Monday, July 31, 2017

Tại sao đồng tiền Đôla Mỹ lại có dòng chữ “In God We Trust”?


Dòng tiêu ngữ trên đồng tiền Mỹ. Ảnh: Liberty News Now.
Vào ngày này (30/7) cách đây 61 năm, cụm từ “In God We Trust” (tạm dịch: “Chúng ta tin Chúa”) trở thành tiêu ngữ quốc gia Mỹ.

Xem thêm: Tài liệu thuyết minh về văn hóa Chăm tại Việt Nam
                           - Click tham gia Hội Hướng Dẫn Viên Du Lịch Đà Nẵng nếu bạn hoạt động tại Miền Trung.
                          - Click tham gia GROUP Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch dành cho Hướng dẫn viên.

Ai đã từng cầm một tờ đô-la Mỹ trên tay đều dễ dàng nhìn thấy dòng chữ này. Vì sao một nhà nước thế tục như Mỹ lại sử dụng dòng chữ mang đầy tính tôn giáo này làm tiêu ngữ quốc gia?

“Chúng ta tin Chúa” bắt nguồn từ bài thơ Lá cờ sao lấp lánh được luật sư Francis Scott Key viết trong Cuộc chiến Anh-Mỹ năm 1812. Bài thơ này được nhà soạn nhạc John Stafford Smith phổ nhạc, và vào năm 1931, đã chính thức trở thành Quốc ca Hoa Kỳ.

Một đạo luật của Quốc hội vào năm 1864 đã cho phép khắc dòng chữ này trên đồng hai xu sau khi có rất nhiều người dân đưa ra đề xuất. Người đi đầu trong nỗ lực này là mục sư M. R. Watkinson của bang Pennsylvania.

Theo thông tin từ Bộ Ngân khố Hoa Kỳ, mục sư M. R. Watkinson cho rằng, khi Cuộc chiến Nam – Bắc trở nên khốc liệt hơn, đại bộ phận người dân miền Bắc cảm thấy họ cần phải được tiếp sức niềm tin để tiếp tục chiến đấu.

Niềm tin của họ, theo Watkinson, chính là God. God ở đây được hiểu là Chúa trời, hay Thượng đế. Nhiều người Mỹ tin rằng Chúa trời đã bảo vệ nước Mỹ từ những năm đầu lập quốc, nhờ vậy, cho dù đã từng trải qua nhiều cuộc chiến ác liệt, Liên bang Hoa Kỳ (the Union) vẫn tồn tại.

Bài thơ Lá cờ sao lấp lánh đã truyền cảm hứng đặc biệt cho người dân miền Bắc. Lý do là nó ra đời sau khi tác giả chứng kiến pháo đài McHenry tại thành phố Baltimore, bang Maryland vẫn ngoan cường chiến đấu và không thất thủ, dù bị quân đội Anh tấn công dữ dội vào đêm 18/6/1812.

Francis Scott Key hoàn thành bài thơ vào năm 1814, và ông đã viết:

“Hãy cùng ca tụng quyền lực nào đã làm nên và bảo toàn Tổ quốc ta! Chiến thắng rồi sẽ đến với những ai mang lý tưởng của sự công bình. Hãy lấy điều này mà làm tiêu ngữ, ‘Chúng ta tin Chúa’!”

Và theo mục sư Watkinson, niềm tin của các binh sĩ trong cuộc chiến Anh – Mỹ cũng chính là niềm tin của người miền Bắc trong thời kỳ Nội chiến, rằng Chúa đứng về phía họ, như đã từng đứng về phía cha ông họ trong những cuộc chiến trước, và sẽ giúp họ chiến đấu bảo vệ một nước Mỹ toàn vẹn.

Đến tháng 3/1865, khi Nội chiến sắp kết thúc, Quốc hội Mỹ tiếp tục ban hành một đạo luật nữa, cho phép tiêu ngữ này được khắc trên tất cả các đồng tiền kim loại. Ngay sau khi Nội chiến chấm dứt, từ năm 1866 trở đi, tiêu ngữ này đã bắt đầu xuất hiện trên các đồng xu Hoa Kỳ.

Tiến vào thập niên 1950, cuộc chiến chống lại ý thức hệ cộng sản dâng cao tại Mỹ. Một số người dân cho rằng, việc xác quyết niềm tin vào tôn giáo một lần nữa cần được đề cao để khẳng định Hoa Kỳ là một đất nước có niềm tin tôn giáo, trái ngược với tư tưởng vô thần của những người cộng sản. God đến lúc này được họ hiểu là đấng tối cao nói chung của các tôn giáo, chứ không riêng tôn giáo nào.

Vì vậy, ngày 11/7/1955, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã ký ban hành Đạo luật H.R.619, và kể từ năm 1957 trở về sau thì không chỉ các đồng xu, mà tất cả các đơn vị tiền tệ của Hoa Kỳ sẽ đều in dòng chữ “In God We Trust”.

Ngày 30/7/1956, tiến thêm một bước, Tổng thống Eisenhower lại ký ban hành Đạo luật P.L.84-140, chính thức công nhận dòng chữ “In God We Trust” là tiêu ngữ quốc gia của Hoa Kỳ.

Luật sư Francis Scott Key, tác giả bài thơ “Lá cờ sao lấp lánh”, sáng tác năm 1812, sau này được phổ nhạc thành Quốc ca Hoa Kỳ. Ảnh: Maryland Public Television.

Có trái ngược với Hiến pháp không?

Ngay từ những ngày đầu tiên khi “In God We Trust” trở thành tiêu ngữ quốc gia, nó đã bị phản đối.

Những người ủng hộ một nhà nước thế tục tuyệt đối (secularists) cho rằng nó vi phạm Tu chính án thứ Nhất của Hiến pháp Mỹ, vốn ngăn cấm Quốc hội ban hành bất kỳ đạo luật nào tôn vinh một tôn giáo nào hay cấm đoán quyền tự do tôn giáo của người dân.

Hầu hết những người cho rằng tiêu ngữ này vi hiến đều dựa vào lập luận của Thomas Jefferson, là một trong những tổ phụ cổ xúy cho việc Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ phải tuyệt đối trở thành một nhà nước thế tục.

Trong bức thư gửi Hội thánh Danbury năm 1802, Jefferson đã giải thích lý do vì sao ông ủng hộ việc phân chia rõ ràng giữa quyền lực nhà nước và thần quyền của một tôn giáo.

“Tôi, cũng như quý vị, tin rằng tôn giáo là vấn đề riêng tư giữa một cá nhân và Thượng đế, rằng một người không cần phải giải thích với bất kỳ ai về niềm tin hay cách thức mà anh ta thờ phụng, và rằng các quyền lực chính đáng của một nhà nước chỉ có thể vươn đến các hành vi của một người chứ không phải là những suy nghĩ của anh ta.

Tôi đoan chắc, với chủ quyền nhân dân đáng kính mà người dân Hoa Kỳ đã dùng để tuyên bố rằng, cơ quan lập pháp của họ sẽ ‘không tạo ra những luật lệ chỉ tôn vinh sự thiết lập của một tôn giáo, hay cấm đoán quyền được có tự do tín ngưỡng’, là chính người dân đã dựng lên một bức tường phân cách giữa Nhà nước và Tôn giáo” – Thomas Jefferson (1802).

Theo Giáo sư Công pháp Jesse H. Choper của Đại học Luật Berkeley, bang California, Tu chính án thứ Nhất thường được các án lệ diễn giải là Hiến pháp không cho phép nước Mỹ có quốc giáo (national religion) và cũng nghiêm cấm chính quyền liên bang dùng ngân sách quốc gia để ủng hộ việc thiết lập hoặc vận hành của bất kỳ một tôn giáo nào.

Vào năm 1971, trong án lệ Lemon v. Kurtzman, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra ba tiêu chuẩn để giúp xác định một hành vi hay đạo luật của chính phủ có vi phạm Tu chính án thứ Nhất hay không, bao gồm:
- mục đích của nhà nước phải mang tính thế tục (secular purpose),
- kết quả tiên quyết (primary purpose) của hành vi hay đạo luật của nhà nước không thể ủng hộ hay ngăn cấm bất kỳ một tôn giáo nào, và
- không được tạo ra quan hệ đan xen quá mức giữa nhà nước và tôn giáo.

Tự do tôn giáo lại còn có nghĩa là người ta có quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo nào. Những ai phản đối sử dụng “Chúng ta tin Chúa” thì cho rằng, mục đích của việc đưa nó trở thành tiêu ngữ rõ ràng là ý tứ của những người tin vào thần quyền. Vì thế, mục đích của đạo luật này đã mất đi tính thế tục, và là hành vi vi hiến.

Tuy nhiên, tòa án Hoa Kỳ đã không đồng ý với lập luận trên, và tiêu ngữ này vẫn tiếp tục được sử dụng.

Tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa” trên tem Hoa Kỳ thập niên 1960. Nguồn: Shutterstock.

Tòa án nghiêng về phe ủng hộ tiêu ngữ

Trong 61 năm kể từ khi “Chúng ta tin Chúa” trở thành tiêu ngữ quốc gia, đã có khá nhiều vụ kiện phản đối nó. Lần gần đây nhất là vào năm 2016, khi một người theo chủ nghĩa vô thần (atheist), luật sư Michael Newdow, nộp đơn kiện yêu cầu tòa án không công nhận “Chúng ta tin Chúa” là tiêu ngữ quốc gia vì lý do vi hiến.

Nhưng mặc cho các nỗ lực của những người như Michael Newdow, cho đến thời điểm hiện tại, quan điểm của các vị thẩm phán Hoa Kỳ trong các án lệ liên quan vẫn không thay đổi, và nghiêng về phía ủng hộ tiêu ngữ.

Theo các thẩm phán, tiêu ngữ “In God We Trust – Chúng ta tin Chúa”, không phải là một câu văn có ý nghĩa tôn giáo tại Mỹ. Do đó, tiêu ngữ này không vi phạm Tu chính án thứ Nhất.

Ngoài ra, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ liên tục từ chối, cũng như chưa bao giờ xem xét những vụ kiện liên quan đến tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa”.

