TÂM LÝ DU KHÁCH CÁC NƯỚC
1. Người Nga
- Khi gặp ngưười Nga. họ thường bắt tay và xưng tên/ bạn bè thì “ôm như gấu” , hôn má.
- Khi từ biệt họ vẫy tay (cũng như nhiều dân tộc khác) nhưng lại ngửa lòng bàn tay về phía ngoài và khua lên xuống. Nếu lòng bàn tay hướng về phía mình và khua ra trước và sau có nghĩa là ”hoy đến đây”.
- Người Nga là khách dễ tính, ít đòi hỏi, tính đôn hậu, trung thực tình cảm dễ thể hiện ra bên ngoài.
- Người Nga thích uống rượu mạnh nhất là về mùa đông.
- Đề tài ưa thích: Hoà bình
- Đề tài nên tránh: Stalin, khơ – rut – sốp…
2. Người Mỹ:
- Nước Mỹ tập hợp nhiều dân tộc trà trộn, nhuần nhuyễn thành hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Ngày nay, đặc điểm khách du lịch Mý rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên có một số nét chung sau:
Khi gặp nhau nắm tay vừa phải, mắt nhìn thẳng .Tránh tiếp xúc cơ thể hoặc ôm hôn khi chào hỏi. Khoảng cách khi nói chuyện với người Mỹ tốt nhất là 60 – 70 cm (khoảng cách một sải tay)…khi nói chuyện phải nhìn thẳng vào mắt người đối thoại. Nếu vô tình bị ho, hắt xì hơi tốt nhất nên nói “Xin lỗi – Excuse me”.
- Người Mỹ ăn mặc đa dạng, thoải mái không theo kiểu gì, khi ngồi trên ghế đợi, hay tựa vai vào tường, có khi ghếch cả chân lên bàn làm việc.
- Trong giao dịch họ ít dành thười giờ nói chuyện thân mật, quan niệm “Thời gian là tiền bạc”. Vì vậy khi trao đổi chúng ta hoy đi thẳng vào công việc. Họ thích đúng giờ.
Khách Mỹ nhanh chóng sử dụng tên gọi- khi giao tiếp, họ thích ăn trưa nhẹ nhàng, dành bữa chính vào ăn tối. Họ thường định các cuộc hẹn gặp vào lúc ăn sáng.
- Khi khách Mỹ lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay phải khoanh tròn hình chữ O là để biểu hiện điều tốt đẹp.
- Đề tài yêu thích: Thể thao – Gia đình – Công việc.
- Đè tài nên tránh: Sự thống trị của thế lực Hoa Kỳ, hội chứng Mỹ ở Việt Nam.
3. Người Anh:
- Nếu đặc điểm của người Mỹ là cởi mở, phóng khoáng, thực dụng, ồn ào, đôi khi mang dáng vẻ phô trơng bề ngoài thì khách du lịch Anh tỏ ra ngợc lại. Họ rất lonh đạm, thờng không để ý đến những nguười xung quanh, giữa những người dân tộc của họ, giữa người đồng nghiệp thường khi gặp nhau họ cũng không thích bắt tay nhau. Họ chỉ thích bắt tay nhau khi xa nhau lâu ngày gặp lại hoặc tỏ ý cảm ơn.
Khách du lịch- Anh thường biết kiềm chế. Người Anh thể hiện ý chí của mình rất khiêm nhường, không dùng lối nói chuyện đoán. Họ thờng nói: Theo tôi (According to me), hình nh (It seem that), có thể (May be).
- Các cuộc gặp theo quy tắc phải đợc sắp đặt từ trước, coi trọng đúng giờ.
- Người Anh thường tỏ ra khó gần trước khi được giới thiệu nghiêm chỉnh.
- Đề tài yêu thích: Lịch sử – Kiến trúc – Làm vườn.
- Đè tài nên tránh: Tôn giáo, Bắc Ailen, Tiền và giá cả.
4. Người Trung Quốc
- Khi gặp mặt thường là gật đầu hay giơ tay cũng đủ, tuy nhiên cũng có thể chìa tay ra bắt.
- Người Trung Quốc thờng gọi nhau bằng họ.
- Không quen đụng nh: vỗ vai, ôm lưng.
- Người TQ ăn uống không cầu kỳ nhưng ăn rất khoẻ.
5. Người Nhật Bản
- Nguười NB khi mới gặp nhau thường đưa card trước khi bắt tay.
- Người Nhật khi gặp nhau trước hết họ đứng im tại chỗ, sau đó cúi gập lưng khiến hai cánh tay vươn thẳng xuống chạm vào đầu gối và vẫn trong t thế vài giây, họ thận trọng chỉ ngớc con mắt lên thôi. Đứng thẳng lên trớc là bất nhã cho nên hai người đang chào nhau phải theo dõi nhau để cùng đứng thẳng lên .
