên nghỉ nghìn thu, gởi lại phần hồn dưới lòng đất thì người đó thiệt thòi và khổ đau.

Đạo Phật gọi đó là “ngạ quỷ” bị đói khát về cảm xúc, tình yêu, tình thương, sự hưởng thụ và tất cả mọi thứ liên hệ đến các giác quan. Quan niệm về cõi âm vĩnh hằng mà các vị Pha-rao (vua cai trị Ai Cập) ngày xưa cho xây các kim tự tháp nguy nga tráng lệ, nghĩ rằng sau khi chết sẽ sống trường cửu vĩnh hằng ở dưới nên chôn sống theo nhiều cung tần, mỹ nữ, hoàng hậu và những người được ông sủng ái.

Sau này, người Trung Hoa cải biên làm thành hình nộm, hình giấy, tiền bạc cũng được đổi thành tiền giấy gọi là giấy vàng mã. Cho dù có cải biên nhưng hình ảnh bất nhân, nhẫn tâm chôn sống những người thân thuộc của mình là điều không nên.

Những tín ngưỡng tôn giáo về Thần Tài

Trong nghi thức lễ tang của Phật giáo thường cầu mong hương linh sớm được siêu sanh, thoát hóa, rũ bỏ cõi đời, không tiếc thân phận cùng gia tài, sự nghiệp, tình cảm để theo nghiệp tái sinh làm lại con người. Những phong tục tập quán đó không giúp ích gì cho người quá cố được siêu thoát, trái lại còn làm cho họ nặng lòng, khó siêu sinh.

Thực tế có người bảo thấy người thân về báo mộng. Dặn dò phải cúng giấy tiền vàng mã cho họ bớt lạnh lẽo. Để họ có tiền mãi lộ các quan dưới âm cung; bằng không đời sống của họ rất khốn khổ.

Điều này hoàn toàn do tưởng tượng, người còn sống có thói quen mê tín dị đoan. Thì khi chết nếu chưa siêu, họ bị tình trạng mê tín dị đoan y hệt như thế. Dĩ nhiên, khi ta bày biện các phẩm vật, hương hoa, giấy tiền vàng mã đốt cúng vẫn có giá trị về mặt tâm lý.

Người chưa siêu khi nhìn thấy như thế họ cảm thấy vui. Điều đó thể hiện sự quan tâm và tình thương của người sống dành cho người quá cố.

Hãy làm từ thiện

Đạo Phật dạy hãy thể hiện điều này bằng cách thức khác. Nghệ thuật hơn để người chết không bị vướng trong cảnh giới ngạ quỷ. Người sống không tạo nghiệp tiêu phí tài sản. Cho dù ta có cầu Thần tài gõ cửa cũng không thể nào có.

Có tiền bạc mà không tiêu xài, không làm từ thiện, không giúp người, cứu đời. Thì về sau phải nhận hậu quả là của cải, gia tài bị thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn thiêu đốt sạch. Hoặc con cái trong gia đình làm tổn thất.

Thần tài Lưu Hải

Đây là hình ảnh chàng trai trẻ tuổi tay cầm sợi dây ngũ sắc có buộc cóc ba chân. Trên vai có sợi dây buộc theo những quả trứng đính kèm hàng loạt đồng tiền vàng. Văn hóa Trung Hoa xem cóc là biểu tượng của nguồn tài nguyên tiền bạc bởi trong chữ Hán có sự đồng âm dị từ. Cóc có âm đọc là “thềm”, “thềm” và “tiền” lại được đọc cùng âm. Từ đó nó mang ý nghĩa phất lên, dẫn khởi niềm hy vọng về phát đạt.

Nguồn gốc

Lưu Hải tương truyền là con của tể tướng Lương Thái Tổ, Triều đại Lương Thái Tổ năm 907- 926. Sau khi từ quan, ông sống ẩn tu và được Lữ Đồng Tân. Một trong tám vị tiên truyền bí pháp luyện vận hoàn trở thành thuốc đan linh trường sinh bất tử. Cuối cùng ông thành công phương pháp luyện đơn. Khi thờ Thần tài Lưu Hải, người ta nghĩ đến yếu tố phúc lộc trường tồn vĩnh hằng.

Ba vị Thần tài mang ý nghĩa khác nhau dù ở thời đại nào. Con người ước muốn trong lĩnh vực kinh tế được thịnh vượng. Trên cơ sở đó thiết lập niềm vui và hạnh phúc về phương diện vật chất. Ý niệm mơ ước giàu sang, phú quý của con người cần thiết và chính đáng, ta nên giữ lại. Cách thức thực hiện nên dựa vào thuyết nhân quả đạo đức của Phật giáo.

Quan niệm Thần tài được nắn bằng đất hoặc kim loại có thể ban cho con người tài lộc là niềm tin. Không có cơ sở khoa học và nhân quả. Quan niệm về vị Thần tài ban phước lộc cho con người chỉ là mơ ước đặt trên nền tảng của lòng tham mà theo đạo Phật. Có ước muốn chân chính là tốt. Không biết cách gieo nghiệp tương thích thì thất vọng, chán chường, chẳng có kết quả như mong đợi. Do đó nên hiểu nhân quả quyết định mọi thứ trên đời.

Nguồn: https://xoinongtv.com/nguon-goc-va-y-nghia-cua-viec-tho-ong-than-tai-va-ong-dia-cua-nguoi-viet.html