Và vì thế, hiện nay, án lệ Aronow v. United States (1970) của Toà Phúc thẩm Liên bang Khu vực số 9 có thể được xem là phán quyết có thẩm quyền cao nhất về vấn đề pháp lý này.

Theo án lệ này, “rất hiển nhiên là câu tiêu ngữ quốc gia được in trên các đồng xu và toàn bộ hệ thống tiền tệ của Hoa Kỳ – ‘Chúng ta tin Chúa’ – không có bất cứ mối liên quan gì đến việc thiết lập một tôn giáo nào (làm quốc giáo)”.

Ngoài ra, những gì thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, William J. Brennan Jr., viết trong án lệ Lynch v. Donnelly (1984) – là một vụ kiện liên quan đến lời tuyên thệ trung thành với nước Mỹ (pledge of allegiance) – cũng nói rõ quan điểm chung của các tòa án Mỹ về vấn đề này.

Đó là, ngày nay, các tiêu ngữ như “Chúng ta tin Chúa” hay “Dưới Thiên Chúa” (Under God) đã mất đi màu sắc tôn giáo của nó bởi vì mọi người cứ nhai đi nhai lại những câu nói này theo kiểu học vẹt. Điều này đã khiến chúng không còn được xem là một cách tuyên xưng tôn giáo nữa, mà chỉ còn mang tính hình thức, đủ để xem đó là một phần của nghi lễ dân sự (civil religion).

Thái độ của các thẩm phán cũng đại diện cho số đông dân chúng.

Đến thời điểm hiện tại, đa số người Mỹ vẫn ủng hộ “In God We Trust”, và điều này được thể hiện qua việc Quốc hội Mỹ đã rất nhiều lần tái khẳng định đó chính là tiêu ngữ quốc gia. Lần gần nhất là vào năm 2011.

Vì sao người Mỹ lại có thái độ như vậy?

Ủng hộ tiêu ngữ “Chúng ta tin Chúa” vì lý do lịch sử

Ngoài việc nghe quen tai như các thẩm phán đã chỉ ra ở trên, đa phần những người ủng hộ (hoặc không phản đối) dựa vào lịch sử và bối cảnh ra đời của nó tại Hoa Kỳ, chứ không hẳn bởi vì họ là những người sùng đạo.

Theo thời gian, trong sâu thẳm tâm thức của người Mỹ, ca từ của bài Quốc ca hiển nhiên được xem là một phần của lịch sử đất nước, với một tinh thần rất thế tục chứ không có mục đích tôn giáo nào nữa.

Hơn thế, hoàn cảnh ra đời của tiêu ngữ trong thời kỳ Nội chiến càng giúp người Mỹ khẳng định niềm tin vào sự vẹn toàn của Tổ quốc họ, cũng như lý do để họ tiếp tục bảo vệ quốc gia và những giá trị, di sản ông cha để lại.

Vì vậy, chúng ta có thể phần nào hiểu được vì sao đa số người Mỹ không cảm thấy họ đang tuyên xưng cho một quốc giáo, khi chọn một câu trong bài thơ Lá cờ sao lấp lánh của luật sư Francis Scott Key làm tiêu ngữ quốc gia của mình.

Tác giả: Quỳnh Vy (https://goo.gl/JRdvkf)

Nếu sau này bạn quên địa chỉ này hãy lên google.com.vn gõ từ khóa : "Tài liệu thuyết minh du lịch" sẽ thấy trang này nhé.

Thursday, July 27, 2017

Ngày xưa Triều Nguyễn chống ngập như thế nào?

Kinh thành ở cố đô Huế vốn là vùng đất thấp trũng. Người xưa đã làm những gì để chống ngập cũng là một bài học đáng tham khảo cho chúng ta hôm nay.
Kinh thành Huế trong một cảnh lụt lội

Xem thêm:
 - Bài thuyết minh về thánh địa La Vang

                    - Click tham gia GROUP Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch dành cho Hướng dẫn viên.

Hình do tác giả cung cấp.
Đầu thế kỷ 19, sau khi quyết định chọn Huế để xây dựng kinh đô của nước Việt Nam thống nhất, vua Gia Long đã cho quy hoạch và xây dựng Kinh thành trên nền tảng cũ của Đô thành Phú Xuân.
Đất này vốn được lựa chọn và quy hoạch từ thời các chúa Nguyễn, nhưng mở rộng về cả bốn phía.

Do nằm trên vùng đất trũng thấp của lưu vực sông Hương, vốn thường xuyên bị ngập lụt nên các kiến trúc sư thời Nguyễn đã có sự tính toán rất kỹ để giải quyết vấn đề cấp thoát nước và chống ngập lụt cho Kinh thành.

Ở bên ngoài, cả 4 phía, triều Nguyễn cho đào mới hoặc tu bổ, nắn chỉnh các con sông nhân tạo và tự nhiên để tạo thành các dòng sông vây quanh, vừa tạo nên tuyến hào bảo vệ, vừa tạo ra thế “tứ thủy triều quy” trong phong thủy.

Đào sông, hào

Đó là hệ thống Hộ thành hà (sông hộ thành), gồm sông Hương ở mặt nam, sông Kẻ Vạn ở mặt Tây, sông An Hòa ở mặt Bắc và sông Đông Ba ở mặt đông.

Sát chân thành triều đình lại cho đào hệ thống hào hộ thành, rộng từ 30-40m, để làm lớp phòng vệ thứ hai, đồng thời tạo cho mặt nước lưu thông, chống hiện tượng ngập úng bên ngoài Kinh thành.

Ở bên trong Thành nội, triều Nguyễn đã lợi dụng dòng chảy cũ của sông Kim Long để đào thành một con sông mang tên Ngự Hà, có hình thước thợ, chảy xuyên từ phía tây qua phía đông Kinh Thành, dài hơn 3km, phía tây nối vào sông Kẻ Vạn, phía đông đổ vào sông Đông Ba. Mặt sông rộng trung bình từ 40-60m, sâu khoảng 2m. Đây chính là tuyến sông chính trong mạng lưới thủy hệ bên trong Kinh thành Huế.

Trong kinh thành còn có khoảng 50 hồ ao lớn nhỏ được triều đình xây dựng các hệ thống cống ngầm và cống nổi để nối ra dòng sông này.

Ở hai đầu cống chính phía tây (Tây Thành Thủy Quan) và phía đông (Đông Thành Thủy Quan) đều có cửa ngăn để điều tiết nước, ngăn lũ hoặc thoát lũ vào mùa mưa bão.

Kiểm tra thường xuyên

Để bảo vệ thủy hệ Kinh thành, triều Nguyễn đã ban bố những điều luật rất rõ ràng, cụ thể nhằm bảo vệ nguồn nước, chống lấn chiếm, xả rác có thể gây nên sự ách tắc cho sự thống thoáng của mặt nước các hồ ao và Ngự Hà.

Binh lính của Vệ Hộ thành (đơn vị bảo vệ kinh thành) thường xuyên tuần phòng, kiểm tra và xử lý các hoạt động xâm phạm của dân cư và các đơn vị đồn trú trong Thành nội hay khắc phục các sự cố sạt lở, hư hỏng bờ kè, ách tắc dòng nước do mưa lụt gây nên.

Việc nạo vét Ngự Hà hay hệ thống hào hộ thành cũng thường xuyên được tiến hành để đảm bảo dòng nước luôn luôn được lưu thông.

Nhờ cách quy hoạch khoa học cùng các giải pháp tích cực như vậy nên trong suốt thời gian tồn tại của triều Nguyễn kéo dài gần 1,5 thế kỷ, hiện tượng ngập lụt tại Kinh thành Huế rất ít khi xảy ra, và nếu có xảy ra hiện tượng ngập úng thì thời gian nước rút cũng rất nhanh.

Đây thực sự là bài học kinh nghiệm quý để giải quyết vấn đề ngập lụt đang trở nên phổ biến tại các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay.

TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế

Theo Tuổi trẻ

Tuesday, July 25, 2017

Nguồn gốc và Ý nghĩa của lá cờ phật giáo.

Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn, chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏi thế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền, củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này. Phật giáo cũng không xem nặng hình thứcmàu mè và biểu tượng, như vậy thì lá cờ Phật giáo đã giữ vai trògì và vị trí của nó như thế nào trong bối cảnh của Đạo Phật ngày nay. Suốt hơn hai ngàn năm trăm năm lịch sử Đạo Pháp, lá cờ Phật giáo đã xuất hiện từ lúc nào và ở đâu, ý nghĩa của nó là gì ?

Xem thêm: Vài suy nghĩ về vị vua cuối cùng của Việt Nam: Bảo Đại

Nguồn gốc lá cờ Phật giáo

Lá cờ Phật giáo ta thấy ngày nay ra đời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có ý kiến mang đến cho Phật giáo một lá cờ là một cựu đại tá quân đội Mỹ : Ông Henry Steel Olcoott.

Ông Olcoott đặt chân đến Tích Lan lần đầu tiên vào năm 1879, và ngay sau đó ông trở nên hết sức say mê Phật giáo. Năm 1880 ông trở lại Tích lan và trình lên Ủy ban Phật giáo Colombo đề nghị tạo cho Phật giáo một lá cờ. Hình thức và màu sắc của lá cờ xuất phát từ trí sáng tạo của ông Olcoot, dựa vào sáu vòng hào quang của đức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Lá cờ cũng tượng trưng cho Lục đạo, tức sáu đường tái sinh hay sáu thể dạng của tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.

Lá cờ được chính thức chấp nhận trên đất Tích lan vào dịp Phật đản ngày 28 tháng 4, năm 1885. Tuy nhiên mãi đến ngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đô Colombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, lá cờ ngũ sắc mới được chính thức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

Ngày nay, một lá cờ chung cho toàn thể Phật giáo - biểu tượngcủa Hòa bình, Từ bi và Trí tuệ, không phân biệt màu da và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác - đã phất phới trên lãnh thổ của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ngày 24 tháng 2, năm 1951, tỳ kheoTô Liên, đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại Việt Nam, đi dự hội nghị Colombo đã đích thân đem lá cờ quý báu này về cho quê hương chúng ta.