- Người Nhật có đức tính quý báu là kiên nhẫn, lịch sự khiêm nhường.
- người Nhật thích ăn món thuỷ hải sản tươi sống.
- Hoa sen là biểu tợng của sự buồn, tang tóc với người Nhật.
6. Người Pháp
- Thường nghiêm túc và bảo thủ trong nghi thức thương mại.
- Khi đàm đạo thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ, tốc độ 1 giờ đàm thoại sử dụng 120 lần cử chỉ điệu bộ.
- Rất tự hào về nền văn minh, về lịch sử, ngôn ngữ, hệ thống giáo dục, nghệ thuật Pháp.
- Đề cao các món ăn ngon và thích rượu vang ngon, theo họ bữa ăn đồng nghĩa với không khí thân mật, sự hài lòng và th gian. Bữa trưa và tối của họ thường có 3 món (Khai vị, món chính, món tráng miệng).
- Đề tài yêu thích: Đồ ăn – Thể thao – Văn hoá
- Đề tài nên tránh: Tiền bạc, giá cả, chính trị, những vấn đề riêng tư.
7. Người Úc:
- Nồng hậu hữu hảo, không khách khí.
- Thích bắt tay chặt
- Nói thẳng và trung thực, ghét sự gian dối.
- Đánh giá cao sự đúng giờ
- Không thích phân biệt giai cấp.
- Có năng khiếu hài hước ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng.
TÂM LÝ DU KHÁCH TRUNG QUỐC
1. Tính cách dân tộc.
Đất nước Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu dài, gắn với những cuộc đấu tranh tranh giành lãnh thổ của các bộ tộc, bộ lạc nhằm thống nhất đất nước. Các bộ tộc, bộ lạc ai cũng cho mình là mạnh nhất, xứng đáng để làm chủ đất nước. Do ảnh hưởng của lịch sử, người Trung Quốc luôn đề cao dân tộc mình và bản thân mình. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, là thứ nhất. Vì vậy khi nói về Trung Quốc người ta thường nói đến số 1. Số 1 ngoài việc là số trung tâm, đó còn là còn số duy nhất, tức là người Trung Quốc cho rằng mình là duy nhất xứng đáng làm chủ thế giới này.
Do ảnh hưởng của các cuộc đấu tranh, người Trung Quốc có cấu kết dân tộc rất cao. Họ rất trung thành với chính quyền, với Đảng mà mình đã lựa chọn. Hị không bao giờ phản bội hay đi ngược lại lý tưởng mà mình đã chọn lựa.
Người Trung Quốc rất thâm thuý. Người ta thường nói: “Người Trung Quốc giống như cái hố sâu, ở bên trong thì chứa đựng nhiều thứ nhưng mặt nước lại êm ả, không gợn sóng”. Khó ai hiểu được người Trung Quốc nghĩ gì, muốn gì. Họ còn được coi là con sư tử mà người ta thường nói: “Không nên đánh thức con sư tử đang ngủ” vì khi thức dậy không biết con sư tử đó sẽ làm gì.
Người Trung Quốc rất giỏi. Họ có thể làm mọi thứ mà người khác khó có thể làm được. Nhiều người từ đó mà nhận xét rằng người Trung Quốc rất giỏi lừa đảo vì những mặt hàng nhái mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường.
Người Trung Quốc rất coi trọng những giá trị cổ truyền, đôi khi còn tới mức bảo thủ.
2. Đặc điểm giao tiếp.
Người Trung Quốc có nguồn gốc từ người Hán nên ngôn ngữ chủ yếu là tiếng Hán. Ngoài ra, do Trung Quốc rất rộng lớn, lại có nhiều dân tộc khác nên ngoài tiếng Hán, người Trung Quốc còn có tiếng Mông Cổ, Tây Tạng và một số tiếng dân tộc thiểu số khác.
Do chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo và Đạo giáo, người Trung Quốc rất coi trọng những cử chỉ hành động khi giao tiếp. Nó nói lên tính cách riêng của người Trung Quốc. Thường khi giao tiếp với người lạ, họ cũng hành động giống như các dân tộc khác trên thế giới, họ thường bắt tay và trao card. Thái độ của họ thường dè dặt kín đáo vì thế khi tiếp xúc với họ, đối phương khó có thể biết được cảm xúc thật của họ.
Người Trung Quốc rất coi trọng việc học, hàm vị. Vì thế khi giới thiệu một người với người khác họ thường nói luôn cả học, hàm vị kèm theo tên, không như các dân tộc khác chỉ giới thiệu tên. Tuy nhiên khi giới thiệu về mình, họ chỉ nói tên. Đó cũng là thể hiện một phần tính cách khiêm tốn, khách khí của người Trung Quốc.