Xem thêm: - Bài thuyết minh về thánh địa La Vang
                    - Click tham gia GROUP Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch dành cho Hướng dẫn viên.

Hình thức lá cờ


Lá cờ hình chữ nhật, chia đều thành sáu phần theo chiều dọc. Màu sắc gồm các màu của cầu vồng, nhưng chỉ có năm màu được chọn : xanh dương, vàng nhạt, đỏ, trắng, màu cam (hay vàng nghệ), sọc thứ sáu của lá cờ tượng trưng cho sự tổng hợp của các màu vừa kể. Vì thế, sọc thứ sáu lập lại tất cả năm màu, nhưng xếp theo chiều ngang.

Tài liệu liên quan đến lời đề nghị nguyên thủy của ông H.S. Olcoott giải thích về lá cờ do ông đề nghị quả thật là khó tìm. Có thể các tài liệu này vẫn còn được lưu giữ trong văn khố của Tích lan (?). Bài viết này dựa vào một số tư liệu gần đây của Tây phương. Trong các tài liệu ấy, cách giải thích về màu sắc có vẻ kém mạch lạc hoặc dùng những từ không phù hợp với Đạo Pháp cho lắm. Sau đây là tóm lược ý nghĩa tượng trưng của các màu sắc :

1) Màu xanh dương tượng trưng cho « Thiền định ».

2) Màu vàng nhạt tượng trưng cho sự « suy nghĩ đúng », có thể là « Chính tư duy » (?) trong Bát chính đạo.

3) Màu đỏ tượng trưng cho « sinh lực tâm linh » (?).

4) Màu trắng tượng trưng cho « đức tin » (?).

5) Màu cam hay màu nghệ tượng trưng cho « trí thông minh » (?), cũng có thể đây là « Trí tuệ » (?).

6) Màu thứ sáu, tổng hợp của các màu vừa kể, tượng trưng cho « hành vi không kỳ thị ».

Các tài liệu trên đây cũng có thể đã căn cứ vào các lời đề nghị của ông Olcoott (?). Dù sao, lá cờ cũng chỉ là một biểu tượng, và ý nghĩa mà ta gán cho nó là do nơi chúng ta. Ý nghĩa của lá cờ sẽ được luận bàn rộng hơn trong phần thứ hai của bài viết.

Henry Steel Olcoott, ông là ai ?


Ít nhất H.S. Olcoott cũng không phải là một người hoàn toàn vô danh. Ông sinh ngày 2 - tháng 8 năm 1832 tại New Jersey (Hoa kỳ) trong môt gia đình Tin lành rất kỷ cương và ngoan đạo. Ngay từ ngày còn nhỏ cha mẹ ông đã khuyến khích ông quan tâm đến những vấn đề tâm linh. Cha của ông là một thương gia, nhưng vào năm 1951 thì gia đình bị phá sản, và ông phải rời bỏ đại học. Sau một thời gian gián đoạn học hành và sống nhờ họ hàng ở tiểu bang Ohio, ông trở lại đại học và trở thành một chuyên gia canh nông. Ông viết báo và khảo cứu khoa học. Lấy vợ năm 1860, sinh được bốn con, nhưng sau đó hai vợ chồng lại ly dị vào năm 1874.

Khi nội chiến ở Mỹ xảy ra, ông gia nhập quân đội liên bang, giữ những chức vụ hành chính khá quan trọng. Đến năm 1865, ông xin xuất ngũ và quay ra học luật rồi trở thành luật sư. Ông lại tiếp tục viết báo.



Bà Helene Petrovna BLAVATSKY (1831-1891) Ông Henry Steel OLCOOTT (1832-1907) 

Năm 1874 đánh dấu một khúc quanh lớn trong cuộc đời của ông. Năm đó đã 42 tuổi, ông gặp một người phụ nữ rất lạ lùng và đặc biệt và hai người kết bạn với nhau. Đó là bà Helene Petrovna Blavatsky, một phụ nữ gốc người Nga, thuộc một gia đình thật quý phái – có lẽ còn quý phái hơn cả gia đình của Nga hoàng lúc bấy giờ. Bà rất quan tâm đến những vấn đề thần bí, đã từng chu du nhiều nơi trên thế giới, kể cả Ấn độ và Tây tạng và viết khá nhiều sách. Bà Blavatsky và ông Olcoott cùng với một người bạn nữa là William Quan Judge đứng ra thành lập hội Thông thiên học, một truyền thống bao gồm tất cả các tôn giáo. Ông Olcoott được bầu làm chủ tịch của hội này.

Năm 1878, trụ sở chính của hội Thông thiên học được chuyển từ Mỹ về Adyar, một vùng ngoại ô của tỉnh Madras ở Ấn độ. Trụ sở này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Nhưng điều đáng nêu lên hơn hết là ông Olcoott và bà Blavatsky đến Tích lan ngày 16 tháng 5, năm 1880, và được dân chúng thủ đô Colombo tiếp đón rất trọng thể vì họ đã được biết đến ông hoặc đã nghe danh ông từ trước. Ngày 25 tháng 5, ông Olcoott và bà Blavatsky đã đến quỳ gối trước một tượng Phật khổng lồ tại đền Wijananda và xướng lên bằng tiếng Pa-li những câu thệ nguyện về Tam quy (quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng) và Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói xằng bậy, không say sưa), để xin được quy y.

Dư luận thời bấy giờ thường gán cho ông cái biệt danh là « người Phật giáo da trắng ». Thật vậy ông là một trong những người Mỹ đầu tiên đã quy y. Sau đó, mặc dù ông đến Tích lan nhiều lần, và mỗi lần chỉ lưu lại trong một thời gian ngắn, ông đã thành lập được nhiều đại học Phật giáo, chẳng hạn như các Đại học Ananda và Nalanda, các trường Cao đẳng Phật học Dharmaraja và Visakha Vidyalaya…, tổng cộng gần 400 trường Phật học. Ông giúp người Tích lan phục hồi truyền thống Phật giáo, chống lại ảnh hưởng ngoại lai do thực dân Anh du nhập vào Tích lan. Ngoài ra, ông còn cổ động cả phong trào chống lại thực dân Anh trên phần đất này. Tháng 7 năm ấy, tức năm 1880, ông rời Colombo như một vị anh hùng của dân tộc Tích lan. Sau đó ông quay trở lại vào những năm 1881, 1882 và 1884. Năm 1884, khi rời Tích lan ông đến thẳng Luân đôn và đòi chính quyền Anh phải thực thi sáu điều khoản ông đưa ra trong mục đích bênh vực người Phật giáo Tích lan bị ức hiếp và bị hạn chế sinh hoạt Phật sự ngay trên quê hương của họ. Chính quyền Anh quốc chỉ chấp nhận hai điều khoản mà thôi. Việc kể lại những tình tiết trên đây chỉ có mục đích duy nhất trình bày nhiệt tâm của ông Olcoott đối với Đạo Phật nói chung và đối với người Phật giáo Tích lan nói riêng mà thôi. Chẳng những ông có công bênh vực và giúp hồi phục nền Phật giáo Tích lan mà còn mở đường cho Phật giáo trên đất Mỹ nữa.



Ông H. S. Olcoott và Ngài Sumangala, một vị cao tăng Tích lan trong Ủy ban Phật giáo Colombo 

Ông mất ngày 17 tháng 2, năm 1907 tại Adyar. Người ta đã đắp lên người ông một lá cờ Mỹ và một lá cờ Phật giáo rồi mang đi hỏa táng. Từ đó đến nay, 17 tháng 2 đã trở thành một ngày lễ của Tích lan. Học sinh, sinh viên cùng với các nhà sư, cầm cờ Phật giáo đi diễn hành, đặt vòng hoa và lễ vật dưới chân đài tưởng niệm ghi nhớ công đức của ông. Ngày nay, một đường phố lớn ở Colombo mang tên ông.

Ý nghĩa của lá cờ Phật giáo


Cách giải thích các màu sắc của lá cờ như đã trình bày trong phần trên đây dựa vào một vài tài liệubằng Pháp ngữ. Trong một số tài liệu bằng Anh ngữ thì cách giải thích có khác hơn đôi chút, tuy vẫn thiếu mạch lạc và không thống nhất. Sau đây là cách giải thích thường thấy :

1) Màu xanh dương tượng trưng cho Từ bi.

2) Màu vàng tượng trưng cho Trung đạo.

3) Màu đỏ tượng trưng cho Đạo đức.

4) Màu trắng tượng trưng cho Đạo Pháp vượt ra khỏi không gian và thời gian.

5) Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ.

6) Màu tổng hợp (màu thứ sáu) tượng trưng cho Sự thật tuyệt đối.


Vì lý do có nhiều khác biệt trong ý nghĩa tượng trưng của màu sắc như đã trình bày, do đó chúng tacũng không nên quá chú trọng và câu nệ vào cách giải thích từng màu. Ta hãy xem lá cờ Phật giáotượng trưng cho ánh hào quang của Phật là đủ. Kinh sách kể rằng khi đức Phật đạt được Giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề thì thân của Ngài trở nên sáng ngời, tia sáng toả rộng trên đầu của đức Phật, tạo thành một hào quang sáu màu rạng rỡ.

Lá cờ được chia thành sáu phần hay sáu sọc theo chiều dọc, tượng trưng cho sáu thể dạng của chúng sinh, tức Lục thú hay Lục đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, A-tu-la và thiên). Sọc thứ sáu, tổng hợp của năm màu, tượng trưng cho sự hòa đồng, không phân biệt giữa tất cả chúng sinh. Chẳng những lá cờ Phật giáo không mang tính cách kỳ thị về quốc tịch, màu da và chủng tộc giữa con người, mà còn chủ trương tôn trọng và hòa đồng tất cả mọi hình thức và dạng thể của sự sống.

Ta cũng có thể xem lá cờ Phật giáo là ánh sáng của cầu vồng. Màu sắc trên lá cờ là màu sắc của cầu vồng. Đối với Phật giáo Tây tạng, cầu vồng tượng trưng cho Báo thân (Sambhogakaya), tức hiện thâncủa Phật, hình tướng của Phật.

Sau hết, tất cả mọi người đều tìm thấy một chút màu cờ của quốc gia mình trên lá cờ ngũ sắc của Phật giáo. Lá cờ Phật giáo không kéo lên để phân định hay đánh dấu một lãnh thổ nào cả, nó chỉ có thể kéo lên ở một nơi thật rộng lớn, một giang sơn không biên giới, vượt khỏi mọi sự tranh giành. Giang sơn đó là giang sơn của Từ bi và rộng lượng, của yêu thương và hy vọng. Giang sơn đó rộng lớn và mênh mông như không gian.

Lá cờ Phật giáo cũng không tượng trưng cho một chủ thuyết hay một niềm kiêu hãnh nào cả. Lá cờ Phật giáo là biểu hiệu của Hoà bình, không hề nhuốm một giọt máu nào, dù là giọt máu của một sinh vật nhỏ nhoi và tầm thường nhất. Lá cờ Phật giáo được kéo lên để nhắc nhở chúng ta hãy hy sinh tất cả cho sự an vui và hạnh phúc của nhân loại và tất cả chúng sinh.

Lá cờ ấy cũng không kêu gọi và không khích động ta phải xông lên để đương đầu với một kẻ thù nào cả. Đối với người Phật tử, thì kẻ thù nguy hiểm và khó chế ngự nhất là kẻ thù đang ngự trị trong tâm thức ta, đang ẩn nấp trong thân xác ta. Kẻ thù trong tâm thức là Vô minh, hận thù, tham lam và bám níu ; kẻ thù ẩn nấp trong thân xác là những bản năng thú tính của ta.

Kết luận

Một lá cờ nói chung, chỉ là một biểu tượng và ta có thể gán cho nó bất cứ một ý nghĩa nào ta muốn. Đối với lá cờ Phật giáo, rất có thể ta cũng nhìn thấy nó mang nhiều màu sắc vui mắt mà xem như một vật trang trí ở cổng chùa, trước cửa nhà hay trên bàn thờ Phật.

Tuy nhiên biết đâu rằng, đến một lúc nào đó, khi ta nhìn lá cờ Phật giáo, tâm thức ta bỗng nhiên sẽ bừng lên ánh hào quang của Phật, rạng rỡ và muôn màu.

Khi nhìn thấy lá cờ, đột nhiên ta sẽ quán nhận được tất cả sáu thể dạng của chúng sinh : từ ngạ quỷ, quỷ đói đến súc sinh, từ con người đến thánh nhân và thiên nhân, không phân biệt, không ghét bỏ, không hận thù hay ganh tỵ. Tất cả đều cùng ta đang quờ quạng trong bóng đêm, như đang bước đi trong một giấc mộng du. Thế rồi tâm thức ta bị khích động mãnh liệt bởi lòng Từ bi vô biên và ta ước mong gieo rắc tình thương của ta trên khắp sáu nẻo của luân hồi.

Hoặc cũng có thể khi nhìn lá cờ Phật giáo, tâm thức ta bỗng thấy cả một cầu vồng chan hòa ánh sáng, nối liền tâm thức ta và tâm thức của Phật.

Chỉ khi nào thực hiện được như thế, thì có lẽ lúc ấy ta mới mong có đủ sức mạnh để hiểu được hết ý nghĩa thật sự của lá cờ Phật giáo là gì.

Tác giả:
Hoàng Phong biên soạn và chuyển ngữ
Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội 2012
(ấn bản thứ hai) 

Nếu sau này bạn quên địa chỉ này hãy lên google.com.vn gõ từ khóa : "Tài liệu thuyết minh du lịch" sẽ thấy trang này nhé.

Chúc các bạn có nhiều kiến thức để bổ trợ công việc thật tốt.

Monday, July 24, 2017

24 trò chơi Teambuilding rất hay trên xe dành cho HDV có thưởng có phạt – xóa tan cảm giác mệt mỏi

24 trò chơi Team building rất hay trên xe có thưởng có phạt– xóa tan cảm giác mệt mỏi

Trong những chuyến du lịch đường dài cùng với du khách hoặc thậm chí đi chơi xa cùng người thân và bạn bè bằng ô tô, thông thường ngoài thuyết minh thì hoạt động trên xe chủ yếu chỉ là nhìn bên ngoài của kính và ngủ. Có vẻ như hơi nhàm chán phải không?… Tại sao, chúng ta không cùng nhau tổ chức những trò chơi trên xe khuấy động không khí cho cả đoàn, nó sẽ giúp cho đoàn có một chuyến đi vô cùng hào hứng, xua tan đi sự mệt mỏi khi ngồi trên xe


 Hình minh họa

Xem thêm: - Bài thuyết minh về Bà Nà Hills
                    - Bài thuyết minh về Đại Nội Huế dành cho hướng dẫn viên
                    - Bài thuyết minh về bán đảo Sơn Trà bản full
                    - Click tham gia GROUP Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch dành cho Hướng dẫn viên.
                    - Click Đăng ký theo dõi Kênh Youtube (Tour Guide Channel) dành cho Hướng dẫn viên 

1) TRÒ CHƠI MỞ ĐẦU

1.1. Sử dụng bài hát: Nhìn mặt nhau đi

Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì
Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi
Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn
Nhìn mặt nhau đi, nhìn cái mặt nhau đi

Cách chơi:
1. Vuốt mũi nhau đi……
2. Nắm tay nhau đi……
3. Sờ má nhau đi……
4. …………… Thooc lét nhau đi……

Vận dụng:

Khi lên xe nhưng không thấy sự sôi nổi hào hứng, không thấy có sự đoàn kết….. hoặc lúc vừa thức tỉnh các bạn sau lúc ngủ dậy.

1.2. Tiếp theo:
Mời cả xe vỗ tay một cái, hai cái, ba cái…….
Sau đó ra quy định: Số chẵn thì vỗ, hoặc số lẻ thì vỗ, hoặc có câu “xin mời” thì vỗ…….Chắc chắn sẽ có người làm sai.
Tổ chức khoảng vài lần như thế chọn ra những người làm sai (nhớ chọn để có đôi trai gái)
Dừng trò chơi và mời những đôi này rời vị trí lên đầu xe.

* Hình Phạt: 1
Hát bài: Qua cầu gió bay
Yêu nhau, yêu nhau cởi áo í mà cho nhau về nhà dối rằng cha dối mẹ a í a rằng a í a qua cầu qua cầu qua cầu gió bay.
Nhớ hãy biến thái là: Cởi dép, cởi nịt, cởi nón, cởi nhẫn, ……lần lần rồi cởi áo nhé!

* Hình Phạt: 2
Hát đoạn nhạc: Cao cao bên cửa sổ có hai người ……. “Hôn Nhau”
Hãy biến thái: Nắm tay nhau, vuốt tóc nhau, …. ôm nhau và hôn nhau (nếu có thể)
Chúc các bạn thành công với trò chơi này !
———————————————————————————————————————

2) TRÒ CHƠI BỊ TRÚNG SỐ


Trò chơi này chỉ áp dụng cho một tập thể đoàn kết chịu chơi, muốn góp tiền làm quỹ để tổ chức liên hoan hay sinh nhật …. của chuyến đi. Để công bằng và được hòa mình vào nhịp sống của mọi người trên xe, xe là một nhà, và dễ tổ chức cũng như khiến tất cả mọi người phải tham gia. Trước hết HDV và Tài xế nên tự đóng quỹ trước một mức nào đó. Lúc nào trên xe có người “trúng số” phải đóng số tiền nhiều hơn gấp đôi so với số tiền mà HDV đã đóng thì HDV và tài xế tự chọn cho mình một con số có hai chữ tùy ý(không trùng với số của khách), để tiếp tục trò chơi cho tơi lúc đoàn muốn dừng.

Cách chơi:

Hãy lấy danh sách đoàn, vì mỗi người có mang một con số thứ tự trong danh sách, hoặc lấy số ghế làm số trúng của người đó, mỗi người mang một số có hai chữ số. Số từ 1 đến 9 thì phải mang trước nó là con số 0. Ví Dụ: 01, 02, 07….09

Tất cả những người “trúng số” sẽ phải chi ra một số tiền mặc định do cả đoàn quy định từ đầu.

Khi xe đang chạy trên đường, hãy cho cả đoàn chọn lấy một loại xe nào đó tùy thích, chạy theo chiều ngược lại.

Mỗi xe điều có bản số mã vùng và số thứ tự đăng ký, chúng ta hảy chọn lấy số thứ tự hiện nay gồm có 4 số (trừ xe người nước ngoài).

Hảy chọn hai con số trúng là hai số giữa, bỏ số đầu và số cuối.

Khi gặp loại xe đã chọn, hảy xem xe đó có số là bao nhiêu? Xem thử có trung với số người nào không?

Người trúng số phải chi ra một số tiền do cả đoàn quy định lúc đầu.

Cho tới khi dừng trò chơi chắc chắn đoàn sẽ có một khối lượng “quỹ” khá lớn cho buổi liên hoan đó.

Lưu ý: Qua quá trình tổ chức trên xe, mình có một số kinh nghiệm rút ra với trò này như sau: Để tổ chức được thành công và vui vẻ thì phải áp dụng cho đối tượng khách chịu chơi. Số lượng khách xe 25 đổ lại là đẹp và dễ kiểm soát.

Trò này có ưu điểm là làm cho khách cuốn hút vào trò chơi, không ai dám ngủ và thu được một khoản tiền khá nhiều.

———————————————————————————————————————

3) CHƠI NỐI TỪ

(Nhớ dùng từ chỉ có hai tiếng Ví dụ: Ăn Cơm, Học tập, ….)