Khi bàn luận ý kiến với người khác họ không bảo thủ hoặc khẳng định ý kiến của mình đúng. Họ thường nói: “Theo ý kiến của tôi thì…”. Như vậy họ giữ được thiện cảm đối với người đối diện. Khi giao tiếp với người quen, họ tỏ thái độ thân mật và thường gật đầu mỉm cười hoặc giơ tay chào. Tuy nhiên họ lại rất ít khi ôm hôn người đối diện cho dù đó là người quen.
Người Trung Quốc, cũng giống như người Việt Nam, là người rất coi trọng tình cảm, kính trọng người cao tuổi. Họ không trỏ ngón tay khi giao tiếp vì họ cho rằng đó là hành vi thiếu lịch sự, không tôn trọng người khác. Vì thế, mối quan hệ trong gia đình người Trung Quốc rất đoàn kết, gắn bó.
Đặc biệt người Trung Quốc rất thích được khen ngợi. Họ tỏ thái độ vui vẻ, thân mật khi được người khác khen ngợi.
3. Các nhu cầu, sở thích trong du lịch: ăn uống, lưu trú, tham quan giải trí, mua sắm hàng lưu niệm, vận chuyển.
Khẩu vị và cách ăn uống của người Trung Quốc rất đa dạng, phong phú, cũng giống như văn hoá, nó ảnh hưởng đến các nước trong khu vực.
Trong ẩm thực của Trung Quốc, họ thường dựa vào triết lý Nho giáo, ngũ hành, cân bằng âm dương. Họ thường dùng phối hợp giữa nóng – lạnh, mặn – ngọt, chua cay, ngay cả thức ăn cũng mang tính cân bằng giữaằchats béo và chất xơ…chính những điều này không chỉ đảm bảo đầy đủ chất, đảm bảo chất dinh dưỡng, mà còn giữ gìn sức khoẻ và tạo ra những món ngon miệng. khi đi du lịch, họ rất thích ăn theo kiểu của mình và ăn tại các nhà hàng phục vụ món Trung Quốc. Người Trung Quốc rất thích ăn cháo, kiêng không ăn những thức ăn có đặc tính hung dữ như hổ, báo..Những thức ăn họ thường ăn trong các nhà hàng là: nem, gà, vịt, ngan, lợn, cá, tôm, cua, ốc, bào ngư, cơm- cháo- mỳ- bún, chè…
Người Trung Quốc rất thích ăn rau, đặc biệt là những món rau xào với lượng dầu mỡ cao. Trong thực đơn của mình, khách du lịch Trung Quốc lựa chọn toàn là món xào.
Người Trung Quốc rất thích uống trà và đặc điểm này chi phối cả đến việc chọn lựa đồ uống khi đi du lịch của họ và tất nhiên trà là sự yêu thích số một của họ sau khi dùng bữa. Người Trung Quốc nói chung và khách du lịch nói riêng có uống rượu nhưng chỉ uống rượu khi có đồ nhắm hay uống rượu trong các bữa ăn
Người Trung Quốc không quá cầu kỳ trong việc chọn lựa nơi lưu trú khi đi du lịch. Họ thường không cần ở các khách sạn cao cấp như khách sạn 4 hoặc 5 sao. Họ chủ yếu nghỉ tại các khách sạn từ 1 đến 3 sao.
Việt nam có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch với Trung Quốc, khách du lịch Trung Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam bằng cả đường bộ, đường thủy, đường không. Tuy nhiên, dù lượng khách đến Việt Nam ngày càng gia tăng nhưng vẫn chủ yếu là xuất phát từ những vùng gần biên giới Việt – Trung nên phương tiện chủ yếu được sử dụng là đường bộ.
Nhìn chung khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam với mục đích chủ yếu là thương mại, thăm thân, một số ít là đi tham quan nghỉ mát. Theo truyền thống, họ thường đi theo nhóm, theo các chương trình du lịch trọn gói của các công ty du lịch Trung Quốc. Đối với các thương nhân Trung Quốc, họ thường đi nghiên cứu, khảo sát thị trường, tìm chọn bạn hàng buôn bán và đối tác đầu tư nên thường chọn chương trình Bussiness Tour khoảng từ 7- 15 ngày đi cả ba miền bắc, trung, nam. Đối với những khách đi đúng với ý nghĩa tham quan nghỉ mát thì thông thường họn chỉ chọn du lịch ngắn ngày, khoảng từ 2- 3 ngày.
Khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam xét về một yếu tố thì có khả năng chi trả không cao bằng khách Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp, Mỹ…Vì vậy, các dịch vụ họ lựa chọn sử dụng thường có thứ hạng trung bình hoặc khá, hợp với túi tiền của mình.