Cách Chơi: Chia Xe thành 2 đội: Đặt tên (nhớ tên ngắn cho dễ nhớ dễ gọi)

Cho hai đội One_Tù_Tỳ để tìm đội đưa ra từ trước
Ví dụ: Đội thắng là A và Đội thua là B
Đội A đưa ra từ: Đi học
Quản trò hỏi đội B là học gì?
Đội B phải trả lời, ví dụ: Học tập


Quản trò: Hỏi Đội A là tập gì?
Đội A phải trả lời Ví dụ: Tập sách
Quản trò: Hỏi đội B sách gì?
Đội B phải trả lời Ví dụ: Sách văn
………………..
Cứ như thế tới một lúc nào đó sẽ có đội đưa ra từ mà khi hỏi đội kia không tìm ra từ để nói.
Ví dụ: Nhọn Hoắt
Khi quản trò hỏi Hoắt gì chắc chắn không có câu trả lời, vậy đội đưa ra từ đó thắng.
Trò chơi này có thể tiếp tục chơi lại nhưng nhớ không cho dùng tới từ vừa rồi đội kia không trả lời được.
Trò chơi này có những lúc rất thú vị là: Có Đội đưa ra từ đầu tiên thôi là đã làm đội kia phải thua rồi.

———————————————————————————————————————

4) TRÒ CHƠI CHUYỀN NÓN

Hát một bài hát trong khi truyền một chiếc mũ từ đầu người này sang đầu người kia. Ai là người đội mũ khi kết thúc bài hát thì phải làm theo một yêu cầu nhỏ nhỏ nào đó.

———————————————————————————————————————

5) TRÒ CHƠI NẾU THÌ

Cách chơi: Chia xe thành 02 đội tương đương 2 dãy ghế. HDV phát cho mỗi khách một tờ (1/8 tờ A4 thôi nhé) và cho khách mượn bút viết, sau đó ra luật chơi như sau: Mỗi đội viết vào mẩu giấy một vế của Nếu ….Thì ….ví dụ: Đội A viết với từ “Nếu” (Nếu thế này, nếu thế nọ…), Đội B viết các câu cho từ “Thì” (Thì thế này, thì thế kia….) (Nhớ ghi tên ở dưới tờ giấy)

- Sau khi các đội viết xong, HDV thu lại của 2 đội vào 2 chiếc mũ, trộn đều lên và bôc thăm ngẫu nhiên để đọc.

Sẽ có rất nhiều câu ghép nghe mà khiến cả xe cười đau bụng luôn.

- Để tăng tính hấp dẫn, HDV nên cho phần cuối của trò chơi là phần cả xe bình chọn xem câu ghép của 2 người chơi nào hay nhất nhận giải thưởng nhỏ.

———————————————————————————————————————

6) HÒ XỨ THANH

Nhại theo điệu hò của dân xứ Thanh có vài điệu hay:


Chú ý là người quan ca phải mồm to một tí, hát cho khí thế, dõng dạc. Đảm bảo ai nghe lần đầu hát thế này 100% đều sẽ cười vui. Ví dụ 1 điệu :

Quan ca : Vợ la
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : Thì mặc vợ la
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : Nhưng mà la quá (lặp khoảng 2-3 lần để tạo tính bất ngờ)
Tập thể : hò Zô !
Quản ca : thì ta ra toà
Tập thể : Zô ta ! Zô hò ! là hò Zô ta !

———————————————————————————————————————

- Sông sâu thì mặc sông sâu
Nhưng mà sâu quá thì ta đi tầu
- Đừng xa thì mặc đường xa
Nhưng mà xa quá thì ta leo đèo
- Ai yêu thì mặc ai yêu
Nhưng mà yêu quá thì ta cũng chiều
- Con hư thì mặc con hư
Nhưng mà hư quá thì ta cũng từ
———————————————————————————————————————

7) ĐẶT CÂU HỎI THEO NGUYÊN ÂM

Tập đặt một câu theo một nguyên âm (a,e,o,u,i…) . Người quản trò nói một nguyên âm nào đó và chỉ vào một người thì người đó phải đặt một câu có CHỦ-VỊ đầy đủ. Chú ý là nguyên âm phải ở cuối câu, nguyên âm chỉ định phải bất ngờ – ngẫu nhiên. Trò này rất vui, nếu quản trò biết điều khiển. Ví dụ :
Quản trò ra vần : ồ
Trả lời : Tớ rất quí bạn Linh E vồ
Quản trò ra vần : ừn
Trả lời : Nhưng Tớ ko thích bạn Ép Poi Sừn
Quản trò ra vần : ô
Trả lời : MOD du lịch có người thích là ta ba lô
———————————————————————————————————————

8) TRÒ CHƠI CON THỎ

HDV quy định 4 động tác:
- Con Thỏ (chụm các ngón bàn tay phải, giơ lên cao ).
- Ăn cỏ (chụm các ngón tay đưa lên túm tóc trên đầu).
- Uống nước (chụm các ngón tay đưa vào trong miệng).
- Chui vào hang (đưa tay vào lỗ tai).
Người chơi phải theo HDV và làm đúng động tác qui định. HDV có thể đột xuất hô “uống nước” nhưng tay để lên đầu, ai làm theo sẽ bị phạt.
———————————————————————————————————————

9) TRÒ CHƠI ĐỨNG – NẰM – NGỒI.

HDV qui định 3 động tác:
- Cánh tay phải giơ cao: Đứng
- Cánh tay phải để ngang người: nằm
- Cánh tay phải co xuống: Ngồi
Bắt đầu hát theo nhịp bài hát
Anh đứng lên (giơ tay cao), thấy đau chân anh lại ngồi (co tay xuống), ngồi rồi thấy đau lưng anh lại nằm (để tay ngang người). Nằm rồi anh đứng lên, thấy đau chân anh lại ngồi thấy đau lưng anh lại lằm, nhịp điệu bài hát nhanh lên. Cứ thế quản trò có thể làm các động tác khác với lời bài hát, ai sai thì sẽ phạt.
———————————————————————————————————————

10) DÀN NHẠC HÒA TẤU:
Chia xe thành 4 nhóm.
- Nhóm 1: làm tiếng trống: thùng, thùng, thùng.
- Nhóm 2: làm tiếng đàn: tưng, tưng, tưng.
- Nhóm 3: làm tiếng mõ: cốc, cốc, cốc.
- Nhóm 4: làm tiếng khèn: tò tò tò te.
HDV đưa tay vào nhóm nào thì nhóm đó thực hiện chức năng của mình. Có thể điều khiển một lúc cả hai tay và khi đưa cao tay thì cả 4 nhóm nhạc cụ đều kêu và và ngân dài.
———————————————————————————————————————

11) PHÉP LỊCH SỰ

Người chơi thực hiện theo lời HDV nếu trong đó có chữ “xin mời”. Không thực hiện nếu trong lời đó thiếu chữ “xin mời”.
Ví dụ: xin mời các bạn đứng lên – mọi người thực hiện.
- Tất cả ngồi xuống – Không thực hiện.
(vì không thực hiện vì không có chữ “xin mời”). Ai phạm luật sẽ bị phạt.
* Chú ý: HDV vừa nói vừa làm động tác kể cả không có chữ “mời” để đánh lừa người chơi.

———————————————————————————————————————

12. PHẪU THUẬT CON BÒ:


Cách chơi: chọn đối tượng làm mẫu, cho 2 đội thi kể về các bộ phận của bò bắt đầu bằng chữ cái B, L, M… Đội nào kể được nhiều hơn thì thắng cuộc.

———————————————————————————————————————

13) HÁT ĐỐI:

Cách chơi: chia 2 đội hát lần lượt theo chủ đề MC đã chọn. Không được hát lặp lại. Đội nào không hát đối lại được là thua.

——————————————————————————————————————

14) CẬU CẢ CÔ CHÍN:
Cách chơi: chia thành 2 đội được đặt tên là Cậu Cả và Cô Chín. Các đội tìm 1 động từ bắt đầu bằng chữ C để nối tên 2 đội. VD: Cậu Cả cấu Cô Chín…Các động từ không được lặp lại và phải chính xác.


Khi hết vốn từ, đội nào không đối được là thua. Áp dụng hình phạt tùy theo đối tượng khách. Có thể phạt tiền để tạo công quỹ cho đoàn hoặc đội thua hát tặng đội thắng 1 bài…

———————————————————————————————————————


15) MUỖI ĐỐT


Cách chơi: MC hô: muối đốt, muỗi đốt. Người chơi hô: đốt ai, đốt ai. Sau đó người chơi thực hiện yêu cầu của MC nếu không sẽ bị muỗi đốt. Người không làm theo sẽ bị phạt.


———————————————————————————————————————

16) CHUYỀN CHUN:

Cách chơi: chia thành 2 đội chơi, mỗi thành viên trong đội được phát 1 cái tăm để chuyền chun từ đầu đến cuối ghế. Trong thời gian quy định, đội nào chuyền được nhiều chun hơn sẽ thắng.

———————————————————————————————————————

17) BÀ BA BÁC BẢY

Cách chơi:

Chia xe thành 2 đội tương đương với 2 dãy ghế trên xe.

Đặt tên 2 đội: Một đội là Bà Ba, một đội là Bác Bảy.

Các đội tìm một động từ bắt đầu bằng chữ B để nối tên 2 đội. VD: Bà Ba bế Bác Bảy… Các động từ không được lặp lại.

Khi chơi, vốn từ sẽ dần hết, đội nào không tìm ra được động từ để đối là thua, nói lặp lại là thua.

Hình phạt: tùy theo từng đối tượng khách mà áp dụng. Có thể bắt đội thua hát một bài cho cả xe nghe, hoặc phạt tiền để lập quỹ cho đoàn…

——————————————————————————————————————

18) KỂ TÊN CÁC BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ

Cách chơi:

Nhằm ôn lại kiến thức sinh học về con người. Tạo sự vui vẻ

Chia xe thành 2 đội chơi tương đương với 2 dãy ghế trên xe.

Đặt tên đội: A – B hoặc tên do các đội chọn.

Lần lượt đưa ra các chữ cái T, M, L, … và các đội sẽ nói tên các bộ phận theo chữ cái mà HDV đưa ra. Vốn từ rồi cũng hết, đội nào không nói được hoặc nói lặp lại là thua.

Hết các chữ cái này, ta lại cho kể theo chữ cái đứng đầu khác.

Đội thua sẽ chịu phạt: Hát 1 bài, hoặc mời đội thắng đi uống nước, hoặc góp quỹ cho đoàn.

———————————————————————————————————————

19) TRÒ CHƠI ĂN THỊT BÒ


Cách chơi:

Chơi vào buổi sáng khi đón đoàn, trước hoặc sau khi ăn sáng.

HDV sẽ gọi một hành khách bất kỳ. Khi hành khách được gọi thì phải trả lời được câu hỏi của HDV và mặc định là thịt bò: Xin hỏi anh ăn sáng với món gì của con bò?

Hành khách trả lời. VD: Tôi ăn sáng với đùi bò,…tôi ăn sáng với Bín bò, …..cà bò….

Ai không trả lời được sẽ bị phạt, ai nói lặp lại của người khác sẽ bị phạt. Mức phạt có thể thống nhất với cả đoàn từ 5000, 10.000 hoặc 20.000đ.

Trò này có cái hay là: Mọi người không dám ngủ vì ngủ mà gọi đến nói lặp lại hoặc nói nhầm là mất tiền… Ngoài ra cũng tạo được quỹ cho đoàn.

———————————————————————————————————————

20) THI ĐỐ VỀ TRÁI CÂY

Cách chơi:

Chia xe thành 2 đội tương đương với 2 dãy ghế.

HDV yêu cầu 2 đội kể tên các loại trái cây có chữ T, M, L, X… ở đầu. VD: chữ M: me, mận,…

Đội A nói xong, đội B phải nói ngay, trong thời gian đếm từ 1 – 5 không nói được hoặc nói lặp lại là thua cuộc. Tiếp tục lần lượt đến các chữ cái khác.

Đội thua sẽ chịu phạt theo quy định của HDV đưa ra và thống nhất với xe trước khi chơi.

———————————————————————————————————————

21) TÌM HIỂU ĐỊA DANH VIỆT NAM

Cách chơi:

Chia 2 đội tương đương với 2 dãy ghế.

Các đội sẽ nói tên các Tỉnh, Thành phố, Huyện, Thị xã (thuộc Tỉnh) trong toàn cả nước. Quy định: chữ đầu của từ cuối Tỉnh trước là chữ đầu của từ đầu Tỉnh sau.

Thí dụ: Hà Nội, Nghệ An, An Lão (Huyện của Tỉnh Hải Phòng), Long Thành (Đồng Nai), …

Không được lập lại – nếu lặp lại sẽ bị trừ điểm địa danh đó nhưng tiếp theo vẫn được tính, sau khoảng thời gian đội nào không nêu được địa danh đội đó thua. Đội thua sẽ chịu hình phạt do HDV đưa ra và thống nhất trước khi chơi.

———————————————————————————————————————

22) HÁT ĐỐI ĐÁP

Cách chơi:

01 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài

Hai bên thi hát về những convật
Chim: có tên loài chim
Cá: có tên loài cá

Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước

Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …
** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến 10) không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng.

———————————————————————————————————————

23) HỎI ĐÁP
Cách chơi:

Trên miếng giấy các bạn Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bạn Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời).

———————————————————————————————————————

24) TRÒ CHƠI ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ


Cách chơi: Chia xe thành 02 đội. Cử 1 người đại diện của 1 đội lên trên xe, thực hiện động tác. Và đội ở dưới sẽ nhìn vào động tác ấy đoán xem đó là gì? Nếu đoán sai, đội đó sẽ phải lên trên xe thực hiện động tác … tương tự như trên.

Nguồn: Admin Sưu tầm Internet

Nếu sau này bạn quên địa chỉ này hãy lên google.com.vn gõ từ khóa : "Tài liệu thuyết minh du lịch" sẽ thấy trang này nhé.

Chúc các bạn có nhiều kiến thức để bổ trợ công việc thật tốt.

Friday, July 21, 2017

Truyền thuyết về 12 bà Mụ và phong tục cúng thôi nôi tại Việt Nam.

☀ Khi đứa trẻ đầy tháng, bố mẹ thường tổ chức lễ cúng 12 Bà Mụ. Vậy 12 Bà Mụ gồm những ai?

Cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà Mụ, những Tiên Nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra đứa trẻ.


Lễ cúng Mụ thịnh hành trong một số dân tộc châu Á, trong đó có dân tộc Việt, và thường được tổ chức vào những thời điểm: khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng), 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi).

Nguồn gốc-Sự tích:

Sự tích 12 Bà Mụ được Nguyễn Đổng Chi kể trong sách Lược khảo về thần thoại Việt Nam: Sự tích của 12 vị nữ thần này hiện nay chúng ta chỉ còn biết một cách lờ mờ. Có thuyết nói đó là các thần giúp việc cho Ngọc Hoàng từ lúc ông ta có ý định sáng tạo ra loài người. Nhưng cũng có thuyết lại cho đó là những thần được Ngọc Hoàng giao phó trách nhiệm sau khi ông đã sáng tạo ra đủ số lượng người và vật ở hạ giới. Nói cách khác, 12 bà Mụ là những vị thần có trách nhiệm nắn lại cơ thể cho một người nào đó khi được lệnh đầu thai.

Con số 12 Bà Mụ thường được giải thích bằng một vài quan điểm khác biệt nhau: có quan điểm cho rằng đó là một tập thể chịu trách nhiệm chung công việc tạo thành con người, và cách giải thích khác là mỗi Bà Mụ lo một việc: người nắn tai, người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy trẻ cười, người dạy trẻ nói. Ở vùng đất phương Nam lại có quan niệm cho rằng 12 Bà Mụ là 12 vị luân phiên nhau lo việc thai sản trong 12 năm, tính theo “thập nhị chi” – tức theo 12 con giáp.


Danh sách 12 bà Mụ

Danh sách 12 bà Mụ, mỗi bà kiêm một việc trong sinh nở giáo dưỡng, bao gồm:

1. Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sanh đẻ (chú sanh)
2. Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai)
3. Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai)
4. Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ).
5. Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
6. Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
7. Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản)
8. Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sanh)
9. Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
10. Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
11. Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử)
12. Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sanh).


Trong sách Bắc bộ lục có nói: Tục Lĩnh Nam nhà giàu đẻ con được ba ngày, hoặc đầy tháng, thì tắm cho con, làm một bữa tiệc gọi là “đoàn du phạn” (nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru). Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn viết: Tục nước ta, đẻ con được ba ngày, làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng, hôm một trăm ngày, hôm đầy tuổi tôi, đều có làm cỗ cúng gia tiên, bầy tiệc ăn mừng. Bà con, người quen thuộc, dùng thơ, câu đối, đồ chơi, đồ quần áo trẻ để mừng nhau. Mà nhất là tiệc một trăm ngày là tiệc đầy tuổi tôi to hơn cả. Học giả Phan Kế Bính còn cho rằng ở thành phố Hà Nội hiện nay thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm lễ cúng Mụ. Việc làm lễ cúng 12 Bà Mụ thể hiện sự biết ơn đối với với Bà Mụ này, cũng là thể hiện mong ước của bố mẹ đối với thế hệ nối tiếp được bình an, mạnh khỏe, thông minh.

Theo quan niệm dân gian của cộng đồng người Việt, đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai) và Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng) hay đầy năm thì bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cúng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.

Tục thờ cúng 12 bà Mụ là tín ngưỡng người Việt tiếp thu từ Trung Hoa. Theo truyền thuyết, tục này có từ lâu đời và đã từng được giải nghĩa trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa. Theo truyện, Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho ba vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, nắm giữ “hỗn nguyên kim đẩu”. Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái “kim đẩu” này. Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu gọi chung là “Tam Cô”, hay “Chú Sinh Nương Nương”. Chú Sinh Nương Nương còn gọi là Thụ Tử Thần (thần ban con), và có 12 bà chị (“thập nhị thư bà” hay “thập nhị bảo mẫu”, “thập nhị đình nữ”). Thập nhị thư bà với những tư thế khác nhau, tượng hình người phụ nữ bồng con, cầm tay con dắt, cho con bú v.v…

Theo sách Đài Bắc thị tuế thời ký, tại Từ Hựu Cung Sơn ở Đài Bắc lại phối tự cung phụng tới 13 bà mẹ sanh, thêm một bà Đỗ Ngọc Nương chuyên đỡ đẻ (tiếp sanh).

Lễ vật cúng Mụ:

Một đĩa trầu têm cánh phượng dùng trong lễ cúng Mụ của người Việt, bao gồm 12 miếng nhỏ và 1 miếng lớn hơn

Trong nghi thức cúng Mụ, phần sửa soạn lễ vật hết sức quan trọng đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Lễ cúng Mụ của người Việt thường được thực hiện với các phần lễ vật gồm 12 lễ nhỏ (cúng 12 bà Mụ) và 1 lễ lớn (cúng bà Mụ Chúa). Lễ vật thông thường bao gồm:

1. Đồ vàng mã: các đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
2. Trầu cau: trầu têm cánh phượng.
3. Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm các bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ v.v.
4. Động vật: cua, con ốc, tôm để sống hoặc có thể hấp chín. Các động vật này có 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn. Hoặc nếu không có con to hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Các con này để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.
5. Phẩm oản, bánh kẹo: Cũng chia 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
6. Lễ mặn: bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng
7. Kẹo bánh: Chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
8. Hương hoa: hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Tất cả các lễ vật được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án, trong đó lễ vật dâng các bà mụ chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và 1 phần to hơn. Mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc để phía dưới.

Tại một số vùng miền, địa phương khác lễ vật có thể thay đổi và tùy theo lễ cúng đầy tháng hay lễ thôi nôi. Trong ngày đầy tháng, gia chủ có thể chuẩn bị mâm lễ vật cúng kính 12 Mụ bà gồm 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi và một mâm cung kính 3 Đức ông gồm con vịt tréo cánh được luộc chín, 3 chén cháo và 1 tô cháo v.v… Trong khi đó tại lễ thôi nôi, ngoài lễ vật chè, xôi, vịt luộc cúng Mụ bà – Đức ông như trong lễ đầy tháng, còn có lợn quay cúng đất đai điền địa, thổ công, thổ chủ. Mâm bày ngoài sân bên cạnh lợn quay còn có 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang, đèn, rượu, trà, hoa quả, trên lưng lợn quay gắn một con dao bén. Trong nhà thì bày 3 mâm cúng với lễ vật là những thức ăn chín phù hợp với tập quán từng địa phương. Kế bên bày 12 chén chè, xôi; con vịt luộc chín với 3 chén cháo và 1 tộ cháo cúng 12 Mụ bà và 3 Đức ông.