Đối với khách du lịch Trung Quốc, việc đi du lịch cũng là một cơ hội để mua sắm. Họ thường mua những loại hàng hoá không có hoặc rẻ hơn ở trong nước mình. Họ thường không mua đồ gốm, sứ vì cho rằng đồ gốm, sứ ở nước mình tốt hơn ở những nước khác. Khi nghiên cứu về người Trung Quốc, người ta đưa ra một ví dụ là nếu một phụ nữ Trung Quốc mua được một món hàng giống hệt một người trong cùng đoàn của mình, ở cùng một hàng nhưng giá lại đắt hơn thì lập tức họ quay trở lại cửa hàng đó và trả lại món đồ đã mua.
4. Những điều kiêng kỵ
Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kỵ, một số điều kiêng kỵ của họ là:
- Họ kiêng con số 4 vì số này phát âm giống chữ “tử” nghĩa là chết.
- Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng, kiêng trỏ tay vào người đối diện vì cho rằng như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với khách bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành. Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.
- Họ không thích các đề tài về cách mạng văn hoá, sex, chính trị
- Họ kiêng không ăn thịt vịt, thịt chó..vào đầu tháng vì cho là nếu ăn sẽ gặp vận đen cả năm, cả tháng. Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như:
+ Mật ong không ăn cùng hành sống
+ Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó
+ Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn
Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ món cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu vì họ cho rằng đó là điều chẳng lành, sự việc không được đầu xuôi đuôi lọt
- Họ không thích màu trắng vì họ quan niệm đó là màu của sự tang tóc
- Họ kiêng không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may
- Có rất nhiều điều kiêng kỵ cho phụ nữ. Ví dụ như họ không được tham gia vào những ngày tế lễ, đặc biệt là lễ tế táo quân; Họ không được mài dao vì nếu mài thì sau này cái dao ấy ai mài cũng không sắc nữa; kiêng ngồi xổm vì sẽ sớm bị goá chồng; kiêng dùng loại vải có sợi dệt ngang vì sẽ khó sinh nở….
……
5. Những sở thích phổ biến khác:
Người Trung Quốc rất thích số 6, 8, 9 vì cho đó là con số tốt, đem lại nhiều may mắn. SỐ 6, 9 rất giống kí hiệu thái cực của Trung Quốc “âm dương giao hoà. Sinh sôi, nảy nở”. Số 8 thể hiện sự may mắn và thuận lợi
Họ thích màu đỏ và màu vàng vì màu đỏ mang lại may mắn. Nó thể hiện sự vui sướng, nồng nhiệt, có sức mạnh, danh vọng, thường được sử dụng trong ngày đại hỉ như cưới, mừng thọ…Trẻ em thường được mặc quần áo màu đỏ. Màu vàng thể hiện quyền uy, giàu sang, phú quý. Trước đây chỉ có vua mới được sử dụng màu vàng.
Trong ngày tết họ thường ăn sủi cảo, đặc biệt là các doanh nhân vì họ cho rằng ăn sủi cảo sẽ đem may mắn cho họ. gạo trắng và gạo nếp được coi là thông điệp của may mắn, hạnh phúc “cầu được ước thấy” trong năm mới.
Người Trung Quốc thích ăn rau vì vậy trong bữa ăn luôn luôn có rau. Sau khi ăn, họ uống trà. Họ có nhiều loại trà ngon như trà Long Tỉnh, trà Quý Phi..Khi có khách đến họ thường mời trà. Nếu muốn uống nữa thì để lại một ít trà trong cốc, còn nếu không thì uống cạn cốc.
Họ cũng thích uống rượu trong các dịp quan trọng như ngày tết, cưới hỏi..Khi mời rượu, chủ nhân phải ró đầy tràn ly vì rót vơi bị cho là không tôn trọng khách, phải mời bậc trưởng bối uống trước. Người mời rượu phải đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi phải để ly thấp hơn miệng ly của người khác.
Người Trung Quốc thích chơi cây cảnh có những đường nét mềm mại và uyển chuyển như những những nét hoa thông qua các dáng thế cơ bản trong tự nhiên như trực, hơi nghiêng, nghiêng, bán thác đổ và thác đổ. Họ thích các cây cảnh như cây đa, cây sung, cây bồ đề. Trong ngày tết, họ chuộng hoa đào (xua đuổi tà ma), hoa cúc (thanh tao) và hoa thuỷ tiên (quý phái, cao quý, quý tộc)
Họ thích các đề tài về lịch sử, văn hoá, gia đình, sự tiến bộ ở Trung Quốc.
Nguồn: http://spvnh.forumvi.net/t154-topic