Lễ cúng:

Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé sẽ thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án và khấn theo bài khấn cúng Mụ. Bài khấn cúng Mụ, tùy địa phương, câu chữ có thể có dị bản, nhưng thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh các bà Mụ, thần phật; ngày tháng cúng; tên 2 vợ chồng và tên đứa con là trung tâm của lễ cúng, nơi ở của gia đình; lý do cúng; bày tỏ lòng biết ơn công lao của các bà Mụ và cuối cùng là lời cầu mong các bà độ trì phù hộ.

Khi đã khấn xong, vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã sẽ được đem hóa, đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh; và đồ chơi thì giữ lại cho em bé và phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng lấy phước.

Nguồn: Admin Tổng hợp

Xem nhiều tài liệu hay tại trang Page: City Tour Đà Nẵng

Tuesday, July 18, 2017

Đà Nẵng: Tưng bừng khai trương bảo tàng 3D hoành tráng nhất miền Trung.

Với không gian được thiết kế như một “mê cung” hình chữ Z nhiều lớp khác nhau, bảo tàng nghệ thuật tranh 3D trick eye – bảo tàng 3D đầu tiên tại miền Trung đã dẫn dắt các bạn trẻ bên sông Hàn lần lượt khám phá những bức tranh vô cùng ấn tượng, hài hước, mang đến cho người dân và du khách một khu vui chơi độc đáo, mới lạ. . Hãy cùng khám phá những tấm hình 3D đầy ngộ nghĩnh này nhé!






Tọa lạc tại Lô C2-10 Trần Nhân Tông (Sơn Trà, Đà Nẵng). Art In Paradise Danang là bảo tàng thứ 6 thuộc tập đoàn ART IN PARADISE TOÀN CẦU. Bảo tàng này có diện tích trên 3000m2, được phân chia theo 9 chủ đề chuyên biệt, xoay quanh chủ thể vật thể 3 chiều (3D Object và 3D painting).. Khách tham quan sẽ mất đến vài tiếng đồng hồ để mới có thể trải nghiệm toàn bộ các chủ đề đó.


Tại đây, bạn sẽ được khám phá những chiều không gian tưởng không thực mà thực không tưởng, hóa thân thành những lữ khách trên chuyến hành trình phiêu lưu thám hiểm đầy kịch tính và thỏa sức “diễn sâu” và “lạc trôi” hết cỡ. Thêm vào đó, bảo tàng Art In Paradise sử dụng kỹ thuật nghệ thuật có thể biến bức tranh 2 chiều thành hình ảnh 3 chiều thông qua việc sử dụng quang học ảo tưởng. Cùng với đó, tranh vẽ 2D trên các bức tường, sàn và trần nhà xuất hiện bật ra khỏi bề mặt và hiện thực những câu chuyện, bối cảnh như thật. Điều thú vị nhất là du khách tới đây có thể tự mình khám phá, sáng tạo nên những quang cảnh, câu chuyện riêng biệt của riêng mình qua cách tạo dáng, biểu cảm khuôn mặt,…


Những bức tranh ở đây chủ yếu vẽ về cảnh sinh hoạt của con người theo phong cách cổ điển và hiện đại, hay tranh khổ lớn về các loài vật như voi, khủng long, cá mập… được thể hiện dưới góc nhìn độc đáo đem đến cho người đến thưởng lãm những cảm giác vui nhộn, nhẹ nhàng …Khách tham quan không chỉ được chạm tay vào tranh mà còn cơ cơ hội trở thành một nhân vật bước vào thế giới độc đáo của những bức tranh này.


Đặc biệt hơn nữa, Bảo tàng 3D Art được kết hợp tài tình giữa hình ảnh, âm thanh và ánh sáng tạo nên những khung cảnh độc nhất, sinh động, đem đến cho người xem cảm giác sống động như thật. Tranh được vẽ trên các bức tường bảo tàng, sàn và trần nhà xuất hiện bật ra khỏi bề mặt và hiện thực những câu chuyện, khiến người xem không khỏi giật mình.


Cập nhật giờ mở cửa

Thời gian: 9:00 AM – 9:30 PM (Hằng ngày)
Địa chỉ: Lô C2-10 Trần Nhân Tông, Sơn Trà, Đà Nẵng.
Giá vé: Người lớn: 140.000/Người
Trẻ em từ 1M – 1,3M: 80.000/Người
Trẻ em dưới 1M: free


ĐẶC BIỆT, bảo tàng đang có chương trình miễn phí cho 2 ngày 15-16/7/2017 nhân dịp khai trương, đăng kí tại đây


Art In Paradise là tập đoàn bao gồm hệ thống Bảo tàng nghệ thuật tranh 3D Art trên toàn cầu. Được hình lập năm 2012 tại Pattaya (Thái Lan) và tiếp tục mở rộng trên toàn thế giới: Thái Lan, Úc, Malaysia, Tp.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…


Với sự kết hợp tài tình và tinh tế giữa tranh 3D và âm thanh ánh sáng sinh động, Art in Paradise Danang hy vọng sẽ thêm một địa điểm nữa trong list những thiên đường selfie không thể bỏ qua tại Đà Nẵng – thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

Nguồn: http://danangdaily.com/tung-bung-khai-truong-bao-tang-3d-hoanh-trang-nhat-mien-trung
/

Sunday, July 16, 2017

Địa danh “Thọ Xương” ở đâu ?


Từ trước đến nay đã có rất nhiều bài viết thảo luận về địa danh Thọ Xương, cũng như nguồn gốc của hai câu ca dao liên quan đến địa danh này, bởi lẽ nó đã xuất hiện trong cả hai câu, một ở Huế và một ở Hà Nội.

Xem thêm: Click tham gia nhóm Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch dành cho HDV

Click Đăng ký theo dõi Kênh Youtube (Tour Guide Channel) dành cho Hướng dẫn viên 

Câu ca dao ở Huế có nội dung:

Gió đưa cành trúc la đà,


Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.

(Thuyền về xuôi mái sông Hương

Có nghe tâm sự đôi đường đắng cay!) 

Còn câu ở Hà Nội là :

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói toả ngàn sương,

Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây Hồ. 

Tựu trung hai khuynh hướng tranh luận, đó là:

1- Câu ca có nguồn gốc từ Hà Nội, bởi địa danh Thọ Xương từ thời nhà Nguyễn đã là một huyện, và hiện vẫn tồn tại; hơn nữa lại phù hợp với di tích đền Trấn Vũ hiện nay. Còn Huế thì không có địa danh Thọ Xương.

2– Khuynh hướng hai dựa vào một số tài liệu lịch sử như Đại Nam nhất thống chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn, Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang …đã chứng minh rằng : từ xa xưa, Thọ Xương ở Huế là tên vùng đất đối diện chùa Thiên Mụ, nguyên tên của nó là Thọ Khương (hay Thọ Khang); đến đời vua Gia Long (1802-1820), do kỵ húy đế hiệu thân sinh của nhà vua ( Hiếu Khương Hoàng Đế) nên ông đã đổi thành Thọ Xương. Năm Minh Mạng thứ 5 (1824), nhà vua đã đổi thành Long Thọ Cươngvà hiện nay, người địa phương chỉ gọi là Long Thọ, tại đây hiện có nhà máy chế biến xi măng Long Thọ đã có từ lâu.\


Trong cuốn Sổ tay địa danh Việt Nam, tác gỉa Đinh Xuân Vịnh ghi như sau:

“Thọ Xương : Làng, trước gọi là Thọ Khang, Gia Long đổi là Thọ Xương. Năm 1824 đổi là Long Thọ, thuộc huyện Phú Vang, Phủ Thừa Thiên trên sông Hương, nay thuộc thành phố Huế” (Sổ tay địa danh …, sđd, trang 515).

Trong các kho lúa ở xứThuận Hóa (Huế) dưới thời các chúa Nguyễn, sách Việt Sử xứ Đàng Trong ghi rõ: “Ở Thuận Hóa ban đầu có 7 kho là : Kho Thọ Khương (huyện Phú Vang), kho Nguyệt Biều (huyện Hương Trà), kho Thạch Hãn (huyện Hải Lăng), kho Lai Cách (huyện Minh Linh), kho An Trạch (huyện Lệ Thủy), kho Trung Trinh và kho Trường Dục (huyện Khương Lộc).(Việt sử xứ Đàng Trong, sđd, tr 213).

Ngoài ra, những nhà nghiên cứu theo khuynh hướng này đã dựa vào gia phả họ Dương để xác định rằng : câu ca được lưu truyền ở Hà Nội chính là một trong những bài thơ của tác giả Dương Khuê (1839-1902) mà hai câu đầu nguyên văn là:

“Phất phơ ngọn trúc trăng tà


Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương”. 

Bài thơ có tựa là Hà Nội tức cảnh và được tác giả sáng tác sau khi từ giã quan trường ở Huế để ra lại quê nhà. Tiến sĩ Dương Thiệu Tống (1925-2008) đã chép bài thơ này in trong cuốn Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm của mình (Nxb Văn Học,1995), đồng thời đã có nhân xét là:

“Có người đã sửa đổi câu đầu bài thơ này là “Gió đưa cành trúc la đà”, nhưng có lẽ là sai, vì làm mất đi ý nghĩa ngầm của toàn câu, mà chỉ còn ý nghĩa tả cảnh (nổi) mà thôi.”

Khách quan mà nói, ta thấy về ngôn từ, cũng như về ý nghĩa thì hai bài hoàn toàn khác nhau. Câu ca dao ở Huế không có tác giả, nó diễn tả phong cảnh hữu tình, thơ mộng của miền sông Hương núi Ngự vào một buổi sớm tinh mơ khi gà vừa gáy sáng chuyển canh; trong khi bài thơ Hà Nội tức cảnh do Dương Khuê sáng tác để gửi gắm nỗi lòng của mình đối với hoàn cảnh đất nước. Trong bài này, có lẽ tác giả đã biến đổi địa danh Thiên Mụ (ở Huế) của câu ca dao thành ra địa danh Trấn Vũ cho hợp với phong cảnh Hà Nội.

Xem thêm: Bài thuyết minh về Đại Nội Huế dành cho Hướng dẫn viên 

Bài thơ này được Dương Khuê được sáng tác vào khoảng thập niên 1870, sau nhiều năm sống tại Huế. Do đó có thể nghĩ rằng, câu ca dao ở Huế đã ảnh hưởng đến tứ thơ của ông.Vì thế, khi trở ra miền Bắc, gặp lúc thời thế nhiễu nhương, ông sáng tác bài này để biểu lộ nỗi lòng của mình. Hai câu đầu của bài thơ là mượn câu ca dao ở Huế, nhưng thay đổi địa danh cho phù hợp với phong cảnh của Hà Nội: chùa Thiên Mụ đổi thành chùa Trấn Vũ, vả lại, do sự trùng hợp: Hà Nội cũng có địa danh Thọ Xương nên đã không cần phải đổi địa danh này ?

Gần đây, trong tập Di sản Hán Nôm Huế (Huế-2003) có công bố một văn bản bằng chữ Hán thuộc loại thư tịch cổ ở làng Xuân Hòa (nay là xã Hương Long, thành phố Huế). Đây là một văn bản tranh tụng về đất đai, lạc khoản đề năm Gia Long thứ 10 (1811) và có đủ đặc điểm về tự dạng chữ viết thời bấy giờ. Có thể coi đây là tư liệu sớm nhất liên quan đến địa danh Thọ Xương vào đầu thế kỷ XIX. Xin được trích lại phần dịch nghĩa do nhóm tác giả Lê Văn Thuyên, Lê Nguyễn Lưu và Huỳnh Đình Kết thực hiện:
 


Văn bản thời Gia Long và địa danh “Thọ Xương sơn” (được vòng lại)

“Chúng tôi là xã trưởng Hạ- Hoàng Ngọc Hạ, hương mục lão Dụng- Hoàng Văn Dụng, lão Tiệp- Hồ Hữu Tiệp ở xã Nguyệt Biều phụ giới tổng Kim Long, huyện Hương Trà, xin chứng nhận như sau:

Nguyên năm trước, xã Dương Xuân kiện giành với xã chúng tôi về ranh giới thuộc khu vực núi Thọ Xương cũ. Phía trước nhà của cha Cứ ở vườn xứ Đỉnh Động núi ấy thuộc xã chúng tôi có một ngôi mộ tro cổ, hiện tấm bia đá khắc mấy chữ “Chôn tại núi Thọ Xương”, từng được người do Bộ phái đến khám xét thấy là thật, ghi chép làm bằng, so với giấy tờ đơn trương, sổ sách của xã chúng tôi cùng các lời khai báo đều phù hợp, đã nêu thành án chờ xử lý. Nay vâng lệnh truyền các xã, thôn, phường trong huyện phải cùng nhau thừa nhận mốc giới, làm mới sổ ruộng đất, xã Dương Xuân bèn hẹn với xã chúng tôi làm việc vào ngày mồng 8 tháng Trọng xuân (2-3-1811). Đúng ngày ấy, tập trung tại chỗ, xem thấy tấm bia vẫn còn đó.

Lần kế tiếp, ngày 11 cùng tháng, hai xã lại đến, đối mặt nhau nhận ranh giới. Xã chúng tôi chịu nhận mốc dưới từ Đò Lạc, trên đến ruộng tư xứ Cửa Sĩ, còn người xã ấy cứ theo sổ cũ, không chịu mà bỏ đi. Nay tấm bia nói trên đã bị mất, nhưng vết tro ở chân bia vẫn còn dấu mới. Vì vậy xã chúng tôi bèn mời lão Kiểm, lão Tứ ở xã Cư Chánh giáp ranh; lão Thái ở xã Xuân Hòa gần cạnh, cả hai xã cùng tập trung tại chỗ bia đá ngôi mộ cổ ở dải núi Thọ Xương thuộc xứ Động xã chúng tôi để xem xét thực tế. Hỏi mệ Cứ : “Ai lấy trộm bia đá?”. Mệ Cứ khai miệng rằng: “Người xã Dương Xuân lấy trộm bia đá ấy đi rồi!”. Xã chúng tôi cùng hai xã đều có nghe cả, cho nên lập giấy này để làm bằng. Trên đây là giấy chứng nhận.

Ngày mồng 2 tháng Hai nhuận năm Gia Long thứ 10.

Người lập tờ bằng: Xã trưởng Hạ – Hoàng Ngọc Hạ (điểm chỉ).

Những người chứng nhận:

Người xã Cư Chánh: Lão Kiểm – Nguyễn Ngọc Kiểm (điểm chỉ)

Lão Tứ – Nguyễn Văn Tứ (điểm chỉ)

Người xã Dương Xuân : Lão Thái – Phan Văn Thái (điểm chỉ)

Người xã láng giềng: Thầy Cường (ký)

Lão Dụng – Hoàng Văn Dụng (điểm chỉ)

Lão Tiệp – Hồ Hữu Tiệp (điểm chỉ)

Người viết giấy: Thầy đồ Đặc – Hồ Hữu Đặc (ký)”


(Trích Di sản Hán Nôm…, sđd, tr 253 và 259).

Văn bản này đã chứng tỏ rằng, dưới thời vua Gia Long (1802 – 1820) ở Huế đã từng tồn tại một địa danh có tên Thọ Xương, đó là một vùng đất gò và núi, điều này đúng với thực tế, vì địa điểm này đối diện với chùa Thiên Mụ bên kia sông Hương. Và như thế một lần nữa có thể xác định: câu ca dao “ Gió đưa cành trúc la đà…” có nguồn gốc từ Huế chứ không phải là ở Hà Nội !

——————————-

* Tài liệu tham khảo:

-Di sản Hán Nôm Huế, Trung tâm BTDT Cố đô Huế, Đại Học KHXHNV HN, 2003.

– Phủ Biên tạp lục, Lê Qúi Đôn, Nxb KHXH, 1977

-Việt sử xứ Đàng Trong, Phan Khoang, Nxb Khai Trí (Sài Gòn) 1967.

– Đại Nam nhất thống chí T1,QSQTN, Nxb Thuận Hóa,1992.

– Sổ tay địa danh Việt Nam, Đinh Xuân Vịnh, Nxb Lao Động,1996.

-Tâm trạng Dương Khuê và Dương Lâm, Dương Thiệu Tống, Nxb Văn Học, 1995

Tác giả: Tôn Thất Thọ (NCLS)

Tour liên quan: Tour Đà Nẵng Huế 1 ngày: 690.000 vnd/1 khách

Saturday, July 15, 2017

Nhìn lại chân dung và nhiệm kỳ 44 đời Tổng thống Mỹ.

Ngày 20/1, tỷ phú bất động sản Mỹ  Donald Trump chính thức thức tuyên thệ và chính thức trở thành Tổng thống đời thứ 45 của Mỹ.

👉 Nếu bạn là Hướng Dẫn Viên hãy tham gia GROUP Tài Liệu Thuyết Minh Du lịch với gần 5.000 thành viên.

Cho đến thời điểm này nước Mỹ đã trải qua 44 đời tổng thống khác nhau và có 43 người đảm đương chức vụ này do Grover Cleveland là Tổng thống Mỹ duy nhất phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tục vào đời thứ 22 và 24.


Hình chung 44 đời tổng thống


1 - George Washington: 1789-1797


2 - John Adams: 1797-1801


3 - Thomas Jefferson:1801-1809


4 - James Madison: 1809-1817


5 - James Monroe: 1817-1825


6 - John Quincy Adams: 1825-1829


7 - Andrew Jackson: 1829-1837


8 - Martin Van Buren: 1837-1841


9 - William Henry Harrison: 1841-1841


10 - John Tyler: 1841-1845


11 - James K. Polk: 1845-1849


12 - Zachary Taylor: 1849-1850


13 - Millard Fillmore: 1850-1853


14 - Franklin Pierce: 1853-1857


15 - James Buchanan: 1857-1861


16 - Abraham Lincoln: 1861-1865


17 - Andrew Johnson: 1865-1869


18 - Ulysses S. Grant: 1869-1877


19 - Rutherford B. Hayes: 1877-1881


20 - James Garfield: 1881-1881


21 - Chester A. Arthur: 1881-1885


22 - Grover Cleveland: 1885-1889


23 - Benjamin Harrison: 1889-1893


24 - Grover Cleveland: 1893-1897


25 - William McKinley: 1897-1901


26 - Theodore Roosevelt: 1901-1909


27 - William Howard Taft: 1909-1913


28 - Woodrow Wilson: 1913-1921


29 - Warren G. Harding: 1921-1923


30 - Calvin Coolidge: 1923-1929


31 - Herbert Hoover: 1929-1933


32 - Franklin D. Roosevelt: 1933-1945


34 - Harry S. Truman: 1945-1953


35 - John F. Kennedy: 1961-1963


36 - Lyndon B. Johnson: 1963-1969


37 - Richard Nixon: 1969-1974


38 - Geral Ford :1974-1977


39 - James Carter: 1977-1981


40 - Ronald Reagan:1981-1989


41 - George H. W. Bush:1989-1993


42 - William J. Clinton: 1993-2001


43 - George W. Bush: 2001-2008


44 - Barack Obama: 2009 -2017

Nguồn ảnh: Nhà Trắng - Tổng hợp bài: Nguyên Vỹ (http://www.baomoi.com/nhin-lai-chan-dung-44-doi-tong-thong-my/c/21368669.epi)

☀ Xem nhiều tài liệu hay tại đây.